Định nghĩa và nguyên nhân
Ngưng thở khi ngủ được xác định bởi sự có mặt của ít nhất 5 lần ngừng thở mỗi giờ (không thông khí trong ≥ 10 giây) và/hoặc giảm nhịp thở (giảm nhịp thở ít nhất 50% so với mức nền trong ≥10 giây). Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn/ hội chứng giảm nhịp thở (OSAHS) là nguyên nhân thường gặp nhất của dấu hiệu ngủ gà ban ngày. Ngưng thở khi ngủ gây nên bởi sự đóng đường thở trên trong khi hít vào, bị ngắt quãng bởi thời gian tỉnh giấc ngắn và sẽ kết thúc giai đoạn ngưng thở. Yếu tố nguy cơ của ngưng thở khi ngủ bao gồm béo phì và cấu trúc giải phẫu bất thường với hàm trên hoặc hàm dưới ngắn. Nhược giáp và to đầu chi là các bệnh hệ thống gây nên ngưng thở khi ngủ.
Ngưng thở khi ngủ trung ương (CSA) đặc trưng bởi tình trạng ngưng thở khi ngủ do mất đi sự gắng sức thở. Ngưng thở khi ngủ trung ương hay gặp ở bệnh nhân suy tim đột quỵ; Ngưng thở khi ngủ trung ương nguyên phát rất hiếm gặp.
Đánh giá lâm sàng
Các triệu chứng của ngưng thở khi ngủ bao gồm ngủ gà ban ngày, giảm khả năng nhận thức và tập trung, tiểu đêm và giảm ham muốn tình dục. Tiếng ngáy to hay được ghi nhận bởi những người ngủ cùng. Trầm cảm và tăng huyết áp có liên quan đến ngưng thở khi ngủ, và nguy cơ các bệnh tim mạch có thể tăng lên. Chẩn đoán phân biệt bao gồm thiếu ngủ, ngủ gà do áp lực công việc, trầm cảm, tác dụng phụ của thuốc (cả thuốc kích thích và giảm đau), chứng ngủ rũ và chứng rối loạn giấc ngủ nguyên phát.
Mức độ ngủ gà được đánh giá bằng thang điểm Epworth Sleepiness Score, mặc dù bệnh nhân không buồn ngủ ở những thời điểm không thích hợp có thể bỏ qua những câu hỏi này. Những câu chuyện về giấc ngủ từ những người bạn cùng phòng là rất hữu ích. Chứng ngủ gà ban ngày có thể gặp ở bệnh nhân ngưng thở khi ngủ trung ương lẫn ngưng thở khi ngủ.
Khám thực thể cần bao gồm đánh giá chỉ số BMI, cấu trúc đường thở trên, quai hàm và huyết áp. Cũng cần phải cân nhắc các bệnh hệ thống bao gồm bệnh nhược giáp và bệnh to đầu chi.
Xét nghiệm chẩn đoán bao gồm đa ký giấc ngủ trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, những nghiên cứu về hạn chế giấc ngủ mà không giám sát bệnh lý thần kinh có thể được dùng để sàng lọc. Bệnh nhân ngủ gà ban ngày nặng có test sàng lọc âm tính nên được làm đa ký giấc ngủ toàn phần. Nhiều chỉ số ngưng thở được đánh dấu trước đó đối với chứng ngưng thở trung tâm khi thực hiện đa ký giấc ngủ có thể là những chỉ số tắc nghẽn mặc dù không có sự di động của ngực bụng.
Điều trị ngưng thở khi ngủ
Bệnh nhân mắc chứng ngủ gà ban ngày nặng và có trên 15 chỉ số ngưng thở và/hoặc giảm nhịp thở mỗi giờ hoàn toàn phù hợp với điều trị; những lợi ích sẽ giảm đi cùng với mức độ nhẹ hơn của ngưng thở khi ngủ.
Những nỗ lực giảm cân ở bệnh nhân, hạn chế uổng rượu và sự cẩn thận khi không dùng thuốc giảm đau cần được thực hiện đến cùng.
Phương pháp điều trị chủ yếu chứng ngưng thở khi ngủ là CPAP.
Cần lựa chọn một hệ thống mặt nạ phù hợp và xác định cả lượng CPAP cần thiết. Đường thở khô do CPAP có thể được giảm thiểu bởi thiết bị làm ẩm đun ấm trong hệ thống CPAP. Điều trị thay thế ngưng thở khi ngủ bao gồm thiết bị nẹp và thay đổi vị trí xương hàm dưới có tác dụng giữ hàm và lưỡi ra phía trước giúp mở rộng hầu họng. Một vài thủ thuật can thiệp được sử dụng trọng ngưng thở khi ngủ, bao gồm phẫu thuật giảm cân ở người béo phì, phẫu thuật lưỡi, đưa hàm ra trước và phẫu thuật hầu họng. Mở khí quả có tác dụng vì nó can thiệp trực tiếp vào vị trí tắc nghẽn, tuy nhiên ít được sử dụng. Không có thuốc nào được chứng minh làm giảm khó thở; tuy nhiên, modafinil có thể giúp giảm buồn ngủ.
Điều trị ngưng thở khi ngủ trung ương bao gồm xử trí căn nguyên, ví dụ như suy tim sung huyết. CPAP có thể có hiệu quả ở một số bệnh nhân ngưng thở khi ngủ trung ương.