Khái niệm
Hay kinh sợ là chỉ chứng trạng gặp sự việc thường dễ khiếp hãi, hoặc bình thường vô cớ tự cảm thấy hoang mang sợ sệt, trong Tâm hồi hộp không yên.
Chứng này xuất xứ từ Tố vấn – Chí chân yếu đại luận. Linh khu – Bách bệnh thủy sinh thiên lại gọi là “Hỉ kinh”.
Chứng này tương tự với hai chứng “Tâm quý”, “Chinh xung”. Nhưng “Kinh quý” là có từng cơn hồi hộp không yên. Sách Chứng trị vâng bổ nói; “Kinh quý là bât chợt nếu có việc thì sợ sệt, trong Tâm không yên, phát sinh bệnh từng lúc”. Chứng “Chinh xung” phần nhiều có những cơn hồi hộp không yên kéo dài. Sách Chứng trị vâng bổ có viết: “Chinh xung là trong Tâm sợ sệt, giao động không yên, phát cơn không có giờ nhất định”. Cho nên Chinh xung so với Kinh quý nặng hơn và thường là từ kinh quý phát triển lên. Kinh với Quý tuy cùng có những cơn Tâm hoang, nhưng kinh thường là Đởm non nớt, thường do dụ phát gây nên. Sách Loại chứng trị tài có nói; “Kinh là thần khí thất thủ do nghe thấy sự việc mà mất vía, sự sợ hãi chỉ là tạm thời; còn Quý thì không như thế, cũng cần phải phân biệt”. Mục này chủ yếu bàn về chứng hay kinh hãi; còn hai chứng Quý và Chinh xung không thảo luận trong phạm vi chứng này.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
- Hay sợ hãi do Tâm Đởm khí hư:Có chứng đoản hơi yếu sức, tiếng nói thấp nhỏ, đởm khiếp sợ sự việc, Tâm hoang dễ sợ hãi, ít ngủ hay mê, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch Nhược.
- Hay sợ hãi do âm huyết bất túc: Có chứng hư phiền mất ngủ, triều nhiệt, mồ hôi trộm, lòng bàn chân tay nóng, gặp sự việc dễ sợ hãi, sắc mặt không tươi, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế.
- Hay sợ hãi do đờm hỏa quấy rối Tâm: Có chứng Tâm phiền, ý thức rối loạn, đêm ngủ dễ kinh hoàng, miệng khô và đắng, chất lưỡi sắc đỏ, rêu lưỡi vàng dầy nhớt, mạch Hoạt Sác.
- Hay sợhãi do Tâm hỏa vượng thịnh: Có chứng mặt hồng mắt đỏ, miệng lưỡi mọc mụn, phiền táo dễ sợ hại, lưỡi đỏ, mạch Sác.
- Hay sợ hãi do Can uất huyết hư: Có chứng ngực sườn trướng đầy, tình chí không thoải mái, phiền táo dễ cáu giận, gặp sự cố dễ kinh hoàng, sắc mặt và móng tay chân xanh nhợt, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi tối hoặc nhợt, mạch Tế Nhược.
Phân tích
- Chứng hay sợ hãi do Tâm Đởm khí hư: Tâm giữ chức quan quân chủ, thần minh từ đó mà ra. Đởm là chức quan trung chính, quyết đoán từ đó mà ra. Tâm khí thoải mái thì Đởm khí không vướng mắc. Nếu do sự cố có việc kinh hoàng hoặc nghe như tiếng động bất ngờ, hoặc nhìn thấy vật kỳ lạ, hoặc tư tưởng yếu ớt, mộng mị không yên đến nỗi Đởm khí bị tổn hại, Tâm thần không yên, động đến việc là sợ hãi, khi phát bệnh thì nằm ngồi không yên, Tâm hoang, ngại việc. Sách Thọ thế bảo nguyên nói: “Đột ngột mà hãi… dưới Tâm sợ sệt như sợ người đến bắt đều do Tâm hư, Đởm khiếp gây nên”. Sách Y tôn tất độc cũng viết: “Tôi xét bên ngoài có sự nguy hiểm tác động thành kinh hoàng, nếu Tâm Đởm mạnh thì vô hại, nếu Tâm Đởm khiếp bị xúc động thì dễ kinh hãi”. Yếu điểm biện chứng là: Hay hãi sợ, kiêm chứng đoản hơi, tự ra mồ hôi, yếu sức,sắc mặt trắng bệch là Tâm khí bất túc và người vốn non gan, ngại sự việc gặp sự việc lo nghĩ thường ít quyết đoán đó là chứng hậu Đởm hư. Điều trị cần ích khí dưỡng Tâm, hóa đàm ôn Đởm, chọn dùng các phương Tứ quân tử thang, Ôn Đởm thang. Sách Huyết chứng luận có viết: “Đởm khí không mạnh dễ phát kinh sợ, Quế chi long cốt mẫu lệ cam thảo thang chủ chữa bệnh ấy”.
- Chứng Hay sợ hãi do âm huyết bất túc: Người ta chủ động ở Tâm, Tâm được huyết nuôi dưỡng, một khi Tâm huyết bị hư, Tâm thần thất thủ dễ phát kinh sỢ, mà khi Tâm đã hư không bao giờ không do Thận tinh bị hư bởi vì dương thông ngự ở âm, gốc của Tâm là từ Thận, trên không yên là bởi ảnh hưởng từ dưới, đó là cái lý tinh huyết hỗ căn. Sách Loại chứng trị tài có viết: “Nếu tinh huyết tam âm suy tổn, dương ở trong âm bất túc sẽ Chinh xung sợ hãi”. Yếu điểm biện chứng trên lâm sàng là: “Hay sợ hãi lại kiêm các chứng âm hư nội nhiệt như: triều nhiệt, mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, khát nước về ban đêm và các chứng huyết hư không dồi dào khiến cho sắc mặt không tươi, móng tay chân tái nhợt… lưỡi nhợt hoặc hồng, rêu mỏng hoặc không có rêu, mạch Tế Sác vô lực. Điều trị nên tư âm dưỡng huyết, an thần ninh Tâm, chọn dùng phương Quy thược địa hoàng thang. Chứng này với chứng hay sợ hãi do Tâm Đởm khí hư tuy đều thuộc Hư chứng nhưng một trường hợp là dương khí bất túc, một trường hợp là âm huyết suy hư biểu hiện lâm sàng rõ ràng là khác nhau, chẩn đoán phân biệt cũng dễ.
- Chứng Hay sợ hãi do đờm hỏa quấy rối Tâm: Thể trạng vốn đờm thịnh, hoặc đột ngột giận dữ hại Can, khí uất hóa hỏa, hun đốt tân dịch thành đờm, đờm và hỏa quấy rối lên trên, tâm thần không yên, gặp sự cố thì dễ kinh hoàng. Sách Hồng lô điểm tuyết có viết: “Kinh là do đờm nhân hỏa động”, chứng này với chứng hay sợ hãi do âm huyết bất túc tuy đều có hiện tượng nhiệt nhưng có Hư Thực khác nhau. Yếu điểm biện chứng lâm sàng là: hay sợ hãi lại kiêm cả nóng nảy nói lắm lời, thậm chí táo cuồng, đầu choáng đầu đau đắng miệng lưỡi đỏ, rêu vàng dầy nhớt, mạch Huyền Hoạt là những chứng hậu thực hỏa kiêm đờm. Điều trị nên thanh Tâm quét đờm dùng phương Hoàng liên ôn Đởm thang.
- Chứng hay sự hãi do Tâm hỏa vượng thịnh: Tố vấn – Chí chân yếu đại luận có viết: “Đau đớn hoảng sợ đều thuộc hỏa”. Bệnh Kinh là ở Tâm phần nhiều do Tâm có thực hỏa, hỏa thịnh, huyết loạn, thần không có chốn ở nên phát sinh kinh giật, trẻ em gặp nhiều chứng này. Chứng này với chứng hay sợ do đờm hỏa quấy rối Tâm đều có hiện tượng nhiệt rất rõ, nhưng đờm hỏa quấy rối Tâm chủ yếu là đờm, rêu lưỡi phải dầy nhớt mà vàng. Còn Tâm hỏa vượng thịnh thì chủ yếu là hỏa, cho nên yếu điểm biện chứng lâm sàng là: hay sợ mà kiêm chứng miệng lưỡi mọc mụn, miệng khát muốn uống nước lạnh, rêu lưỡi vàng mỏng, điều trị nên thanh Tâm tả hỏa, chọn dùng phương Tả Tâm đạo xích tán.
- Chứng Hay sợ hãi do Can uất huyết hư: Can uất không thư thái hóa hỏa đốt tân dịch, Can huyết bị tổn hại thì Tâm huyết cũng suy đến nỗi Can không chứa hồn, Tâm không làm chủ thần, thần hôn tán loạn, gặp sự việc thì dễ sợ hãi Huyết chứng luận có viết: “Người mắc bệnh về huyết thì hay hãi”. Sách Mạch nhăn chứng trị cũng viết: “Vì huyết hư, can chủ huyết, không có huyết nuôi dưỡng thì không thịnh cho nên dễ kinh hãi”. Chứng này với chứng Hay sợ hãi do âm huyết bất túc đều có các chứng trạng, sắc mặt và móng tay chân trắng xanh, mạch Tế. Yếu điểm biện chứng lâm sàng là: Nếu kiêm chứng Can uất, không thư thái, ngực sườn trướng đầy, kinh nguyệt không điều, rêu lưỡi mỏng sắc tôi hoặc nhạt, mạch Tế Huyền với chứng Hay sơ hãi do âm huyết bất túc mà có biểu hiện âm hư nội nhiệt khác nhau, điều trị nên dưỡng huyết sơ Can lý khí yên thần, chọn dùng phương Đan chi tiêu giao tán gia giảm.
Chứng Hay sợ hãi gặp khá nhiều trên lâm sàng, nguyên nhân và cơ chế bệnh của chứng Hay sợ hãi rất đa dạng, ngoài những điều giới thiệu ở trên, các y thư cổ đại còn có các luận điểm: “Dương minh quyết nghịch thì hay sợ hãi” (Tố vấn – Quyết luận), “Các loại bệnh thuộc thủy khi nằm thì sợ hãi” (Tố vấn – Bình nhiệt bệnh luận), “Nhị dương cấp thì sợ hãi” (Tố vấn – Đại kỳ luận), ở đây chưa bàn đến những luận điểm ấy, lâm sàng cần phải tăng cường phân tích, xét chứng tìm nguyên nhân để chọn ra phép chữa thỏa đáng.
Trích dẫn y văn
Ba chứng Chinh xung, Kinh quý, Kiện vong tên khác nhau nhưng bệnh thì giống nhau (Thọ thế bảo nguyên).
Mạch bệnh của Túc Dương minh có chứng sợ người và lửa… cho nên nghe tiếng gỗ va chạm thì sợ hãi là vì thổ ố mộc (Tố vấn – Dương minh mạch giải thiên).