HẠT CỦ ĐẬU
Semen Pachyrhizi
            Bộ phận dùng là hạt cây củ đậu – Pachyrhizus erosus Urb., = P. angulatus Rich., họ Đậu – Fabaceae.
Đặc điểm thực vật.
            Cây củ đậu cho ta rễ củ để ăn. Cây leo, lá kép gồm 3 lá chét hình tam giác rộng. Hoa màu tím nhạt mọc thành chùm dài ở kẽ lá. Quả hơi có lông, có khoảng 9 hạt. Mùa có hạt: tháng 11-12.
Thành phần hóa học.
            Củ tươi có 90% nước, 2,4% tinh bột, 4,5% ose (biểu thị bằng glucose), 1,46% protein, 0,39% chất vô cơ, các men peroxydase, amylase và phosphatase.
            Hạt, ngoài các thành phần như lipid, protein, tinh bột, đường , còn có rotenon. Tỉ lệ rotenon khoảng 0,56-1%, ngoài ra còn có tephrosin và các chất pachyrhizin, pachyrhizon, và pachyrhizomen*. Trong lá cũng có các chất như trong hạt nhưng hàm lượng ít.
Tác dụng và công dụng.
            Rễ củ đậu là một nguyên liệu thực phẩm có thể ăn sống hoặc xào nấu chín.
            Hạt củ đậu là rotenon nên cũng được dùng làm thuốc trừ sâu như dây mật nhưng vì tỉ lệ rotenon thấp hơn nên cần pha đặc hơn. Hạt củ đậu không ăn được.
* Công thức pachyrhizomen, xem phần đại cương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
0/50 ratings
Bình luận đóng