Trong suốt cuộc đời, cơ thể con người trải qua một quá trình tạo xương liên tục trong đó những xương già bị hủy đi và những xương mới được tạo ra. Khi đạt được mật độ xương đỉnh ở người trưởng thành thì chu chuyển xương bắt đầu có sự thay đổi, hiện tượng hủy xương tăng và tạo xương sẽ giảm, do đó mật độ khoáng của xương bắt đầu giảm. Mức độ giảm diễn ra từ từ và đều đặn hàng năm gọi là hiện tượng mất xương hàng năm. Đây là quá trình diễn ra có tính chất sinh lý và tốc độ mất xương hàng năm chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố trong đó vai trò của các hormone sinh dục rất quan trọng. Loãng xương xuất hiện là do sự mất cân bằng trong chu trình tạo xương đó, khi lượng xương bị hủy nhiều hơn lượng thay thế được tạo ra. Từ đó làm cho xương trở nên xốp, yếu và dễ gãy hơn.
Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ, khi nồng độ hormone estrogen giảm nhiều dẫn đến tăng tốc độ mất xương. Bình thường ở phụ nữ tỉ lệ mất xương khoảng 1%/năm. Tuy nhiên ở một số ít phụ nữ tỉ lệ mất xương ở cột sống thắt lưng có thể lên đến 5%/năm.
Rất khó xác định tình trạng mất xương tiến triển ở phụ nữ. Quá trình tạo xương ở thời kỳ mãn kinh tăng lên để bù lấp khối xương bị hủy, tuy nhiên quá trình tạo xương không đủ để bù lại khối xương đã mất. Hậu quả cuối cùng dẫn đến mất cân bằng giữa hai quá trình tạo xương và hủy xương gây giảm khối xương và mất xương làm tăng nguy cơ loãng xương.
Ví dụ phụ nữ tuổi 45 có tình trạng mãn kinh sớm làm tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương vì có tăng quá trình mất xương, xuất hiện sau khi nồng độ estrogen trong máu giảm. Ngược lại ở phụ nữ tuổi 50 với tiểu sử gia đình bị loãng xương tăng nguy cơ loãng xương do khối lượng xương đỉnh thấp.
Khối lượng xương ở độ tuổi 50-60 thấp có thể liên quan đến các yếu tố sau:
-Tăng tỷ lệ mất xương hàng năm so với thời kỳ trẻ tuổi.
-Do khối lượng xương đỉnh thấp từ khi còn ưẻ nên mặc dù tỷ lệ mất xương hàng năm không tăng hoặc tăng ít
So với người trẻ nhưng mật độ xương của những người này vẫn thấp hơn so với các người khác cùng lứa tuổi.
-Những vận động viên trẻ thành tích cao thậm chí tăng nguy cơ loãng xương do khối lượng xương đỉnh thấp và tăng tỷ lệ mất xương hàng năm.
– Khối lượng xương đỉnh
– Mất xương sau mãn kinh
– Mất xương tăng theo tuổi
Tình trạng mất xương liên quan đến tuổi
Ở người cao tuổi tình trạng mất xương tăng lên do mất cân bằng lâu ngày của quá trình tạo xương và hủy xương. Quá trình hủy xương có thể bình thường hoặc tăng lên nhưng quá trình tạo xương suy giảm, không thay đổi hoặc tăng không tương xứng với quá trình hủy xương dẫn đến mất khối xương và biến đổi cấu trúc, chất lượng xương và nguy cơ loãng xương tăng lên.
Sự thiếu hụt canxi, vitamin D, suy chức năng cận giáp thứ phát có thể làm tăng hủy xương có thể tương ứng, hoặc vượt quá mức trong thời gian sau mãn kinh ở phụ nữ. Có nhiều bằng chứng cho thấy tủy xương có xu hướng tăng nhiễm mỡ theo biến đổi của lứa tuổi và là yếu tố nguy cơ độc lập gây gãy xương. Chụp cộng hưởng từ cho thấy có hình ảnh mỡ tăng lên rõ rệt ở tủy xương của những người cao tuổi mặc dù người ta vẫn chưa hiểu lý do của biến đổi này. Có mối liên quan ngược giữa tăng khối mỡ trong tủy xương và giảm mật độ xương. Người ta thấy có bằng chứng của cơ chế mặc định được khởi động khi các tế bào tiền tạo cốt bào không thể xâm nhập vào được các bè xương. Mặt khác cũng có bằng chứng gián tiếp cho thấy tủy mỡ có thể là nguồn dự trữ năng lượng cho các tạo cốt bào có hoạt động chức năng quá mức do tăng sự chết theo chương trình của các hủy cốt bào.
Mặc dù người có tuổi thường có xu hướng ăn thiếu canxi nhưng còn nhiều yếu tố liên quan khác có liên quan đến việc tăng tình trạng thiếu hụt canxi. Đặc biệt tuổi cao có liên quan với việc giảm tổng hợp chất trên Vitamin D (1,25 – dihydroxy. Vitamin D, tăng chuyển hóa Vitamin D và giảm các chất trên Vitamin D ở da). Sự giảm các chất này dẫn đến hậu quả làm giảm sự hấp thu canxi và dẫn đến cường chức năng tuyến cận giáp làm tăng quá trình hủy xương.
Mất xương do uống thuốc Glucocorticoid
Một trong những căn nguyên hay gặp nhất gây loãng xương ở cả nam và nữ là thuốc Glucocorticoid, thuốc này làm tăng mất xương dẫn đến loãng xương.
Glucocorticoid có tác dụng lên chuyển hóa xương do thuốc gây kích thích tăng hủy xương và ức chế quá trình tạo xương, dẫn đến giảm mật độ xương gây loãng xương. Liều cao và kéo dài của Glucocorticoid có liên quan chặt chẽ với tình trạng loãng xương. Hơn nữa do giảm hấp thu canxi gây cường cận giáp thứ phát. Hiện tượng này dẫn đến sự mất cân bằng giữa quá trình hủy xương và tạo xương làm mất xương nhanh, đặc biệt trong vòng 6-12 tháng đầu điều trị bằng Glucocorticoid.
Loãng xương do Glucocorticoid thường xảy ra khi bệnh nhân dùng Glucocorticoid đường uống thường xuyên kéo dài trên 3 tháng với các liều Glucocorticoid khác nhau tương đương liều của prednisolone >10mg mỗi ngày hoặc cao hơn. Đây là một vấn đề lớn liên quan với loãng xương,
CÓ Cơ chế phức tạp và đã được quan tâm nghiên cứu rất nhiều. Lạm dụng Glucocorticoid là nguyên nhân rất phổ biến dẫn tới loãng xương thứ phát và gãy xương, đặc biệt ở Việt Nam việc sử dụng Glucocorrticoid chưa được chỉ định chặt chẽ, tình trạng bệnh nhân tự ý mua và dùng thuốc không theo hướng dẫn của thầy thuốc, khó kiểm soát liều lượng, thời gian dùng thuốc dẫn đến tình trạng lạm dụng Glucocorticoid và phụ thuộc thuốc như hiện nay là một trong các yếu tố gia tăng tỷ lệ loãng xương và gãy xương thứ phát.
Các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy tác dụng dự phòng và điều trị loãng xương do Glucocorticoid bằng thuốc Bisphosphonate.
Các bệnh nhân dùng thuốc điều trị bệnh, có tác dụng ức chế miễn dịch, các thuốc này kết hợp với Glucocorticoid làm tăng nguy cơ mất xương và loãng xương, tăng nguy cơ gãy xẹp, liền đốt sống và gãy xương ở các vị trí khác (cổ xương đùi, đầu dưới xương quay v.v…). Loãng xương và gãy xương cũng có liên quan đến liều lượng, thời gian dùng thuốc và sự phối hợp với các thuốc có nguy cơ gây loãng xương đặc biệt càng rõ rệt ở những bệnh nhân nữ ở tuổi sau mãn kinh.