Thiếu dinh dưỡng
Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân chiếm 60% suy dinh dưỡng trẻ em. Thiếu dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai. Giảm cung cấp chủ yếu là do chế độ ăn của trẻ không đủ cả về số lượng lẫn chất lượng, thiếu năng lượng, protein cùng các VCDD, trong đó có sắt, axit folic, kẽm; trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu và thức ăn chế biến không phù hợp, năng lượng thấp.
Tăng tiêu thụ khi trẻ ốm, thất thoát chất dinh dưỡng do bệnh lý. Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào, vừa tăng năng lượng tiêu hao. Trong thời kỳ 6 tháng đầu, trẻ em không được bú sữa mẹ hay sữa mẹ bị thiếu, cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, bộ máy tiêu hóa trẻ chưa thể hấp thu tốt được.
Thời kỳ khi được 6 tháng tuổi trở đi, trẻ ăn bổ sung với chế độ ăn không đảm bảo đủ năng lượng, protein. Ăn quá kiêng khem trong thời gian trẻ bị bệnh, nhất là khi bị ỉa chảy. Nguyên nhân sâu xa là do bà mẹ thiếu kiến thức và hạn chế về thực hành nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.
Nghiên cứu của Lê Thị Hợp, Hà Huy Khôi thấy khi thiếu ăn tạm thời cơ thể tăng trưởng chậm lại nhưng tình trạng đó có thể được phục hồi khi ăn đầy đủ. Tuy nhiên trong trường hợp dinh dưỡng không hợp lý kéo dài có thể cản trở quá trình phục hồi đó. Vì thế cần quan tâm đặc biệt đến dinh dưỡng trẻ em . Theo UNICEF, khác biệt về sự phát triển của trẻ em đến năm tuổi có nhiều ảnh hưởng bởi dinh dưỡng, cách nuôi dưỡng, môi trường và chăm sóc sức khỏe hơn so với yếu tố di truyền hoặc dân tộc.
Nhiễm trùng
Từ lâu, người ta đã thừa nhận các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt là tiêu chảy, nhiễm giun, nhiễm khuẩn hô hấp cấp là các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhiều tác giả đã mô tả mối tác động qua lại giữa nhiễm trùng và suy dinh dưỡng như một vòng xoắn bệnh lý , . Khi các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, với sức đề kháng còn yếu, trẻ em dễ bị suy dinh dưỡng do nhiễm trùng làm mất các chất dinh dưỡng và tác động gián tiếp làm trẻ em chán ăn. Mặt khác, trẻ suy dinh dưỡng có hệ thống miễn dịch bị giảm sút, dễ mắc bệnh nhiễm trùng và hậu quả suy dinh dưỡng ngày một nặng thêm. suy dinh dưỡng làm tăng khả năng nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy và kéo dài thời gian tiêu chảy ở trẻ em. Nghiên cứu của Caulfield L. E.và cộng sự năm 2004 cho thấy suy dinh dưỡng trẻ em liên quan đến 1 triệu.