Mục lục
Quy trình đọc điện não đồ
Xác định các đạo trình (tùy theo cách mắc điện cực: đơn cực, lưỡng cực, mắc ngang, mắc dọc…).
Mô tả các sóng (sóng cơ bản, sóng lạ) trên điện não đồ (tàn số, biên độ, chỉ số, khu trú, hình dáng, cách xuất hiện…).
Xác định các phức bộ sóng (nếu có), tính chất và đặc điểm hoạt động điện não và định khu.
So sánh hoạt động điện não trên từng đạo trình và trên các đạo trình tương ứng của 2 bán cầu.
Nhận xét những thay đổi trong và sau các nghiệm pháp chức năng.
Kết luận: loại điện não đồ, định hướng hoạt tính điện não, định hướng ý nghĩa bệnh lý của điện não đồ.
Phân loại điện não đồ ở người trưởng thành
Phân loại theo Neundorfer (1995)
Điện não đồ bình thường ở người trưởng thành trong trạng thái thức tỉnh có rất nhiều dạng, nhiều biến thể. Tuy nhiên, người ta có thể phân biệt được một số thể đặc biệt.
Điện não đồ typ alpha
Sóng alpha trội ở mọi đạo trình; rõ nhất ở đỉnh – chẩm (alpha focus) với biên độ 40 – 100pV, xuất hiện điều hòa và tạo thoi; càng gần vùng trán sóng alpha càng giảm cả về biên độ, tần số và chỉ số. Việc tính chỉ số của một sóng điện não (trong khi tính chỉ so sóng alpha người ta thường chỉ tính các sóng trong dải tần số alpha với biên độ > 20pV) trong thực tế rất mất thời gian; vì vậy, trong thực hành thường quy, người ta chỉ nhận xét hoạt tính của alpha một cách khái quát với các từ chỉ mức độ có tính chất định tính như “tốt”, “vừa phải” hoặc “hiếm”, ở vùng trán – trung tâm, hoặc thái dương xen kẽ với các sóng alpha thường có sóng beta xuất hiện lẻ tẻ với chỉ số và biên độ kém hơn beta rõ rệt.
ở bên bán cầu trội, sóng alpha có thệ cao hơn bên đối diện tới 30% vẫn là giới hạn bình thường; ngược lại, sự chênh lệch về tần số giữa hai bán cầu nếu hơn 1,5ck/gy đã được coi là bệnh lý.
Tại các vùng não tương ứng giữa hai bán cầu sóng alpha đồng pha, nhưng tại các vùng não khác nhau trên một bán cầu các sóng alpha lệch pha nhau.
Phản ứng Berger (hay on – off effect): khi mở mắt sóng alpha bị ức chế; đồng thời xuất hiện các sóng thấp, nhanh và không đều đặn, khi nhắm mắt được kích hoạt. Hiện tượng này còn thấy khi có các kích thích tâm lý giác quan như: gọi tên, tập trung chú ý, làm tính nhẩm, sợ sệt… (hình 8.129).
Hình 8.129. Điện não đồ typ alpha
Điện não đồ typ beta
- Trên băng ghi điện não cơ bản thấy các sóng beta, tần số khoảng 16 – 22ck/gy, biên độ 20 – 30pV, tại vùng trán – trung tâm có thể cao hơn chút ít so với các vùng khác, nhưng cơ bản không có sự chênh lệch về biên độ trên các vùng não khác nhau. Sóng beta biên độ > 50ịxV xuất hiện rõ rệt nhất tại vùng trước não thường phản ánh tình trạng ngộ độc thuốc (hình 8.130).
- Điện não typ “thuần beta”: chỉ có sóng beta, hầu như không có sóng alpha.
- Điện não typ “beta không thuần nhất”: hoạt tính beta trên bản ghi trội hoàn toàn, lẻ tẻ cỏ các sóng alpha và các sóng trung gian xuất hiện không đều đặn tại các vùng não sau.
Hình 8.130. Điện não đồ typ beta với ức chế điển hình khi mở mắt Hình 8.131. Điện não đồ phẳng
+ Điện não đồ beta thực thụ (điện não đồ beta loại 1): đặc điểm của typ điện não đồ này là sóng beta xuất hiện liên tục trên các đạo trình, biến mất khi mở mắt, sau khi mở mắt có thể thấy xuất hiện lẻ tẻ, thoáng qua vài sóng alpha.Vogel chia điện não đồ typ beta thành các loại sau:
+ Điện não đồ beta loại 2:
- Đặc điểm: hoạt tính beta xuất hiện khắp mọi đạo trình, rõ và trội tại vùng trán – trước trung tâm, tại đây sóng có biên độ lớn nhất. Khi mở mắt hoạt tính beta không bị ức chế.
Ý nghĩa: điện não đồ typ này được coi là điển hình đối với tác dụng của thuốc điều trị.
+ Điện não đồ beta loại 3:
Đặc điểm: sóng beta xuất hiện lan tỏa trên tất cả các vùng não, hoạt tính alpha có phần trội hơn.
Ý nghĩa: điện não đồ typ này thường thấy ở những người cao tuổi và ở phụ nữ.
Điện não đồ phẳng
Đặc điểm: với độ phóng đại bình thường trên băng ghi điện não chỉ thấy lẻ tẻ các sóng alpha và beta biên độ thấp. Sau khi nhắm mắt có thể thấy các nhịp sóng alpha, beta không vượt quá 30pV, sau tăng thông khí nhịp alpha được hoạt hoá chút ít. Trong các trường hợp này điện não đồ khi ngủ hầu như không khác với điện não đồ bình thường của chính cá thể đó (hình 8.131).
Ý nghĩa: đây là một dạng điện não đồ bình thường, thấy ờ khoảng 7% người bình thường, có tính chất di truyền, xuất hiện vào khoảng năm 16 tuổi và có thể phản ánh một thiên hướng nghiện rượu sau này.
Điện não đồ “nhịp 4 – 5ck/gy”
- Dạng điện não đồ bình thường này rất hiếm gặp. Trên bản ghi điện não đồ thấy các nhịp sóng tần số 4 – 5ck/gy, tập trung tại vùng chẩm và thái dương, đối xứng hai bán cầu mất khi mờ mắt, kích hoạt khi tăng thông khí, rất dễ bị nhiễu do các kích thích cảm giác và giác quan, xuất hiện khi thư dãn hoàn toàn, không thấy trong khi ngủ, các sóng trên có thể mang theo các sóng beta nhỏ bên sườn sóng (hình 8.132).
Ý nghĩa: điện não đồ bình thường dạng này có tính chất di truyền. Người có hoạt tính sóng này có thiên hướng mắc các bệnh rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tâm thần (dạng rối loạn nhân cách) nhẹ.
Hình 8.132. Điện não đồ “nhịp 4 – 5ck/gy”
Điện não đồ không đều đặn
- Đặc điểm: loại điện não đồ này về cơ bản phù hợp với cả ba loại điện não đồ đầu tiên (loại alpha, beta và điện não đồ phẳng). Tần số các sóng rất dao động, ví dụ, sóng alpha có thể dao động 2 – 3ck/gy, không thấy giảm biên độ theo hướng chẩm – trán (thậm chí có trường hợp thay đổi biên độ theo chiều ngược lại), vùng não trước có cỏc sóng trung gian và beta tần số 14 – 16ck/gy biên độ lớn.
- Ý nghĩa: điện não đồ loại này thấy ở khoảng 10 – 15% người bình thường. Đây là typ chuyển tiếp giữa điện não đồ tần số dao động và điện não đồ loạn nhịp lan tỏa hoặc điện não đồ thay đổi chung mức độ nhẹ.
Phân loại theo Zhirmunskaja
Kiểu 1: điện não đồ bình thường lý tưởng
- Ký hiệu các dạng điện não đồ kiểu 1:
+ Điện não đồ kiểu 1 có ba dạng: 1a, 1ap, 1P; trong đó dạng tốt nhất là 1ap.
+ Giải thích ký hiệu: ap = chữ alpha đứng trước có nghĩa là sóng alpha chiếm ưu thế hơn sóng beta (chữ beta đứng sau).
- Mô tả:
+ Trên băng ghi điện não có hai nhịp cơ bản alpha và beta.
+ Nhịp alpha trung bình tần số 10ck/gy, biên độ 50|iV, chỉ số của alpha 60 – 70% ờ vùng chẩm, tạo thoi đều đặn, phản ứng Berger biểu hiện nhanh nhậy.
+ Nhịp beta có chỉ số bằng khoảng 10% chỉ số của nhịp alpha xuất hiện ở vùng thái dương – đỉnh.
Kiểu 2: điện não đồ bình thường có điều kiện
- Ký hiệu các dạng điện não đồ kiểu 2:
+ Điện não đồ kiểu 2 có các dạng sau: 2aßM, 2aßV, 2aßrsc, 2aßTsTvä 2aß// (các ký hiệu cuối là thành phần bệnh lý có điều kiện).
+ Giải thích ký hiệu:
- M: là sóng chậm có tần số < 7ck/gy, biên độ < 30 – 35pV (có thể là bất kỳ sóng nào nhưng biên độ chỉ < 30 – 35|iV).
- V: là các nhú sóng (pic) nhỏ.
- II: là mất đồng bộ.
- TST: là tần số thấp (14 – 23ck/gy).
- TSC: là tần số cao (24 – 34ck/gy).
- Mô tả: trên nền nhịp alpha chiếm ưu thế tại vùng chẩm, tần số 10ck/gy, biên độ 50nV, còn phản ứng nhanh với ánh sáng, xuất hiện rải rác tại các vùng trước não các sóng bất thường trong dải tần số của theta, biên độ thấp (< 30pV) hoặc các nhú sóng (pic) đơn độc biên độ thấp.
Kiểu 3: điện não đồ mất đồng bộ
- Ký hiệu các dạng điện não đồ kiểu 3:
+ Điện não đồ kiểu 2 có các dạng sau: 3aß, 3ßMa, 3Mß TSĩO, 3Mßrsca, 3ßisTßTsc, 3M//.
+ Giải thích ký hiệu: xem trong kiểu 1, kiểu 2.
- Mô tả: đặc trưng là giảm biên độ tất cả các sóng (nhìn chung < 25pV) và không có sóng chiếm ưu thế.
Kiểu 4: điện não đồ tăng đồng bộ
- Ký hiệu các dạng điện não đồ kiểu 4:
+ Điện não đồ kiểu 4 có các dạng sau: 4aaß; 4ßTsT; 40ß.
+ Giải thích ký hiệu:
- aa = alpha biên độ rất lớn (> 110ck/gy).
- θ = 4 -7ck/gy, biên độ > 35ck/gy.
- Mô tả: trên điện não đồ thấy tăng đồng bộ một loại sóng nào đó ở tất cả các vùng não. Có ba loại tăng đồng bộ sau: tăng đồng bộ alpha, tăng đồng bộ beta và tăng đồng bộ sóng chậm.
- Kiểu 5: điện não đồ rối loạn trầm trọng
- Ký hiệu các dạng điện não đồ kiểu 5:
+ Điện não đồ kiểu 5 có các dạng sau: 5tdtW; 5tdt t , 5aß t ; 505, 50W.
+ Giải thích ký hiệu:
- TDT: là thái dương – trán.
- ↑ : là kịch phát sóng.
- W: là sóng chậm, lớn, biên độ cao.
- Mô tả: trên điện não đồ sóng bệnh lý xuất hiện khu trú hoặc lan toả, thường gặp các dạng sóng bệnh lý sau
. Sóng chậm biên độ cao.
. Kịch phát sóng.
. Các phức bộ sóng.
Điện não đồ ở người cao tuổi
Ở người cao tuổi, ranh giới giữa điện não đồ bình thường và những thay đổi bệnh lý rất mờ nhạt, điện não đồ ở lứa tuổi này thay đổi theo hướng sau:
- Nhịp cơ bản chậm, tuổi càng cao tần số alpha càng giảm, tới thập kỷ 80 – 90 tần số alpha chỉ còn 8ck/gy, thêm vào đó là biểu hiện giảm biên độ của hoạt tính
- Xuất hiện xen kẽ nhiều sóng beta, ở lứa tuổi 50 khoảng 30% người bình thường có hoạt tính beta tăng ở vùng trung tâm (giới nữ gặp nhiều hơn nam).
- Có nhiều hoạt tính khu trú của alpha chậm và theta ở vùng thái dương (biểu hiện rõ hơn ở vùng trước thái dương bên trái), cũng có khi sóng beta xuất hiện lẫn với các nhịp sóng chậm Khi sóng theta tần số 5 – 7ck/gy sườn dốc, xuất hiện vào lúc thư dãn hoặc khi mới vào giấc ngủ sẽ được gọi là “nhịp phóng điện dưới lâm sàng ở người lớn” (subclinical rhythmic electrographic discharges in adults hay SREDA). SREDA cần được phân biệt với “khoảng nhọn” (wicket spikes) ở vùng thái dương, hay gặp trong lúc buồn ngủ hoặc trong giai đoạn ngủ nông, bản thân SREDA không biểu hiện một tình trạng bệnh lý.
- Phản ứng với ánh sáng giảm, lác đác có nhịp Muy ờ vùng trung tâm.
Điện não đồ khi ngủ
- Trong giấc ngủ có sự thay đổi của tất cả các quá trình điều chỉnh trong cơ thể. Các biểu hiện giảm nhịp tim, nhịp thở, giảm thân nhiệt và giảm trương lực cơ xuất hiện. Hoạt tính phản xạ và đáp ứng với các kích thích giác quan giảm sút, thậm chí mất đi trong các giai đoạn ngủ sâu. Các quá trình chuyển hoá giảm rất nhiều, chỉ có tăng trương lực các cơ thăt và tăng hoạt động của tuyến mồ hôi và các tuyến tiêu hoá.
- Trong giấc ngủ, tuỳ theo mức độ nông sâu mà có những thay đổi đặc trưng trên điện não đồ, tuy nhiên điện não đồ trong giấc ngủ không cỏ khác biệt gì cơ bản so với các typ khác nhau của điện não đồ bình thường.
- Theọ Lomis, có 5 giai đoạn của giấc ngủ (A, B, C, D và E), Demens và Kleitman lại dùng các chữ số La mã từ I đến V để đặt tên cho các giai đoạn của giấc ngủ, trong đó giai đoạn I tương ứng với giai đoạn A và B của Lomis; giai đoạn II, III, IV tương ứng với C, D, E; còn giai đoạn V là giai đoạn mơ ngủ đồng thời cũng chính là giai đoạn REM (rapid eye movement) của giấc ngủ. Tuy nhiên, cần phải nói rằng giữa các giai đoạn của giấc ngủ không có ranh giới rõ rệt. Tuỳ theo giai đoạn của giấc ngủ mà điện não đồ có các thay đổi sau:
+ Giai đoạn A (qiai đoạn mệt mỏi): có một thời khoảng ngạn sóng alpha cao hơn, sau đó chuyển thành không đều đặn, thấp và thưa hơn. Ngoài ra còn thấy các sóng trung gian tần số 6 – 7ck/gy tương đối thấp ở vùng não sau và biên độ cao hơn ở các vùng não trước.
+ Giai đoạn B (giai đoạn vào giấc ngủ): hoạt động điện não có biên độ ngày càng thấp, sóng alpha biến mất, sóng trung giạn tần số 5 – 7ck/gy xuất hiện vợi chỉ số và biên độ rất cao ở các vùng não trước, từ đó theo chiều đến đĩnh, ngày càng thấy xuất hiện nhiều sóng beta. Vào giai đoạn này nếu mở mắt hoặc khi có kích thích tâm lý giác quan sẽ thấy sóng alpha xuất hiện ngay lập tức, hiện tượng này được gọi là hoạt hoá alpha ngược (paradoxe alpha activating) và trái hẳn với đặc tính của alpha bình thường là bị ức chế khi mở mắt. Giai đoạn A và B của giâc ngủ, điện não đồ biểu hiện các dạng chuyển tiếp khác nhau, sau đó đi vào giai đoạn ngủ sâu.
Trong các giai đoạn ngủ có kèm theo giảm biên độ các sóng điện não đồ, có thể quan sát thấy dao động của nhãn cầu, dao động này mất đi khi người ta tỉnh dậy hoặc bước vào giai đoạn ngủ sâu hơn. Cũng có một sô người kể lại răng có những biểu hiện ảo giác thị giác hoặc thính giác trong mơ mộng.
+ Giai đoạn C: không còn sóng alpha nữa, hình ảnh điện não đồ cơ bản là các sóng trung gian tăng biên độ, đội khi có kèm theo hoạt động sóng delta. Đặc trưng của pha ngủ này là các thoi sóng beta với tân số khoảng 14 – 16ck/gy, xuất hiện ở cả hai bên, nhưng tập trung ở vùng trước trung tâm – đỉnh.
Trong giai đoạn B và c còn quan sát thấy sóng nhọn đỉnh (point vertex: sóng có pha âm, tồn tại ngắn, biên độ khoảng 200(iV, trên đạo trình Cz) ở cạnh đường giữa hai bên ở dạng các sóng dốc, hay gặp nhất ở tuoi trẻ em và tuổi thanh niên.
+ Giai đoạn D: các sóng delta 1 – 3ck/gy và các nhóm sóng trung gian luân phiên xuất hiện, xen kẽ vào đó là các thoi ngủ với tần sô 11 – 13ck/gy. Các thoi ngủ xuất hiện thưa thớt dân và có xu hướng tăng dần về vùng trán. Trong giai đoạn này nếu có các kích thích tâm lý giác quan sẽ xuât hiện phức bộ K đặc hiệu (gồm một sóng âm nhọn, sau đó là thành phần chậm kéo dài ít nhất 0,5gy và cỏ xu hướng lan tỏa ra phía sau) và nếu kích thích đủ mạnh phức bộ K có thể chuyển ngay sang nhịp alpha bình thường của trạng thái tỉnh táo.
+ Giai đoạn E (giai đoạn ngủ sâu), trên điện não đồ cơ bản là các sóng delta biên độ cao, bền vững; các thoi ngủ mất đi, phức bộ K không đèu đặn.
Chu kỳ của giấc ngủ VỚI các giai đoạn từ A – E thường được kết thúc bằng giai đoạn ngủ REM (còn được gọi là giai đoạn ngủ đảo ngược). Kết qụả theo dõi tam ký trong giấc ngủ (ghi điện não, ghi điện động nhãn cầu và ghi điện cơ) cho thấy: trên EEG thấy các biểu hiện giống trong giai đoạn B (cơ bản là sóng tần số 5 – 7ck/gy xen kẽ các sóng beta, alpha chậm và các sóng delta hình răng cưa ở trán đỉnh), tuy nhiên các sóng thức tỉnh (sóng alpha xuất hiện đột ngột trong khoảng 3-15 giây kèm theo tăng trương lực cơ cằm) có biên độ lớn nhất trong khi nhịp mạch và nhịp thở không đêu đặn. Trên bản ghi điện động nhãn cầu thấy có biểu hiện nhãn câu vận động nhanh, không đều đặn về các hướng ngang và dọc. Điện cơ đồ cho thấy mất toàn bộ trương lực cơ, cũng có khi thấy kèm theo giật cơ nhẹ. Sự thay đổi điện cơ thấy xuất hiện trước khi vàọ giấc ngủ đảo ngược khoảng 5 phut và có thế tồn tại đến 20 phút sau khi giâc ngủ đảo ngược kết thúc. Nếu đánh thức bệnh nhân dậy ngay lập tức thì thường họ kể rằng họ vừa trải qua một giấc mơ.
Một chu kỳ ngủ thường kéo dài khoảng 90 phút, trong đó giác ngủ REM chiếm trung bình khoảng 20 phút (trong các chu kỳ ngủ đầu tiên nó ngắn hơn, nhưng trong các chu kỳ sau nó có thể kéo dài tới 35 phút).
Những nghiên cứu ở các cặp song sinh cho thấy cấu trúc và tính hằng định của giấc ngủ non – REM được di truyền, trong khi giấc ngủ REM có tính chất cá thể nhiều hơn.
Các dạng nhiễu điện não thường gặp (artefacte)
- Điện thế của các sóng trong EEG rất thấp (thường từ 10 đến 100pV); vì vậy, chúng rất dê bị nhiêu do ảnh hưởng của các điện thế từ bên ngoài cũng như các hoạt động điện sinh học khác có điện thế lớn hơn (như điện cơ).
- Các nhiễu EEG thường gặp là:
+ Nhiễu điện cực (hình 8.133, 8.134): do điện cực đặt không được chắc chắn.
+ Nhiễu do cử động: xuất hiện khi bệnh nhân không ngồi yên tĩnh được trong thời gian ghi điện não hoặc do nhắm mở mắt (hình 8.136).
+ Nhiễu điện sinh vật khác: là các điện thế không xuất phát từ não mà từ các vùng khác nhau của cơ thể như tim, cơ…(hình 8.135, 8.137).
+ Nhiễu do dòng điện xoay chiều: thường xuất hiện khi dây đất không đảm bảo (hình 8.138).
+ Nhiễu do điện tĩnh: khi có người mang giầy, dép đế cao su hoặc đế có thành phần tương tự (krếp) đi ngang qua bệnh nhân.
+ Nhiễu do dụng cụ: xụất hiện do bản thân máy ghi điện não gây nên (do bóng kém chất lượng, bị hư hỏng, do công tắc…).
Hình 8.139. Nhiễu do mồ hôi (biên độ điện thế thấp)