Những thương tổn tắc nghẽn có thể là tắc nghẽn van hoặc van bị đóng đai ngăn cản thất bóp máu đi ra. Dẫn tới giảm cung lượng tim đi vào tuần hoàn phổi hoặc tuần hoàn chung và tăng quá tải của thất gây nên suy thất.

Suy tim sung huyết là đặc trưng của nhóm bệnh này.

Thương tổn bao gồm: hẹp van hai lá; hẹp van động mạch phổi; hẹp van động mạch chủ; hẹp van ba lá; hẹp cung động mạch chủ.

Sự tắc nghẽn dòng chảy thất trái ở trẻ em thì nặng hơn người lớn bởi vì tính khốc liệt của sự tắc, khả năng chịu đựng thiếu máu cơ tim kém hơn người lớn và khó khăn trong việc điều trị.

Sự chênh áp của thương tổn tắc nghẽn sẽ trực tiếp tới kỹ thụật gây mê.

CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN

Như bệnh nhân có thương tổn phối hợp ở trên.

TIỀN MÊ

Ketamin: 2mg/kg TB (liều này không ảnh hưởng tới tim, huyết áp) hoặc Midazolam: 0,5mg/kg, TB hoặc Seduxen: 0,2mg/kg, TM

KHỞI MÊ

  • Những thuốc mê tĩnh mạch có thể dùng:

Thiopental: 2mg/kg, TM hoặc Propofol: 1mg/kg, TM

  • Những thuốc mê bốc hơi có thể dùng:

Có thể dùng được tất cả các thuốc mê bốc hơi nhưng tỷ lệ % thấp.

  • Những thuốc giãn cơ có thể được dùng:

Pancuronium, rocuronium, norcuron. Liều lượng như trên.

DUY TRÌ MÊ

Đối với những bệnh nhân có chênh áp > 50mmHg, và có suy tim do ứ huyết, kỹ thuật gây mê tốt nhất là dùng liều cao nhóm opiate (fentanil, sufentanil). Duy trì được nhịp tim chậm và ảnh hưởng tối thiểu tối chức năng thất hoặc sức cản mạch máu.

Không được để nhịp tim nhanh sẽ làm tăng tiêu thụ oxy và làm giảm máu qua chỗ bị tắc.

Tiền gánh cải thiện tối đa lưu lượng phía bên kia thương tổn. Theo dõi áp lực trung tâm sẽ giúp ngăn chặn quá tải của thất, trong khi vẫn duy trì được tiền gánh.

Những bệnh nhân có sự chênh áp cao, nhóm các thuốc bốc hơi có thể là nguyên nhân không có ảnh hưởng tới co thắt của tim, giảm sức cản của mạch máu, không làm tồi tệ hơn chênh áp bằng cách đó dòng máu qua được chỗ tắc.

Đối với bệnh nhân có chênh áp < 40mmHg và dòng chảy tốt ở phía bên kia chỗ tắc sẽ có khả năng chịu đựng được những kỹ thuật gây mê khác nhau và có thể dùng được nhóm thuốc mê bốc hơi.

Truyền dịch trong mổ với dung dịch natriclorua 0,9% 5ml/kg/giờ.

Trên đây là những nguyên tắc chung để gây mê cho bệnh nhân có thương tổn tắc nghẽn, nhưng chi tiết cho mỗi loại tắc nghẽn có những đặc thù riêng. Vì vậy phải có sự tham khảo thêm cho mỗi loại tắc riêng.

0/50 ratings
Bình luận đóng