Muốn nuốt một miếng thức ăn cho thật trôi chảy, cần một sự phối hợp hết sức chặt chẽ của cơ thể. Vì hai việc nuốt và việc thở đều dùng tới miệng, cơ thể khoẻ mạnh phải điều tiết chúng như thế nào để khỏi nuốt thức ăn vào phổi, và không đưa không khí vào bụng, vì chỉ cần làm sai hay lẫn lộn những động tác sẽ khiến bị nghẹt hay bị trướng bụng bởi hơi quá đầy. Thông thường việc phối hợp trên cần dựa vào thần kinh và cơ, vị trí họng giúp thực quản và khí quản có những động tác khác nhau, cho nên khi xuất hiện triệu chứng nuôi khó có nghĩa là dây thần kinh cục bộ bị thương, hay thần kinh não bị biến chứng, như trúng gió, hay cơ bắp yếu sức.
Khi triệu chứng ung thư hay viêm nhiễm khiến thực quản bị tắc nghẽn, cũng khiến con người ta khó nuốt. Có một chứng bệnh gọi là xơ cứng bì (scleroderma) là một bệnh hệ miễn dịch, cũng khiến thực quản bị xơ cứng mất đi tính đàn hồi, không thể đưa thức ăn vào thực quản và dạ dầy. Nếu cơ quan xung quanh bị biến chứng mà sưng to, đè chèn thực quản, trở nên chật hẹp, cũng gây triệu chứng trên, cuối cùng tình trạng thường gặp là họng bị viêm sưng to, không những đau mà còn không thể nuốt lấy bất cứ thứ gì.
Cho nên trạng thái sinh lý cũng ảnh hưởng tới động tác nuốt bình thường, có một số còn tiềm ẩn chứng bệnh nguy hiểm, cần phải tìm bác sĩ và kiểm tra. Thông thường ta nên chú ý triệu chứng sau đây kịp thời báo với bác sĩ :
Khó nuốt khi ban đầu. Vấn đề ở họng, sau lưỡi cho tới miệng thực quản, có thể là viêm họng do cầu khuẩn, viêm Amydal, áp xe, hay nhiễm khuẩn, bị trúng gió hay viêm chất trắng tủy sống do virus dẫn tới dây thần kinh bị tổn hại, cũng có triệu chứng tương tự. Khi cơ bắp có chức năng khác thường, như yếu đi, hay sưng tuyến giáp cũng gây hiện tượng nuốt khó.
Lúc đầu nuốt không khó, nhưng khi muốn đưa thức ăn xuống, mới phát hiện là nuốt không trôi, như bị mắc nghẹn, vấn đề ở thực quản, có thể do khối u khiến thực quản trở nên chật hẹp, hay tổ chức ngoài thực quản, tuyến thể bị sưng, động mạch chủ phì to cũng khiến thực quản bị đè, mà không thể nuốt một cách thuận lợi.
Khó nuốt dù là thức ăn rắn hay lỏng, thông thường do thực quản bị viêm hay có khối u. một số chứng bệnh thần kinh hay hoạt động khác thường của thực quản cũng gây tình trạng trên.
Nếu nuốt thức ăn rắn không khó, nhưng lại không thể nuốt chất lỏng, thì do thần kinh nơi họng hay cơ bắp không thể hoạt động bình thường. Giả sử nước chảy ra từ mũi khi uống, tức do cơ chế bị tê liệt, thường do trúng gió.
Nếu nuốt thức ăn cứng khiến bạn khó chịu, là vấn đề bản thân thực quản, hay tổ chức xung quanh thực quản xảy ra tắc nghẽn dạng cơ năng.
Khi căng họng trong lúc phiền não hay căng thẳng, họng như bị cái gì đó gây ách tắc, chỉ là chứng bệnh do tâm trạng, gọi là Hystèrie, nữ mắc chứng bệnh này nhiều hơn nam giới.
Khi cảm thấy khó chịu sau khi đã nuốt hồi lâu, vấn đề xảy ra ở chỗ phần dưới hơn của thực quản.
Nếu nuốt khó kéo dài từ vài tuần tới vài tháng, ngày càng khó chịu chắc do chứng ung thư thực quản.
Nếu hiện tượng nuốt khó chỉ xảy ra ngắt quảng, có thể là tai biến hay co thắt dây thần kinh, ngược lại nếu là chứng bệnh sinh lý sẽ xảy ra liên tục, và ngày càng nghiêm trọng hơn.
Nếu không chỉ nuốt khó mà còn cảm thấy đau, chắc do một phần dịch vị chảy ngược về thực quản, như viêm thực quản, co thắt hay họng bị loét, bị thương, ngoài ra, nuốt phải xương gà hay xương cá, khiến thành trong thực quản bị thương, cũng có triệu chứng trên.
Khi ngửa đầu về phía sau, dễ nuốt hơn, vấn đề ở họng chứ không do thực quản.
Sau khi ăn xong khoảng vài phút hay vài giờ, có hiện tượng thức ăn trào ngược, nhất là khi nằm xuống, chắc là thực quản có vấn đề hoặc thành thực quản bị một túi, túi đó bị nhét đầy bởi thức ăn nuốt vào, cần dùng động tác ọc lại để rũ sạch thức ăn. Nên người bệnh cũng có thêm chứng hôi miệng.
Trước khi xuất hiện hiện tượng khó nuốt trong vài tuần hay vài tháng, đã có hiện tượng khàn tiếng, chắc do thanh quản, còn nếu khàn tiếng sau khi nuốt khó, có thể do thực quản bị ung thư chèn tới dây thần kinh thanh quản, ngoài ra, hiện tượng phình động mạch chủ cũng có triệu chứng tương tự.
Khi nuốt khó kèm theo đi đứng khó khăn, chứng xơ cứng teo cơ bắp (bệnh LOU Gehrig). Cơ yếu sức, hay tai chứng nào đó của não bộ lan tới toàn thân.
Khi cổ bị sưng to, chắc do tuyến bạch huyết bị sưng đè ép thực quản.
Khi đau ngén tay vào trời lạnh, cũng có thêm hiện tượng nuốt khó khăn, nên chú ý xem mình có bị chứng xơ cứng bì.
Định hướng biện pháp xử lý
Triệu chứng : NUỐT KHÓ
Khả năng mắc bệnh | Biện pháp xử lý |
1. Viêm họng, viêm amiđan, áp xe, bị thương. 2. Dây thần kinh bị thương. 3. Chứng bệnh cơ bắp. 4. Chứng xơ cứng bì. | • Dùng thuốc kháng sinh. Điều trị vết thương. • Phục hồi chức năng. • Điều trị khoa nội. • Điều trị khoa nội. |
5. Tổ chức xung quanh đè thực quản. | • Điều trị hay mổ. |
6. Tai biến chứng thực quản. | • Mổ hay thuốc. |
7. Tâm trạng ảnh hưởng. | • Tâm lý trị liệu. |
8. Co thắt, sa thực quản. | • Thuốc men. |
9. Vấn đề túi thực quản chứa đầy thức ăn phải tìm cách trào ra. | • Mổ. |