Huyệt trên kinh là những huyệt nằm trên 12 kinh chính và những huyệt ở mạch nhâm, mạch đốc. Một số huyệt vì tính năng chủ trị của nó mà được gọi là huyệt đặc biệt.

Những huyệt trên kinh có tính chất, vị trí, tác dụng gần giống nhau được xếp thành nhóm và có tên gọi riêng.

Huyệt nguyên

Đại diện cho đường kinh, nơi khí huyết tập trung nhiều nhất so với các vùng huyệt khác. Các huyệt này nằm ở ngay hoặc gần cổ tay, cổ chân; mỗi kinh chính có một huyệt nguyên.

Đặc tính : Huyệt nguyên có quan hệ mật thiết với tam tiêu. Tác động vào đó có thể thúc đẩy chức năng của các cơ quan, điều hoà hoạt động nội tạng. Vì thế bệnh của ngủ tạng, lục phủ đều lấy huyệt nguyên của chúng để điều trị. Huyệt nguyên có tác dụng chữa các chứng hư hay thực của tạng phủ thuộc kinh mạch của huyệt. Ngoài ra qua nó có thể chẩn đoán được bệnh của tạng phủ và kinh lạc.

Huyệt lạc

Nơi tương thông của các kinh dương, kinh âm có quan hệ biểu lý.

Có 15 huyệt lạc, 14 huyệt thuộc 12 kinh chính, hai mạch nhâm – đốc và một huyệt lạc thuộc đại lạc của tỳ (tổng lạc).

Đặc tính : Huyệt lạc dùng để trị bệnh trên kinh thuộc huyệt và kinh có quan hệ biểu lý. Ngoài ra có thể dùng phôi hợp với huyệt nguyên của bản kinh để tăng tác dụng chữa bệnh.

Huyệt du ở lưng

Là những huyệt ở vùng lưng tương ứng với các tạng phủ, nơi khí của mỗi tạng phủ thẩm thấu tới. Các huyệt này đều nằm trên kinh túc thái dương bàng quang chạy dọc hai bên cột sống và đều mang tên tạng phủ tương ứng, trừ huyệt du ở lưng của tâm bào được gọi là quyết âm du.

Đặc tính : Huyệt du để chữa các chứng âm dương quá vượng của tạng phủ. Châm vào du huyệt có tác dụng rất lớn đến những hoạt động của tạng – phủ tương ứng. Ngoài ra, có thể dựa vào phản ứng không bình thường của huyệt du đế chẩn đoán bệnh của tạng phủ.

Huyệt mộ

Nơi khí của tạng phủ hội tụ lại trên vùng bụng, ngực. những huyệt mộ nằm trên đường kinh đi qua ngực bụng. Khi tạng phủ có bệnh thì vùng huyệt mộ tương ứng thường xuất hiện những phản ứng không bình thường.

Đặc tính : Các huyệt mộ để điều chỉnh hoạt động quá hưng phấn hoặc quá ức chế của tạng phủ. Qua những phản ứng bất thường của huyệt mộ có thể chẩn đoán được bệnh ở tạng phủ tương ứng.

Huyệt khích

Nơi kinh khí tụ lại, nằm sâu trong khe gân xương. Mỗi kinh chính có một huyệt khích, ngoài ra các mạch âm duy, dương duy, âm kiểu, dương kiểu cũng có một huyệt khích. Tổng cộng có 16 huyệt khích.

Đặc tính : Huyệt khích dùng để điều trị với hiệu quả cao những chứng bệnh cấp tính của các kinh hoặc các tạng phủ của kính đó. Khi tạng – phủ thuộc đường kinh mang tên tạng phủ có bệnh thì những thay đổi cảm giác (đau, trướng…) được biểu hiện ở huyệt khích nên cũng có thể dùng nó để chẩn đoán những bệnh cấp tính.

Huyệt ngũ du (bản du)

Là 5 loại huyệt phân bố từ đầu mút các chi tới khuỷu tay và đầu gối, đại diện sự vận hành kinh khí của từng kinh chính. Huyệt ngủ du được phân bố theo thứ tự : Tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp.

Kinh khí vận hành trong kinh lạc được ví như dòng nước chảy mạnh, yếu, lớn, nhỏ, nông, sâu ở từng chỗ khác nhau.

Huyệt tỉnh : Nơi mạch khí khởi đầu giống như nước đầu nguồn bắt đầu chảy ra mạch khí nông, nhỏ.

Huyệt huỳnh : Mạch khí chảy qua giống như nước đã thành dòng, mạch khí hơi lớn.

Huyệt du : Mạch khí dồn lại giống như nước chảy liên tục, mạch khí to và sâu hơn.

Huyệt kinh : Mạch khí chảy giống như dòng nước xiết, mạch khí sâu.

Huyệt hợp :Mạch khí tụ lại hợp thành dòng vừa to, vừa sâu, như cả dòng suối hợp lại thành sông.

Đặc tính : Dùng để trị bệnh thuộc đường kinh của huyệt với hiệu quả cao. Mồi loại huyệt tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp có tác dụng chữa bệnh riêng.

Nội kinh viết : “tỉnh chu tâm dưới đầy; huỳnh chủ thân nhiệt; du chủ thân thể nặng nề, khớp đau; kinh chủ hen suyễn, hàn nhiệt; hợp chủ khí nghịch, ỉa đái nhiều…” Huyệt ngũ du được phân loại theo học thuyết ngũ hành. Vì vậy ta có thể vận dụng qui luật tương sinh, tương khắc của học thuyết này để mở rộng khả năng chữa bệnh của huyệt.

Tám huyệt hội

Tám huyệt này nằm trên các kinh chính và mạch nhâm, mỗi huyệt là nơi tụ hội một chức năng chính của 8 tổ chức : Tạng, phủ, khí, huyết, xương, tuỷ, gân, mạch.

Đặc tính : Dùng để chữa bệnh thuộc 8 tổ chức trên cơ thể với hiệu quả cao.

Huyệt giao hội của 8 mạch

Là những huyệt ở nơi giao nhau của 8 mạch khác với 12 kinh chính. những huyệt này đều nằm ở tứ chi.

Đặc tính : Dùng để trị bệnh thuộc cả 12 kinh chính và 8 mạch.

Huyệt giao hội

Những huyệt ở nơi giao nhau của hai đường kinh trở lên.

Đặc tính : Có thể dùng để chữa bệnh của kinh có liên quan đến huyệt. Một huyệt có thể có tác dụng đến nhiều kinh.

kinh mạchDuMộKhíchlạc
Phế1Phế du VI-13Trung phủ1-1Khổng tốiI-6Liệt khuyết I-7
Đại trườngIIĐại trường du Vll-25Thiên khu11-25Ôn lưuII-7Thiên lịch II-6
VịIIIVỊ du VII-21Trung quản XIV-12Lương khẩum-34Phong long III-40
IVTý đu VII-20Chương môn XII-13Địa cơIV-eCông tôn IV-4
TâmVTâm du VII-15Cự khuyếtXIV-14Âm khíchv-6Thông lý V-5
Tiểu trưởngVITiểu trưởng du VH-27Quan nguyên XIV-4Dưỡng lãoVI-6Chi chinh VI-7
Bàng quangVIIBàng quang du VII-28Trung cựcXIV-3Kim mônVII-63Phi dương VII-58
ThậnVIIIThận du VII-23Kinh mônXI-25Thủy tuyềnVIII-5Đại chung VII-4
Tâm bàoIXQuyết ám du Vll-14Đản trungXIV-17Khích mốnIX-4Nội quan IX-6
Tam tiẻuXTam tiêu du Vll-22Thạch mônXlV-5Hòi tôngX-7Ngoại quan X-5
ĐởmXIĐỏm du VII-19Nhật nguyệtXI-24Ngoại kháuXI-36Quang minh XI-37
CanXIICan du VII-18Kỹ mônXll-14Trung đôXll-6Lãi câu XII-5
ĐổcXIII     Trường cường XIII-1
NhàmXIV     Cưu vĩ XIV-15
Dương kiểu    Phụ dươngVII-59 
Âm kiểu    Giao tinVIll-8 
Dương duy    Dương giaoXI-35 
Âm duy    Trúc tànVII-9 

BẢNG HUYỆT GIAO HỘI TÁM MẠCH

Kinh

IV

Tàm bào IXTiểu trưởng VIBàng quang VIIĐỏm

XI

Tamtièu

X

Phế

I

Thận

VIII

HuyệtCòng tònNội quanHậu khêTtiânmachLâm khấpNgoại quanLiệt khuyếtChiếu hàí
giao hộiIV-4IX-6VI-3VII-62XI-41X-5I-7VIII-6
MạchXungÀm duyĐốcDưong kiểuĐớiOuong duyNhămÂm kiểu
 XVXXXIIIXVIIXVIXIXXIVXVIII

BẢNG TÁM HUYỆT HỘI

Tám loại hộiPhủTangKhíHuyếtCốtTủyCânMạch
Tên

huyệt

Trung quản XIV-12Chương

môn

XII-13

Đản

trung

X1V-17

Cách du VII-17Đai trử

vin 1

Huyễn chung XI-39Dương lãng tuyén XI 34Thái

yyên

í-9

Kinh

Huyệt

Thù

Thái

Túc

âm

Thù / Túc Thiếư âmThủ / Túc Quyết âm
 PhéTyTâmThậnTâm bàoCan
TỉnhThiếuẤn bạchThiếu xungDũng tuyềnTrung xungĐạl đỏn
(kim)thương

1-11

IV-1V-9Vlll-1XI-9XII-1
HuỳnhNgư tếĐại đôThiếu phủNhiên cổcLao cungHành gian
(hoả)1-1 ữIV-2V-8VllI-2IX-8XII-2
Du, NguyênThái uyênThái bạchThần mônThái khêĐại lăngThái xung
(lhfi)1-9IV-3V-7VIII-3IX-7XII-3
KinhKinh cửThươngLinh đạoPhục lưuGiàn sửTrung
(kim)1-8khâu

IV-5

V4VIII-7IX-5phong

XII-4

HợpXích trạchÂm lăngthiếu hảiÂm cốcKhúc trạchKhúc tuyến
(thủy)1-5tuyền

IV-9

V-3VIII-10IX-3XII-8

BẢNG HUYỆT NGU DU 6 KINH DƯƠNG

Kinh HuyệtThủ / Túc Thái dươngThủ / Túc Thái dươngThủ / Túc Thiếu dương
Đại trườngVịTiểu trườngBàng quangTam tiẽuĐỏm
TìnhThươngLệ đòai III-Thiếu trạchChí âm VII-Quan xungKhiếu âm
(kim)dương II-145VM67X-1XI-44
HuỳnhNhị gianNội đìnhTiền cốc VI-Thông cốcDịch mônHiệp khè
(thủy)II 2III-442VII-66X-2Xt-43
DuTâm gianHãm cốcHáu khê VI-Thức cốtTrung chữTúc làm kháp
(mộc)II-3III-433VII-65X-3Xi-43
NguyênHợp cốcXưng dươngUyển cốt VI-Kinh cốtDương triKhâu khư
 H-4III 424VII-64X-4XI-40
KinhDương khêGiải khêDương cốcCôn lônChi câuDương phụ
(hoà)II 5III-41VI 5VII-60X-6XI-38
HơpKhúc triTúc tam tỳTiểu hàiủy trungThiên tỉnhDương
(thổ)II-11III-36VI-8VII-40x-tolăng tuyền XI-34

 

 

0/50 ratings
Bình luận đóng