Bệnh lý đa dây thần kinh và bệnh lý đa rễ thần kinh

Bệnh lý thần kinh ngoại vi có thể là biến chứng ở mọi giai đoạn của nhiễm HIV. Trong các giai đoạn sớm chưa có triệu chứng, bệnh lý thần kinh ngoại vi tương đối hiếm gặp nhưng các xét nghiệm điện học đã phát hiện được các bằng chứng dưới lâm sàng ở khoảng 10% số ca. Trong các giai đoạn muộn hơn, bệnh lý thần kinh xảy ra ở 30-50% bệnh nhân. Các nghiên cứu bệnh học thần kinh cho thấy các thay đổi bệnh lý có ở gần như 100% bệnh nhân AIDS.

Bệnh lý dây thần kinh có thể chia thành bệnh lý tiên phát do HIV hoặc thứ phát sau các thuốc độc thần kinh hoặc thứ phát sau các nhiễm trùng cơ hội. Mặc dù các bệnh lý dây thần kinh liên quan đến HIV đã giảm đi từ khi có HAART, tỷ lệ mắc các bệnh lý thần kinh do nhiễm độc vẫn tăng lên (Authier 2003). Các loại bệnh lý dây thần kinh ngoại vi có thể được phân biệt dựa trên thời điểm xảy ra (giai đoạn nào của HIV), theo diễn biến lâm sàng, triệu chứng chính và các đặc điểm điện sinh lý và bệnh học.

Các đặc điểm lâm sàng

Bệnh lý đa dây thần kinh mất myelin do viêm cấp tính (AIDP), hội chứng Guillain-Barré (GBS)

AIDP thường xảy ra lúc chuyển đảo huyết thanh hoặc trong giai đoạn sớm không triệu chứng của HIV. Ngoài ra, rất hiếm khi nó có liên quan tới phục hồi miễn dịch (Piliero et al. 2003). Biểu hiện lâm sàng điển hình là mất phản xạ, yếu chi đối xứng lan lên trong khi các sợi cảm giác vẫn còn nguyên vẹn. Tổn thương các dây thần kinh sọ và các dây thần kinh tủy cổ và ngực có thể dẫn tới suy hô hấp, nói ngọng, nói khó, nuốt khó. Tổn thương các dây giao cảm và phó giao cảm có thể gây loạn nhịp tim nguy hiểm và tăng hoặc tụt huyết áp nặng.

DNT thường tăng protein do rối loạn chức năng hàng rào máu não. Ngược lại với bệnh nhân HIV âm tính mắc AIDP, ở bệnh nhân HIV dương tính gần như luôn có hiện tượng tăng tế bào ở mức trung bình tới 50 bạch cầu/ µl

Sau giai đoạn tiến triển vài ngày hoặc vài tuần là giai đoạn ổn định kéo dài cho tới khi phục hồi. Nếu các tổn thương thứ phát của sợi trục xảy ra, quá trình hồi phục có thể kéo dài tới 2 năm. Khuyết tật nhiều mức độ có thể gặp ở 30% bệnh nhân.

Bảng 1: Bệnh lý đa dây thần kinh và đa rễ thần kinh trong nhiễm HIV
Loại Nhiễm HIVLâm sàngPhát hiện
Bệnh đa dây thần kinh tiên phát do HIV
Bệnh đa dây thần kinh mất myelin viêm cấp tính (GBS)Chuyển đảo huyết thanh, giai đoạn không triệu chứng, không hoặc bắt đầu có suy giảm miễn dịchLiệt đối xứng > mất cảm giác, mất phản xạENG với biểu hiện mất myelin, tăng protein DNT và tăng tế bào DNT (< 50 c/µl)
Bệnh đa dây thần kinh mất myelin do viêm mạn tính (CIDP)không triệu chứng, bắt đầu suy giảm miễn dịch, hiếm khi AIDSLiệt ngọn chi và gốc chi > mất cảm giác, mất phản xạENG với biểu hiện mất myelin, tăng protein DNT và tăng tế bào DNT (< 50 c/µl)
Bệnh dây thần kinh do viêm mạch máukhông triệu chứng, không hoặc bắt đầu suy giảm miễn dịch, hiếm khi AIDSĐa số không đối xứng, mất chức năng cấp tính của từng dây thần kinh, hiếm khi rối loạn vận động và cảm giác đối xứng ở ngọn chiTăng ANA, tăng globulin tủa lạnh, đồng nhiễm viêm gan C, sinh thiết dây thần kinh thấy viêm mạch máu, ngoài ra còn viêm mạch máu ở thận, cơ và các cơ quan khác
Bệnh dây thần kinh trong hội chứng tăng lympho thâm nhiễm lan tỏa (DILS)Ức chế miễn dịch mức độ vừaPhần lớn liệt không đối xứng và mất cảm giác, rất hiếm các rối loạn đối xứng ở ngọn chiBệnh tương tự hội chứng Sjögren’s; CD8+ > 1200/µl
Bệnh lý đa dây thần kinh cảm giác đối xứng ngọn chi (DSSP)AIDS hoặc ức chế miễn dịch nặngMất cảm giác đối xứng ở ngọn chi, dị cảm và đau ở chânENG với các đặc điểm của sợi trục chủ yếu ở các dây thần kinh cảm giác ở chân
Các bệnh lý dây thần kinh thứ phát
Bệnh lý dây thần kinh do nhiễm độc thuốcSuy giảm miễn dịch giai đoạn đầu hoặc giai đoạn muộnMất cảm giác đối xứng ở ngọn chi, dị cảm và đau chânĐiều trị ddI, ddC, d4T, vincristine, dapsone
Hội chứng yếu thần kinh cơ cấp tínhSuy giảm miễn dịch giai đoạn đầu hoặc giai đoạn muộnLiệt tứ chi cấp tính tiến triểnToan lactic khi điều trị NRTI, tổn thương sợi trục thần kinh, bệnh cơ phối hợp
Phức hợp viêmAIDSMất chức năng cấpNhiễm CMV ở các cơ quan
đơn dây thầntính, không đốikhác, phát hiện CMV DNA
kinh do CMVxứng của các dâytrong huyết tương; u lympho
hoặc u lymphothần kinh đơn lẻkhông Hodgkin
không Hodgkin   
Viêm đa rễ thần kinh do CMV hoặc M. tuberculosis hoặc do u lympho của màng nãoAIDSLiệt mềm, mất cảm giác, rối loạn chức năng bàng quangNhiễm CMV hoặc mycobacteria ở các cơ quan khác, phát hiện mycobacteria trong DNT, tế bào ác tính trong DNT

Bệnh đa dây thần kinh mất myelin dạng viêm mạn tính (CIDP)

Trong khi AIDP là một bệnh đơn pha và tự khỏi thì CIDP luôn tiến triển mạn tính hoặc tái phát. Yếu chi và các rối loạn cảm giác thường xuất hiện trong vài tháng. Trong một số ca, các đợt tái phát, thoái lui không hoàn toàn và các đợt ổn định thường xen kẽ nhau.

Trong CIDP cũng như AIDP, DNT luôn bất thường với tăng protein. Ngoài ra thường thấy tăng tế bào mức độ vừa chứ không phải dạng cổ điển không có tế bào trong DNT. Cơ chế bệnh sinh của cả AIDP và CIDP có lẽ là mất myelin do đại thực bào và bổ thể. Hiện chưa rõ lý do tại sao có hiện tượng tự miễn tồn tại mạn tính ở CIDP.

CIDP là một biến chứng hiếm của thời kỳ chuyển đảo huyết thanh hoặc giai đoạn sớm của nhiễm HIV trước khi có AIDS.

Bệnh dây thần kinh do viêm mạch máu

Viêm mạch hoại tử ảnh hưởng tới các dây thần kinh ngoại vi là một căn nguyên hiếm của bệnh dây thần kinh trong HIV. Phần lớn bệnh nhân biểu hiện phức hợp viêm đơn dây thần kinh đều đặc trưng bởi hiện tượng mất chức năng cấp tính và hay tái phát của từng dây thần kinh ngoại vi riêng biệt. Tiên lượng phụ thuộc có biểu hiện của quá trình viêm mạch ở các cơ quan khác hay không, ví dụ tim, thận hoặc cơ. Phức hợp miễn dịch hình thành trong viêm gan C hoặc cryoglobulin có lẽ cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh.

Hội chứng tăng bạch cầu lympho thâm nhiễm lan tỏa (DILS)

DILS là một căn nguyên hiếm của bệnh dây thần kinh đối xứng ngọn chi với biểu hiện thường gặp là đau. Nó tương tự hội chứng Sjögren, nhưng có sự thâm nhiễm nhiều phủ tạng với số lượng lympho bào CD8 tăng vọt (T CD8 > 1000/µl). Hội chứng sicca (hội chứng khô) với biểu hiện to tuyến mang tai, hạch to, lách to, viêm phổi (pneumonitis) và suy thận có thể xảy ra cùng với bệnh lý sợi trục (Gherardi 1998).

Bệnh đa dây thần kinh cảm giác đối xứng ngọn chi (DSSP)

DSSP là bệnh lý dây thần kinh phổ biến nhất ở bệnh nhân HIV dương tính và bộc lộ triệu chứng trong giai đoạn muộn của bệnh khi CD4 tụt dưới mức 200/µl. Diễn biến lâm sàng chủ yếu là các triệu chứng cảm giác tiến triển từ từ, ví dụ tê bì, dị cảm ở bàn chân và cẳng chân (Bảng 2). Khoảng 30-50% bệnh nhân than phiền về các triệu chứng bỏng rát, đau nhói hoặc như dao cắt. Biểu hiện chủ yếu ở ngón chân và bàn chân, đôi khi khiến đi lại khó khăn. Dấu hiệu lâm sàng rõ nhất là giảm hoặc mất phản xạ gân gót, tăng ngưỡng cảm giác rung ở ngón chân và mắt cá và giảm nhạy cảm với cảm giác đau và nhiệt độ phân bố kiểu “đi tất”, trong khi cảm giác bản thể thường bình thường. Yếu và teo cơ ở bàn chân thường nhẹ và không phải là biểu hiện chính của bệnh. Ngón tay và bàn tay rất hiếm khi biểu hiện triệu chứng.

Biểu hiện ở đùi, thân mình, liệt chân rõ hoặc giảm cảm giác bản thể đều là các biểu hiện không điển hình cho DSSP và cần phải hướng tới bệnh khác, ví dụ một bệnh lý của cơ kèm theo. Mất và rối loạn chức năng của các sợi giao cảm và phó giao cảm có thể dẫn tới hạ huyết áp tư thế, rối loạn cương dương, liệt ruột và các biến đổi của da và móng ở nhiều bệnh nhân DSSP.

Bảng 2: Biểu hiện lâm sàng của DSSP  Tê bì, đau, dị cảm ở bàn chân và cẳng chân Giảm hoặc mất phản xạ gân gót

Giảm hoặc mất cảm giác rung ở ngón chân và mắt cá Không hoặc rất ít các rối loạn chức năng vận động Không hoặc rất ít biểu hiện ở bàn tay và cánh tay Diến biến chậm

Chẩn đoán điện học phát hiện các tổn thương sợi trục

Các rối loạn chức năng thực vật: hạ huyết áp tư thế, rối loạn cương dương

Các bệnh dây thần kinh do nhiễm độc thuốc

Bệnh dây thần kinh cảm giác ngoại vi đối xứng ở ngọn chi xảy ra ở 10-30% số bệnh nhân điều trị bằng ddI, d4T hoặc ddC. Không thể phân biệt bệnh lý này với DSSP do HIV khi khám lâm sàng hoặc xét nghiệm điện học. Khác biệt duy nhất là tiền sử phơi nhiễm với các thuốc nucleoside gây độc thần kinh. Brew và cộng sự (Brew 2003) thấy tăng lactate huyết thanh ở trên 90% số bệnh nhân bị bệnh lý dây thần kinh do d4T.

Bệnh dây thần kinh do nucleoside xảy ra sau trung bình 12-24 tuần điều trị. Sau khi ngừng điều trị, có thể có một giai đoạn bệnh tồi đi trong 2-4 tuần sau đó bắt đầu có những cải thiện sau 6-12 tuần. Trong một số ca, sự phục hồi là không hoàn toàn. Trong những ca đó, có lẽ còn có một tổn thường khác của dây thần kinh ngoại vi tồn tại trước đó do bản thân HIV gây ra. Các biểu hiện dưới lâm sàng được khẳng định bằng các xét nghiệm bệnh học đã làm tăng nguy cơ phát bệnh dây thần kinh do NRTI.

Trong nghiên cứu TORO-1 ở Mỹ, 11% số bệnh nhân điều trị bằng T-20 (enfurvitide) biểu hiện bệnh dây thần kinh trong khi nhóm chứng chỉ có 5% (Lalezari 2003), trong khi nghiên cứu TORO-2 ở châu Âu không khẳng định được điều đó (Lazzarin 2003). Vẫn còn các tranh cãi về nguy cơ bệnh dây thần kinh do PI (indinavir, saquinavir, ritonavir, và atazanavir) (Crabb 2004, Pettersen 2006).

Bảng 3: Các thuốc gây độc thần kinh hay dùng trong HIV
NRTI

Kháng sinh

Độc tế bào

ddI, ddC, d4T

dapsone, metronidazole, isoniazid vincristine

Hội chứng yếu thần kinh cơ cấp tính

Trong diễn biến của toan lactic do NRTI, một tình trạng liệt tứ chi nguy hiểm giống như AIDP có thể xảy ra. Trong phần lớn các ca đó có sự phá huỷ sợi trục thần kinh ngoại vi, ngoài ra một số bệnh nhân còn có mất myelin. Sinh thiết cơ thấy viêm cơ hoặc bệnh cơ do ty thể ở một số ca (Simpson 2004).

Bảng 4: Chẩn đoán
Quy trìnhPhát hiện Bệnh
Khám bản (cho mọi bệnh nhân)
Bệnh sửThuốc nhiễm trùng cơ hội

 

Nghiện rượu

Bệnh dây thần kinh do thuốc

Bệnh dây thần kinh do CMV hoặc u lympho

Bệnh dây thần kinh do rượu

Khám thần kinhLoại bệnh dây thần kinh (đối xứng ngọn chi, phức hợp viêm đơn dây thần kinh…)Triệu chứng không do bệnh tủy hoặc bệnh cơ gây ra
Electromyograp hy Electroneurogra phyKhẳng định bệnh dây thần kinh

Mất myelin

Đặc điểm sợi trục

Triệu chứng không do bệnh tủy hoặc bệnh cơ gây ra

AIDP, CIDP

DSSP, Multiplex Neuropathy, DILS

Xét nghiệm máuHbA1c, glucose

Vit B12, B1, B6, Fe,

ferritin

 

ANA, cryoglobulins, huyết thanh chẩn đoán HCV, phức hợp miễn dịch lưu hành, ANCA

TPHA

CD8+ T-cells > 1200/µl lactate

 

CMV DNA (nếu CD4+

< 100/µl)

Bệnh đa dây thần kinh do tiểu đường Bệnh thần kinh do suy dinh dưỡng hoặc đồng hóa không hoàn toàn

 

Bệnh dây thần kinh do viêm mạch máu

 

 

 

 

Giang mai thần kinh

Bệnh dây thần kinh với biểu hiện DILS do nhiễm độc NRTI

 

Phức hợp viêm đơn dây thần kinh do CMV

Các xét nghiệm khác (chỉ dành cho những trường hợp đặc biệt)
DNTTăng tổng protein

Tăng tế bào, CMV DNA Tế bào u lympho, EBV DNA

Tăng IgA, trực khuẩn kháng toan, DNA mycobacteria

AIDP, CIDP

Viêm đa rễ thần kinh do CMV Viêm màng não do u lympho

 

Viêm đa rễ thần kinh do lao

Xét nghiệm về thần kinh thực vật (phản ứng da giao cảm, thay đổi của nhịp tim)Tổn thường các dây giao cảm hoặc phó giao cảmCác bệnh thần kinh thực vật
MRI (cột sống thắt lưng)Ép tủy vùng đuôi ngựaLymphoma cột sống Toxoplasmosis cột sống
Sinh thiết thần kinh và cơViêm mạch hoại tử Thâm nhiễm CD8 quanh

mạch mà không có hoại tử

Bệnh dây thần kinh do viêm mạch Bệnh thần kinh do DILS

Bệnh lý đa dây thần kinh và đa rễ thần kinh do các bệnh khác

Ở bệnh nhân HIV giai đoạn nặng, phức hợp viêm đơn dây thần kinh có thể do CMV hoặc u lympho không Hodgkin gây ra. Các bệnh lý đa rễ thần kinh cấp hoặc bán cấp của vùng đuôi ngựa với biểu hiện liệt mềm 2 chân tiến triển nhanh, rối loạn vận động ruột và rối loạn cảm giác đều có thể xảy ra trong bệnh cảnh nhiễm trùng cơ hội (CMV, lao) hoặc u lympho non Hodgkin xâm lấn màng não. Các nguyên nhân quan trọng khác gây bệnh lý đa rễ thần kinh là nghiện rượu, tiểu đường, suy dinh dưỡng ở bệnh nhân có bệnh tiêu hóa kéo dài, ung thư hoặc suy mòn.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh lý dây thần kinh dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng. Các xét nghiệm điện học có thể khẳng định và phân biệt với các bệnh khác như bệnh của tủy. Dịch não tủy đôi khi cũng cần thiết nếu nghi ngờ CMV hoặc giang mai. Sinh thiết dây thần kinh và cơ ở bắp chân chỉ cần thiết trong các ca không điển hình –  ví dụ DSSP gây đau mà CD4 cao và VL thấp và không có các thuốc độc thần kinh hay yếu tố nguy cơ nào khác kèm theo. Bảng 4 liệt kê các khuyến cáo sử dụng trên lâm sàng.

Điều trị

Điều trị căn nguyên chỉ áp dụng được cho một số bệnh dây thần kinh hoặc rễ thần kinh hiếm gặp. Globulin miễn dịch truyền tĩnh mạch và lọc huyết tương đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị AIDP. Corticosteroid cũng hiệu quả trong CIPD. Trong các thử nghiệm lâm sàng về điều trị CIDP, không thấy có sự khác biệt về hiệu quả giữa globulin miễn dịch, lọc huyết tương và corticosteroid. Tuy nhiên một bệnh nhân có thể chỉ đáp ứng với 1 trong 3 biện pháp. Ở những bệnh nhân chỉ đáp ứng với corticosteroid liều cao, các thuốc ức chế miễn dịch khác như azathioprine, methotrexate liều thấp hàng tuần hoặc cyclosporine có thể thay thế điều trị corticoid kéo dài. Chúng tôi đã gặp những bệnh nhân CIDP có bệnh thoái triển một phần sau khi điều trị steroid và duy trì được trạng thái ổn định trong nhiều năm mà chỉ cần ART.

Đối với bệnh dây thần kinh do thuốc, cần ngừng dùng các thuốc đó. Tuy nhiên, việc thay thế ddI hoặc d4T đôi khi rất khó ở những bệnh nhân nhiễm chủng HIV đa kháng. Trong những trường hợp này, cần phải cân bằng giữa chất lượng cuộc sống khi có triệu chứng của bệnh dây thần kinh và nguy cơ thất bại về miễn dịch và virus. Trong một nghiên cứu nhỏ không làm mù (open-label), sử dụng 2 x 3,500 mg L-acetyl-carnitine đã dẫn tới tái sinh dây thần kinh ngoại vi (trên sinh thiết da), và cải thiện các triệu chứng dây thần kinh do NRTI (Hart 2004). Hai nghiên cứu nhỏ khác cũng khẳng định hiệu quả của L-acetyl-carnitine trong giảm đau ở bệnh nhân mắc bệnh lý dây thần kinh do nhiễm độc thuốc (Herzmann 2005, Osio 2006), nhưng vẫn chưa có các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng.

Chưa có điều trị căn nguyên cho DSSP. ART có thể cải thiện chức năng của các dây thần kinh cảm giác trong một số ca và do đó, cần lưu ý bắt đầu điều trị HAART (trị liệu kháng retrovirus hiệu lực cao) hoặc tối ưu hóa phác đồ hiện có ở những bệnh nhân mới được chẩn đoán DSSP. Trong phần lớn các bệnh nhân, các triệu chứng thần kinh sẽ vẫn tồn tại.

Điều trị triệu chứng cần nhằm vào các triệu chứng gây khó chịu như đau và dị cảm. Các  thuốc này không hiệu quả với các thiếu hụt về chức năng của dây thần kinh như mất cảm giác hoặc liệt.

Bảng 5: Điều trị căn nguyên bệnh lý đa dây thần kinh và đa rễ thần kinh
Bệnh Điều trị
AIDPImmunoglobulins truyền tĩnh mạch 0.4 g/kg/ngày x 5 ngày hoặc lọc huyết tương (5 lần trong 7-10 ngày)
CIDPImmunoglobulins truyền tĩnh mạch 0.4 g/kg/ngày x 5 ngày hoặc lọc huyết tương (5 lần trong 7-10 ngày)

Hoặc:  prednisone 1-1.5 mg/kg/ngày x 3-4 tuần giảm dần liều trong 12–16 tuần

Bệnh dây thần kinh do viêm mạch máuprednisone 1-1.5 mg/kg/ngày x 3-4 tuần giảm dần liều trong 12– 16 tuần
Bệnh dây thần kinh do DILSBắt đầu hoặc tối ưu hóa phác đồ ART kèm theo prednisone 1-

1.5 mg/kg/ngày x 3-4 tuần giảm dần liều trong 12–16 tuần

Bệnh đa dây thần kinh cảm giác đối xứng ngọn chiKhông rõ điều trị căn nguyên. ART có thể cải thiện chức năng dây thần kinh. Về điều trị triệu chứng xem bảng 6.
Bệnh dây thần kinh do thuốcNgừng điều trị thuốc đó nếu được
Phức hợp viêm đơn dây thần kinh hoặc viêm đa rễ thần kinh do CMVIV foscarnet 2 x 90 mg/kg/ngày công với IV ganciclovir 2 x 5 mg/kg/ngày.
Viêm màng não do u lymphoBắt đầu hoặc tối ưu hóa phác đồ ART kèm theo tiêm nội tủy methotrexate (qua dẫn lưu não thất hoặc chọc DNT) 12-15 mg 2 x/tuần cho tới khi DNT không còn tế bào ác tính, sau đó

1 x/tuần trong 4 tuần và 1 x/tháng kèm theo 15 mg folinate uống sau mỗi lần tiêm kèm theo điều trị u lympho toàn thân (xem chương tương ứng)

Viêm đa rễ thần kinh do M. tuberculosisĐiều trị lao

Các thuốc trong Bảng 6 được khuyến cáo vì chúng đã được chứng minh là có hiệu quả trên lâm sàng và vì chúng ảnh hưởng rất ít (và dự đoán được) đến ART. Một nghiên cứu đối chứng cho thấy lamotrigine cũng có tác dụng giảm triệu chứng của bệnh dây thần kinh nhiễm độc (Simpson 2003). Thuốc dung nạp tốt nếu tuân thủ đúng tiến trình tăng liều chậm và ngừng hoặc giảm liều ngay khi có phản ứng da. Trong một nghiên cứu nhỏ, gabapentin cũng hiệu quả trong giảm đau do DSSP (Hahn 2004). Lợi ích của thuốc này là dung nạp tốt và không tương tác với ART. Pregabalin, một thuốc chống co giật giống như gabapentin, đã được cấp phép điều trị đau do bệnh dây thần kinh. Thuốc làm giảm đau ở bệnh nhân bị bệnh dây thần kinh do tiểu đường. Tương tự như gabapentin, thuốc không ảnh hưởng tới ART và được dung nạp tốt. Chúng tôi đã điều trị thành công ngày càng nhiều bệnh nhân DSSP và bệnh dây thần kinh nhiễm độc bằng thuốc mới này.

Một thử nghiệm lâm sàng có đối chứng đã không thể phát hiện được hiệu quả điều trị của lidocaine 5% dạng gel khi điều trị đau do bệnh lý dây thần kinh của HIV (Estanislao 2004).

Bảng 6: Điều trị triệu chứng đau do bệnh dây thần kinh
  Điều trị Tác dụng phụ
Bước 1:Lý liệu pháp, biện pháp hỗ trợ (giày rộng…)

L-acetyl-carnitine 2 x 2–4 g

 

 

Hiếm có dị ứng, ỉa chảy nhẹ

Bước 2:Tạm thời dùng 3-4 x 1000 mg paracetamol hoặc 2-3 x 50 mg

diclofenac hoặc  4 x 40 giọt novaminsulfone trong 10-14 ngày

Buồn nôn, nôn, dị ứng (hiếm)
Bước 3:Gabapentin 300 mg buổi tối, tăng liều 300 mg một ngày sau mỗi 3 ngày tới liều cao nhất 3 x 1200 mg hoặc

Pregabalin 2 x 75 mg trong 1 tuần, tăng liều tới 2 x 150 trong tuần thứ hai, có thể tăng tới 2 x 300 mg hoặc

Lamotrigine 25 mg buổi tối, tăng liều 25 mg mỗi 5 ngày cho tới 300 mg

hoặc

Amitriptyline 25 mg buổi tối, tăng liều 10-25 mg mỗi 2-3 ngày cho tới 3 x 50 mg

hoặc

 

Nortriptyline 25 mg buổi sáng, tăng liều 25 mg mỗi 2-3 ngày cho tới 2-

3 x 50 mg

Gây ngủ, buồn nôn, chóng mặt, hiếm khi viêm tụy

 

 

Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, ban dị ứng

 

 

 

 

Dị ứng, gây ngủ, đau đầu, buồn nôn

 

 

 

 

Gây ngủ, hạ huyết áp tư thế, táo bón, chóng mặt, khô miệng, loạn nhịp, bí đái, báo trước: tăng nhãn áp

 

 

Hạ huyết áp tư thế, táo bón, chóng mặt, khô miệng, loạn nhịp, bí đái, báo trước: tăng nhãn áp

Bước 4:Flupirtine 3 x 100, tăng liều tới 3 x 600 mg

hoặc

Morphine chậm 2 x 10 mg tăng liều dần lên tới 2 x 200 mg

Gây ngủ, táo bón, buồn nôn

 

 

Gây ngủ, táo bón, buồn nôn

Lưu ý chungTiến 1 bước nếu triệu chứng vẫn tồn tại.

Thuốc của bước 3 có thể được phối hợp (ví dụ một thuốc chống co giật và một thuốc chống trầm cảm), thuốc bước 3 và bước 4 có thể được phối hợp (ví dụ flupirtine và một thuốc chống co giật).

Nếu cần giảm triệu chứng nhanh, cần bắt đầu điều trị bằng 1 thuốc bước 4 phối hợp một thuốc bước 3 liều thấp rồi tăng liều chậm.

Tăng liều càng chậm thì khả năng đạt được liều hiệu quả càng cao.

Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptyline và nortriptyline đều có các tác dụng phụ kháng phó giao cảm (anticholinergic) rất rõ. Liều giảm đau cũng tương tự liều điều trị trầm cảm và nhiều bệnh nhân không thể dung nạp được những liều đó. Tuy nhiên, liều thấp hơn lại không hiệu quả đối với DSSP. Nortriptyline không có tác dụng an dịu gây ngủ. Chúng tôi đã sử dụng thuốc này với tỷ lệ thành công cao, mặc dù còn thiếu các thử nghiệm lâm sàng về ứng dụng của nó trong bệnh lý dây thần kinh do HIV. Duloxetine là thuốc đầu tiên trong nhóm chống trầm cảm mới đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị đau ở bệnh nhân     mắc bệnh dây thần kinh do tiểu đường. Theo những kinh nghiệm ban đầu của chúng tôi, thuốc cũng có hiệu quả với DSSP do HIV và bệnh dây thần kinh nhiễm độc. Thuốc chống co giật carbamazepine được dùng rộng rãi trong điều trị đau do dây thần kinh. Tuy nhiên, nó kích thích một số men của hệ CYP450 và ảnh hưởng tới ART. Do đó ứng dụng trong y học HIV còn rất hạn chế. Các opioid mạnh có thể được dùng để điều trị đau mức độ vừa hoặc nặng nếu việc tăng liều thuốc chống trầm cảm và chống co giật không thực hiện được và nếu cần tác dụng giảm đau nhanh (Sindrup 1999). Ngay cả trong các ca bệnh nhân nghiện, vẫn có thể dùng opioid (Breitbart 1997). Đôi khi, cần tăng liều methadone một chút để đạt hiệu quả giảm đau.

Bệnh

Bệnh cơ xảy ra ở 1-2% số bệnh nhân HIV. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh. Bảng 7 đưa ra một tóm tắt các loại bệnh cơ quan trọng nhất ở bệnh nhân HIV.

Viêm đa cơ do tế bào T gây độc là dạng bệnh cơ phổ biến nhất do HIV. Bệnh cơ do AZT ít khi xảy ra với liều AZT dùng ngày nay. Một số thuốc khác dùng trong HIV (ddI, co- trimoxazole, pentamidine, sulfadiazine, thuốc hạ mỡ máu) hiếm khi gây tiêu cơ vân cấp kèm theo liệt tứ chi và CK tăng cao. Đáng lưu ý là các PI làm tăng nồng độ statin và tăng nguy cơ bệnh cơ và tiêu cơ vân do statin (Hare 2002).

Tăng CK thường gặp trong khi điều trị TDF, đặc biệt ở bệnh nhân đồng nhiễm HBV hoặc HCV. Điều này xảy ra do macroenzyme creatine kinase (Macro CK)  type 2 và không nên coi đây là chỉ điểm của bệnh thiếu cung cấp máu hoặc bệnh cơ. Việc tích lũy loại isoenzyme của gan này có lẽ là hậu quả của việc suy giảm khả năng thải loại Macro CK2 do TDF gây ra (Schmid 2005).

Đặc điểm lâm sàng

Bệnh cơ ở bệnh nhân HIV thường biểu hiện bằng đau cơ sau tập luyện, xảy ra ở các cơ gốc chi, sau đó là liệt đối xứng tiến triển chậm và teo các cơ gốc chi. Các cơ gốc chi là các cơ hay bị bệnh nhất, nhưng đôi khi các cơ ngọn chi, cơ thân mình, cổ, mặt hoặc họng cũng có thể chịu ảnh hưởng.

Chẩn đoán

Đau cơ, mệt mỏi và tăng CK huyết thanh rất phổ biến trong HIV. Nhưng các triệu chứng không đặc hiệu đó không thể chẩn đoán được bệnh cơ. Chẩn đoán bệnh cơ cần có triệu chứng liệt, teo cơ hoặc các biểu hiện trên điện cơ đồ. Sinh thiết cơ sẽ khẳng định chẩn đoán và còn đưa ra các manh mối giúp phân loại và tìm ra quá trình bệnh sinh của bệnh cơ.

Bảng 7: Bệnh cơ trong HIV
Tiên phát do HIV Thứ phát
Viêm đa cơBệnh cơ do AZT
Bệnh cơ nemaline (thể que)Bệnh cơ do viêm mạch máu
Bệnh cơ hốc (vacuolar myopathy)Thâm nhiễm u lympho vào cơ
Viêm cơ thể vùiViêm cơ nhiễm trùng
 Tiêu cơ vân do nhiễm độc thuốc

Điều trị

Đau cơ mức độ vừa có thể đáp ứng với thuốc giảm viêm không steroid.

Prednisone (100 mg/ngày trong 3-4 tuần, giảm liều dần) hoặc immunoglobulin tĩnh mạch (0.4 g/kg trong 5 ngày) cũng có hiệu quả trong viêm đa cơ (Espinoza 1991, Viard 1992).

Điều trị bệnh cơ do AZT bằng cách ngừng thuốc. Đau cơ thường giảm sau 1-2 tuần. Nếu triệu chứng tồn tại 4-6 tuần, có thể dùng prednisone như trên.

0/50 ratings
Bình luận đóng