SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG LÊN HUYỆT
Ngoài châm cứu ở thân thể (hào châm) (là hình thức châm cứu cổ điển và cơ bản nhất), các thầy thuôc cổ xưa dựa trên cơ sở học thuyết kinh lạc đã phát triển nhiều phương pháp tác động lên huyệt như bấm huyệt, xoa bóp, chích huyệt, gõ kim mai hoa, giác hút, vi châm V .V ..
Từ những năm 50 của thế kỷ này, dựa trên thành tựu của khoa học kỹ thuật và y học hiện đại, nhiều hình thức châm cứu cổ điển được chỉnh lý và nâng cao. Hàng trăm huyệt mới được đề xuất, nhiều phương tiện tinh xảo, hiện đại đi sâu vào nghiên cứu kinh lạc, huyệt, cơ chế tác dụng của châm cứu góp phần nâng cao khả năng phòng, chữa bệnh của châm cứu. Châm cứu hiện đại được hỗ trợ bằng nhiều phương tiện: máy điện châm, máy dò loa tai, máy đo lượng thông điện trên da, máy cứu điện, máy châm lade, máy đo hô hấp trên huyệt, máy chẩn đoán hàn nhiệt, máy quan sát khí chuyển động trên kinh,…
Một đỉnh cao của kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền là châm tê. Châm tê là phương pháp vô cảm có tác dụng nâng cao ngưỡng đau giúp người bệnh qua các cuộc mổ an toàn, khác với gây tê là cắt đứt dẫn truyền thần kinh và gây mê là làm liệt tạm thời các tế bào thần kinh. Ngoài ra còn có nhiều phương pháp mới tác động lên huyệt như : gài kim dưới da, châm xuyên, châm màng xương, giác hút, vi châm (châm loa tai, châm mặt, châm vùng mũi, châm bàn tay . châm khớp cô tay, cổ chân, châm vùng đầu,…), thuỷ châm (tiêm thuốc vào huyệt), ôn châm (kết hợp châm và cứu), cứu điện, phương pháp Akaben (Nhật Bản dò huyệt và chẩn trị bằng nhiệt vùng huyệt), phương pháp Yamamoto (Nhật Bản – chẩn đoán điểm đau), hàn châm (châm kim lạnh), lade châm, siêu âm châm, điện châm, từ châm, cấy chỉ (chôn chỉ, vùi chỉ cagut, lưu kích thích bằng đưa protein lạ vào huyệt,) V .V ..
CẤY CHỈ – MỘT PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU ĐẶC BIỆT – SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KỸ THUẬT CHÂM CỨU
Cấy chỉ (còn gọi là chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ hay thắt buộc chỉ – như đã giới thiệu ở phần một) là đưa chỉ tự tiêu vào huyệt của kinh lạc để duy trì sự kích thích lâu dài mà tạo nên tác dụng như châm cứu. Như vậy, cấy chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt, là một bước tiến, sự phát triển của kỹ thuật châm cứu và là sự kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại. Bằng các thiết bị đo và kiểm nghiệm sinh hoá hiện đại, việc dùng chỉ catgut cấy vào huyệt vị có tác dụng làm tăng protein, hydratcarbon và tăng chuyển hoá dinh dưỡng của cơ. Bên cạnh đó, nhờ sự kích thích ở huyệt vị mà cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cây chỉ hoặc vùng bị liệt của bệnh nhân, đồng thời sợi cơ tăng nhiều tạo thành bó, đối với sợi cơ lỏng lẻo thì kết chặt lại. Bên trong lớp cơ còn có thể phát sinh những sợi thần kinh mới. Nước ta bắt đầu ứng dụng phương pháp cấy chỉ từ năm 1971. Các cơ sở đã áp dụng phương pháp này là Viện quân y 103, Viện quân y 108, Viện quân y 91 (quân khu 1), Bệnh viện y học dân tộc Hà Nội…
Năm 1882, Viện châm cứu dưới sự chỉ đạo của giáo sư Nguyễn Tài Thu đã cấy chỉ cho những trẻ em bị bại liệt nằm nội trú. Những năm 1988 – 1989, Quân y Tổng cục chính trị đã cấy chỉ cho các thể bệnh như hen phế quản, chân tay tê bì, đau nhức, đau cứng khớp vai, các dạng liệt, các bệnh dị ứng, di chứng câm, điếc, lác, động kinh ở trẻ em và đều đạt được những kết quả nhất định. Trong thời gian (từ tháng 4-1990 đến nay) làm việc tại Hungary chúng tôi đã giới thiệu phương pháp cấy chỉ của Việt Nam ở các cơ sở y tế của bạn : Hội điều trị bằng các phương pháp tự nhiên, Viện châm cứu và phục hồi chức năng Yamamoto Budapest, Viện nuôi dưỡng và phục hồi chức năng trẻ em Debrecen và một số cơ sở điều trị khác. Tại các cơ sở này cấy chỉ của Việt Nam đã có sức thuyết phục cao do đã chữa được nhiều trường hợp bệnh hiểm nghèo. Vì vậy, ngoài bệnh nhân của Hungary còn có những bệnh nhân từ các 173 nước tới chữa bệnh bằng phương pháp này. Từ tháng 8-1998 hàng tháng chúng tôi còn sang Pháp chữa cho hàng chục trẻ em bị câm, điếc hoặc liệt ‘bẩm sinh. Có thể nói Hungary là nước châu Âu đầu tiên ứng dụng cây chỉ. Ở đây cũng có nhiều tài liệu về châm cứu được xuất bản nhưng chủ yếu về lý thuyết thuần tuý mà chưa có tài liệu thực hành. Từ một biện pháp của châm cứu truyền thông, ngày nay cây chỉ đã được cải tiến, mở rộng phạm vi điều trị và trở thành một phương pháp châm cứu đặc biệt. Từ năm 1989, bs Oanh đã tự cải tiến một dụng cụ cấy chỉ đặc biệt nhờ vậy ít gây chảy máu, ít đau và vô trùng. Trong thực tế gặp những bệnh khó, nặng, việc cấy chỉ phải thực hiện trong thời gian dài; nhiều trường hợp còn thực hiện được với cả trẻ nhỏ (nhỏ nhất 1,5 tháng tuổi) và những bệnh nhân trong trạng thái hôn mê liệt hoàn toàn. Trong gần 20 năm qua, cả ở trong và ngoài nước, chúng tôi đã điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân bằng phương pháp cấy chỉ dùng dụng cụ cải tiến này và nhìn chung đã cho những kết quả khả quan.