Tên khác: tâm thu sớm, hội chứng kích thích tâm thất sớm.

Định nghĩa

Kích hoạt sớm một phần của những tâm thất do có một đường dẫn truyền bất thường hình thành ở giữa các tâm nhĩ và tâm thất, kèm theo các cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất

Sinh lý bệnh

Có một cầu cơ (gọi là sợi James, sợi Kent, sợi Mahaim) nằm giữa các tâm nhĩ và tâm thất, dẫn truyền những kích thích nhanh hơn so với đường dẫn truyền nhĩ- thất bình thường. Một phần của các tâm thất sẽ bị kích hoạt trước thời hạn bình thường (kích thích trước hoặc kích thích sớm). Thực sự, đây là một dị tật bẩm sinh mà những yếu tố di truyền đã được nói tới. Những người trong gia đình bệnh nhân bị chứng kích thích tâm thất sớm có tỷ lệ mắc những rối loạn nhịp tim và đột tử cao hơn, so với tỷ lệ trong dân chúng nói chung.

Triệu chứng

Hội chứng Wolff-Parkinson-White có thể không có biểu hiện lâm sàng, hoặc được phát hiện ngẫu nhiên nhân một lần ghi điện tâm đồ, hoặc biểu hiện bằng những cơn nhịp nhanh trên thất kịch phát và thường bằng những cơn rung nhĩ với đáp ứng thất rất nhanh.

Điện tâm dồ: (nhất là ở đạo trình Dl, VL, V5, và V6)

– Typ A: khoảng P-R ngắn (0,10 giây hoặc kém hơn), Phức hợp QRS rộng (hơn 0,12 giây) và có móc, giống như trong trường hợp bloc nhánh phải ở VI. Phức hợp QRS rộng là vì có một móc phình ra, gọi là sóng delta với độ dài thời gian là 0,04-0,05 giây. Hướng chiều không gian của sóng delta cho phép đoán nhận định khu của cầu cơ. Trong typ A, thì cầu cơ ở phía sau hoặc phía bên trái, nằm ở giữa nhĩ trái và thất trái.

Sóng delta chỉ thấy được khi nghỉ; sóng sẽ mất đi khi có một đợt nhịp nhanh kịch phát.

  • Typ B:khoảng P-R ngắn, phức hợp QRS rộng có hình dạng của bloc nhánh trái, sóng QS to ra ở đạo trình VF. cầu cơ ở phía bên phải. Hội chứng Wolff – Parkinson – White, với sóng delta có thề xuất hiện từng lúc. Có mọi dạng trung gian giữa typ A và typ B.
  • Hội chứng Lown-Ganong-Levine: là một thể thô sơ của hội chứng kích thích tâm thất sớm. Khoảng P-R ngắn (0,10 giây hoặc kém hơn), nhưng phức hợp QRS bình thường và không có sóng Hội chứng này được cho là do có các sợi James nôi tâm nhĩ với các mô của bó His đi tắt qua nút nhĩ-thất.
  • Thể ấn với điện tâm đồ binh thường: biểu hiện duy nhất bởi những cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất. Một số những bệnh nhân mắc thể này đã có sóng delta từ lúc còn nhỏ tuổi, nhưng sóng này mất đi khi trẻ lớn dần lên. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một cầu cơ dẫn truyền xung ngược chiều, chỉ những nghiên cứu điện sinh lý trong tim mối chứng minh được sự tồn tại của cầu cơ này.

Tiên lượng

Nói chung tốt. Tuy nhiên, người ta đã biết có những trường hợp đột tử, ngay cả ở những đối tượng còn trẻ, có khả năng do một cơn rung nhĩ với đáp ứng thất rất nhanh, đáp ứng này thoái hoá thành rung thất gây tử vong.

Điều trị

  • Cắt cầu cơ qua da bằng tần số radio:phá huỷ chọn lọc những đường dẫn truyền nhĩ – thất phụ bằng cách đưa một ống thông (catheter) vào buồng tim là một phương pháp rất hiệu quả để loại bỏ đa số trường hợp loạn nhịp. Kỹ thuật này có biến chứng bloc nhĩ thất 1%, và cũng chỉ thực hiện được ở những trung tâm chuyên sâu.
  • Thuốc chống loạn nhịp: những

thuốc chống loạn nhịp và cách phối hợp các thuốc này một cách lý tưởng không dễ dàng có được qua kinh nghiệm. Người ta đề nghị: amiodaron, verapamil, procainamid, quinidin với liều thông dụng và thuốc chẹn beta với liều cao. Trong trường hợp nhịp nhanh khó điều trị và nhiều ảnh hưởng thì có thể nghiên cứu trong một trung tâm điện sinh lý chuyên sâu để tìm ra một thuốc chống loạn nhịp, hoặc cách phối hợp những thuốc chống loạn nhịp có hiệu quả nhất.

  • Nhịp nhanh trên thất:là kiểu nhịp nhanh đều tuyệt đối. Những phức hợp QRS không rộng. Điều trị cũng giống với điều trị cơn nhịp nhanh trên thất kịch phát (xem hội chứng này). Phòng ngừa bằng một thuốc chống loạn nhịp (amiodaron, quinidin, verapamil, hoặc thuốc chẹn beta).

Rung nhĩ với đáp ứng thất rất nhanh: nhịp thất đều, tần số có thể vượt quá 300 nhịp/phút, những phức hợp QRS rộng và đường ghi có dạng của cơn nhịp nhanh giả-tâm thất. Kiểu loạn nhịp này là trường hợp cấp cứu nặng, và có thể thoái hoá thành rung thất gây tử vong. Người ta khuyên nên có những biện pháp sau đây:

  • Khử rung bằng sốc điện.
  • Lidocain theo đường tĩnh mạch.
  • Amiodaron theo đường tĩnh mạch.

Chống chỉ định digital trong hội chứng Wolff-Parkinson-White. Digital kìm hãm đường dẫn truyền nhĩ-thất bình thường, nhưng đồng thời có thể dễ làm xuất hiện rung nhĩ với đáp ứng tâm thất nhanh.

0/50 ratings
Bình luận đóng