Viêm mũi là một loại bệnh do nhân tố bên trong là sức đề kháng cơ thể thấp, nhân tố bên ngoài là không khí ô nhiễm. Biểu hiện lâm sàng mang tính cách quãng, thay đổi, đầu đau, chất nhầy nơi viêm tăng nhiều, hắc xì hơi, có khi còn ra một ít máu.
Mục lục
Món 1: CANH MŨI HEO BÁCH DIỆP
Nguyên liệu:
- Thịt mũi heo
- Bách diệp sống 30gr
- Sài hồ 10gr
- Đường mật 60gr
- Rượu gạo 30gr.
Cách chế biến:
Thịt mũi heo làm xong rửa sạch, cùng bách diệp sống sài hồ cho vào nồi xào lên, cho thêm 4 chén nước sắc thành 1 chén, bỏ xác lấy nước cho đường mật, rượu gạo vào.
Cách ăn: Buổi sáng bụng đói ăn, uống canh.
Công hiệu: Tiêu đàm thông mũi.
Món 2: NÃO HEO HẦM KHUNG CHỈ
Nguyên liệu:
- Não heo 2 bộ
- Xuyên khung 10gr
- Hoa tân di 15gr
- Bạch chỉ 10gr.
Cách chế biến:
Xuyên khung, hoa tân di, bạch chỉ cho vào nồi xào lên cho thêm 2 chén nước sắc thành 1 chén, đồ vào chén. Não heo rửa sạch cho vào, hầm cách thủy.
Cách ăn: Uống canh ăn não heo.
Công hiệu: Bồ’ hư, thông mũi.
Món 3: CANH ĐẦU CÁ ĐẬU NÀNH
Nguyên liệu:
- Đầu cá 100gr
- Táo to 15 quả
- Đậu nành 30gr
- Bạch chỉ 10gr
- Gừng sống 3gr.
Cách chế biến:
Đầu cá rửa sạch, dùng dầu xào qua. Táo to bỏ hạt cùng đậu nành, bạch chỉ, gừng sống cho vào nồi xào lên rồi nâu cho đến khi đầu cá chín.
Cách ăn: Ăn cơm, uống canh ăn đầu cá.
Công hiệu: Bổ trung thông mũi.
Món 4: CHÁO HOA CÚC LÁ DÂU
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ 60gr
- Lá dâu 9gr
- Hoa cúc 6gr
- Hạnh nhân ngọt 9gr.
Cách chế biến:
Lá dâu và hoa cúc dùng vải màn bọc lại, cho vào nồi nấu nửa giờ, vớt bọc vải ra, cho hạnh nhân ngọt, gạo tẻ vào nồi nấu thành cháo loãng.
Cách ăn: Ăn vào sáng sớm hoặc tối muộn.
Công hiệu: Thanh nhiệt thông mũi.
Món 5: THỊT NẤU DÂY MƯỚP
Nguyên liệu:
- Dây mướp 1 – 1,5gr
- Thịt nạc 60gr.
Cách chế biến:
Dây mướp gần gốc rửa sạch, thịt nạc rửa sạch xắt miếng, cùng cho vào nấu chín, cho một ít muối nêm vừa ăn.
Cách ăn: Uống canh ăn thịt.
Công hiệu: Thông mũi.