Các rối loạn thần kinh cận ung thư (PND) là những hội chứng do ung thư ảnh hưởng tới bất kì phần nào của hệ thần kinh; không phải do ung thư di căn hoặc các biến chứng của ung thư như rối loạn đông máu, đột quỵ, bệnh lí chuyển hóa, nhiễm trùng, và tác dụng phụ của điều trị. 60% bệnh nhân có triệu chứng thần kinh trước khi chẩn đoán ung thư.

Các hội chứng cổ điểnCác hội chứng không cổ điển
Viêm não tủy
Viêm não limbic
Thoái hóa tiểu não (người lớn)
Hội chứng Opsoclonus-myoclonus
Bệnh TK cảm giác bán cấp
Liệt ruột
Viêm da cơ (người lớn)
Hội chứng Lambert-Eaton
Ung thư hắc tố liên quan tới võng mạc
Viêm thân não
Hội chứng người cứng
Bệnh cơ hoại tử
Bệnh thần kinh vận động
Hội chứng Guillain-Barré
Bệnh TK hỗn hợp vận động- cảm giác bán cấp,mạn
Bệnh thần kinh liên quan tới tương bào và u limpho
Viêm mạch của thần kinh
Bệnh thần kinh tự chủ
Bệnh hoại tử cơ cấp
Viêm đa cơ
Viêm mạch của cơ
Bệnh thị thần kinh
BDUMP

Viết tắt: BDUMP, quá sản tế bào hắc tố mống mắt lan tỏa 2 bên

rối loạn thần kinh cận ung thư gặp ở 0.5–1% tổng số bệnh nhân ung thư, nhưng xảy ra ở 2–3% bệnh nhân u nguyên bào thần kinh hoặc ung thư phổi tế bào nhỏ, và 30–50% ở bệnh nhân u tuyến ức, u tủy xương có tiêu xương.

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

Khi phát hiện hội chứng cận ung thư đặc biệt (Bảng 84-1); nên tiến hành tìm ung thư sớm, vì điều trị ở giai đoạn sớm có thể cải thiện các rối loạn thần kinh do ung thư; rất nhiều các rối loạn này cũng gặp ở người không mắc ung thư. Chẩn đoán dựa vào đặc điểm lâm sàng, loại trừ các rối loạn khác do ung thư, xét nghiệm kháng thể huyết thành hoặc kháng thể trong DNT, hoặc xét nghiệm điện não. Hầu hết các rối loạn thần kinh cận ung thư do đáp ứng miễn dịch với protein trong hệ thần kinh được bộc lộ bởi khối u. rối loạn thần kinh cận ung thư do đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên nội bào thường kém đáp ứng với điều trị (Bảng 84-2), trong khi khối u do miễn dịch với kháng nguyên bề mặt tế bào thần kinh hoặc tại synap thần kinh-cơ thường đáp ứng với liệu pháp miễn dịch (Bảng 84-3). Với bất kì loại rối loạn thần kinh nào, nếu kháng thể kháng tế bào thần kinh âm tính, chẩn đoán dựa trên bằng chứng có ung thư và loại trừ loại trừ các rối loạn khác do ung thư. Kết hợp CT toàn thân và PET thường phát hiện được các khối u không được phát hiện bằng các xét nghiệm khác.

BẢNG 84-2 KHÁNG THỂ CỦA KHÁNG NGUYÊN NỘI BÀO, HỘI CHỨNG VÀ UNG THƯ TƯƠNG ỨNG

Kháng ThểHội Chứng Thần
Kinh Cận Ung Thư
Ung Thư
Anti-Hu
Anti-Yo
Anti-Ri
Anti-Tr
Anti-CV2/CRMP5
Anti-Ma
Anti-amphiphysinRecoverin,kháng tế bào 2 cựcaAnti-GAD
Viêm não tủy, bệnh thần kinh cảm giác bán cấp
Thoái hóa tiểu não
Thoái hóa tiểu não, hội chứng opsoclonus
Thoái hóa tiểu não
Viêm não tủy, múa giật, viêm thị thần kinh, viêm màng bồ đào, bệnh TK ngoại vi
Viêm não limbic, vùng dưới đồi, thân não
Hội chứng người cứng, viêm não tủy
Bệnh võng mạc do ung thưBệnh võng mạc do ung thư hắc tốHội chứng người cứng, HC tiểu não
Ung thư phổi tế bào nhỏ
Vú, buồng trứng
Vú, phụ khoa, phổi
U limpho Hodgkin
Ung thư phổi tế bào nhỏ, tuyến ức
Tinh hoàn (Ma2),
khác (Ma)
Vú, phổiPhổi, ung thư hắc tốU tuyến ức

Các Rối Loạn Của Thần Kinh Trung Ương và Hạch Gai Do Ung Thư

MRI và xét nghiệm dịch não tủy có vai trò quan trọng để loại từ các biến chứng thần kinh do xâm lấn trực tiếp của ung thư. Trong hầu hết các rối loạn thần kinh, dấu hiệu trên MRI thường không đặc hiệu. Xét nghiệm dịch não tủy có thay đổi tế bào từ mức nhẹ – nặng (<200 tế bào đơn nhân, chủ yếu là lympho), nồng độ protein tăng, tăng tổng hợp Ig nội bào. 

  • Viêm não limbic đặc trưng bởi tình trạng lo lắng, trầm cảm, mất trí nhớ ngắn hạn nặng, cơn co giật cục bộ và giảm trí nhớ; MRI thường cho thấy bất thường thùy thái dương một bên hoặc 2 bên.
  • Thoái hóa tiểu não ‘’cận ung thư” khởi phát bằng triệu chứng chóng mặt, nhìn mờ, nhìn đôi, buồn nôn, nôn; một vài ngày hoặc vài tuần sau xuất hiện đau khớp, thất điều, có thể khó nuốt.
  • Hội chứng Opsoclonus-myoclonus gồm dấu hiệu mắt di động hỗn loạn, ngoài ý muốn kèm theo giật cơ; thường liên quan với thất điều.

aVai trò trực tiếp gây bệnh của kháng thể này đã được chứng minh

bAnti-VGKC là tác nhân gây bệnh của một số loại tăng TLC thần kinh.

cAnti-VGCC gây ra HC Lambert-Eaton dNghi ngờ gây bệnh.

Viết tắt: AChR, acetylcholine receptor;

AMPAR, α-amino-3-hydroxy-5-methylisoxazole-4-propionic acid receptor;

GABABR, Gamma-amino-butyric acid B receptor;

GAD, glutamic acid decarboxylase;

NMDAR, N-methyl-d-aspartate receptor

Bệnh hoại tử tủy cấp tính: Gần đây, hội chứng tủy sống cận ung thư ngày càng giảm; chưa rõ là do cải thiện trong điều trị ung thư hay do cải thiện chẩn đoán các nguyên nhân không phải do ung thư.

 Bệnh võng mạc cận ung thư liên quan đến rối loạn chức năng tế bào nón, và que đặc trưng bởi mất nhận cảm ánh sáng, màu sắc tăng dần, ám điểm trung tâm hoặc ngoại vi, quáng gà, giảm đáp ứng trên điện võng mạc.

 Bệnh hạch gai (bệnh thần kinh cảm giác) đặc trưng bởi mất cảm giác đối xứng hoặc không đối xứng, loạn cảm giác đau, giảm hoặc mất phản xạ; Tất cả các cảm giác đều bị ảnh hưởng

Rối Loạn Của Thần Kinh và Cơ

Các rối loạn này có thể xuất hiện ở bất kì thời điểm nào của bệnh ung thư. Xét nghiệm cố định miễn dịch trong máu, nước tiểu nên được cân nhắc làm ở bệnh nhân có bệnh thần kinh ngoại biên chưa rõ nguyên nhân.

Phát hiện các Ig đơn dòng thì cần làm thêm các xét nghiệm để phát hiện ung thư tế bào B, tương bào. Trong bệnh thần kinh cận ung thư, xét nghiệm kháng thể chẩn đoán chỉ giới hạn với kháng thể anti-CV2/CRMP5 và anti-Hu.

ĐIỀU TRỊ Hội Chứng Thần Kinh Cận Ung Thư

Điều trị chủ yếu tập trung vào phát hiện và kiểm soát khối u; một số bệnh nhân khi kiểm soát tốt khối u thì các triệu chứng thần kinh ổn định, thậm chí được cải thiện.

Đáp ứng khác nhau ở các bệnh nhân khi điều trị bằng corticoid và các chất ức chế miễn dịch khác.

Các rối loạn do kháng thể với các kháng nguyên bề mặt hoặc tại synap có đáp ứng tốt hơn với điều trị.

0/50 ratings
Bình luận đóng