G – Định lượng:
Phương pháp cân. Chiết saponin rồi cân. Cách tiến hành chiết như trình bày ở phần SKLM. Có khi người ta thủy phân saponin, phần sapogenin rất ít tan trong nước được lọc hoặc được hoà tan trong dung môi hữu cơ rồi đem bốc hơi dung môi hữu cơ, sấy, cân.
Phương pháp đo quang. Đối với nhóm triterpenoid có thể dùng thuốc thử vanillin-sulfuric. Ví dụ định lượng acid glycyrrhetic trong cam thảo, phản ứng cho màu tím.
Đối với nhóm spirostan, A. Akahori dùng aldehyd có nhân thơm + acid phosphoric để định lượng: 50 g sapogenin + 500 g anis aldehyd trong ethanol 99%, đun 10 phút ở 1000C để yên 1 giờ rồi đo mật độ quang ở 550 nm. Các dẫn chất 5-sapogenin ví dụ diosgenin thì dùng thuốc thử FeCl3-H3PO4: 800mg FeCl3 trong 10ml nước (a), lấy 1ml (a) thêm đủ 50ml với H3PO4 (b). 50 g diosgenin + 50ml (b) làm lạnh 5 phút trong nước đá, thêm 0,5ml H2SO4, làm lạnh 10 phút rồi đặt trong tủ sấy ở nhiệt độ 700C trong 9 phút. Sau khi làm lạnh 10 phút và để yên 60 phút đem đo ở 485 nm. Phương pháp này có thể dùng định lượng riêng biệt các sapogenin sau khi tách bằng sắc ký giấy hoặc sắc ký lớp mỏng.
Sắc ký lỏng cao áp
Sắc ký lỏng cao áp là phương pháp hiện nay được sử dụng nhiều trong định tính, định lượng các chất nói chung và saponin nói riêng. Người ta có thể thực hiện định tính 1 thành phần hay đồng thời nhiều thành phần trong hỗn hợp.
Pha tĩnh cho sắc ký lỏng cao áp với các saponin thường là pha đảo PR-18. Pha tĩnh theo cơ chế rây phân tử cũng có thể được dùng.
Hệ dung môi sử dụng trong sắc ký là hỗn hợp nước – methanol – acetonitril với các tỉ lệ khác nhau, có hay không có dung dịch đệm. Chương trình dung môi có thể là isocratic hay gradient.
Detector dùng để phát hiện gồm xác định chỉ sổ khúc xạ (RI), hay tán xạ bay hơi (ELSD), detector có nhiều ưu điểm nhất hiện nay là detector khối phổ (MS hay MS/MS với kỹ thuật ion hóa ESI hay APCI). Do các saponin ít cso các nối đôi, nhất là nối đôi liên hợp nên thường chỉ có hấp thu tử ngoại ở vùng sóng ngắn 210 -195 nm nên việc sử dụng detector UV tương đối hạn chế trong phân tích saponin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật