Táo bón là tình trạng đi ngoài không thường xuyên, phân to cứng, đau và khó khăn khi đi ngoài kèm theo đi ngoài phân són. Theo tiêu chuẩn ROME III , một trẻ được chẩn đoán là táo bón khi có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau trong vòng 1 tháng với trẻ < 4 tuổi, 2 tháng đối với trẻ > 4 tuổi:

  • < 3 lần đi ngoài mỗi tuần.
  • Ít nhất một lần són phân mỗi tuần ở trẻ đã được huấn luyện đi ngoài.
  • Tiền sử nhịn đi ngoài hoặc đi ngoài đau và khó khăn.
  • Có khối phân lớn trong trực tràng.
  • Có tiền sử đi ngoài đau hoặc khó khăn
  • Tiền sử đi ngoài phân to có thể gây tắc bồn cầu

    táo bón ở trẻ em
    Táo bón ở trẻ em

PHÂN LOẠI

  • Táo bón cơ năng.
  • Táo bón thực thể

NGUYÊN NHÂN

  • Táo bón do rối loạn cơ năng.
  • Táo bón do nguyên nhân thần kinh: thần kinh dạ dày – ruột ( Bệnh Hirschsprung, loạn sản thần kinh ruột, bệnh Chaga) hoặc thần kinh trung ương (bại não, thoát vị màng não tủy, u dây sống, tật nứt dọc tủy sống).
  • Táo bón do nguyên nhân nội tiết chuyển hóa hoặc bệnh hệ thống: suy giáp trạng, đa xơ cứng, tăng hoặc giảm can xi máu…

Biểu hiện lâm sàng

Cơ năng

  • Hỏi bệnh:

Thời điểm xuất hiện triệu chứng

Số lần đi ngoài trong một tuần: ít hơn 3 lần/1tuần.

Tính chất phân:

+ Phân cứng chắc, to.

+ Máu quanh phân hoặc trong giấy vệ sinh.

+ Són phân: thỉnh thoảng từng đợt vài lần một ngày, phân nhỏ són hoặc nhiều (đôi khi mẹ bệnh nhân nhầm lẫn với tiêu chảy).

– Hành vi nín nhịn đi ngoài:

+ Ngồi xổm.

+ Bắt chéo hai chân.

+ Gồng cứng người.

+ Đỏ mặt, đổ mồ hôi, khóc.

+ Bấu vào mẹ, đồ vật.

+ Trốn đi ngoài.

– Đau bụng:

+ Không đặc trưng, không có đỉểm đau khu trú.

+ Giảm khi trẻ đi ngoài.

Toàn thân:

  • Trẻ chán ăn, giảm cảm giác thèm ăn.
  • Phát triển vận động có bình thường không, có biểu hiện bệnh lý thần kinh hay không?

Thực thể:

  1. Khám bụng:
    • Có thể có bụng chướng
    • Có thể thấy dấu hiệu tắc ruột
    • Sờ thấy khối phân.
  2. Khám hậu môn – trực tràng
    • Vị trí hậu môn: Thường bình thường, có lỗ dò hay không.
    • Có nứt kẽ hậu môn.
    • Dấu hiệu của trẻ bị ngược đãi (lạm dụng tình dục).
    • Thăm trực tràng:

+ Có khối phân trong trực tràng:

+ Sự co dãn tự động của cơ thắt hậu môn.

+ Hẹp trực tràng.

  • Thăm khám các cơ quan khác để phát hiện các nguyên nhân khác gây táo bón.

Cận lâm sàng.

  • XQ bụng không chuẩn bị:

Tìm triệu chứng của tình trạng ứ đọng phân. Thường được áp dụng khi không thăm khám được hậu môn trực tràng (trẻ không hợp tác hoặc nghi ngờ có tổn thương).

  • XQ có thuốc cản quang:

Chụp đại tràng thẳng nghiêng khi nghi ngờ táo bón do nguyên nhân thực thể (phình đại tràng bẩm sinh).

  • Chụp lưu thông đại tràng có chất đánh dấu phóng xạ:

Ít sử dụng, giúp phân biệt trẻ són phân do táo bón và són phân không liên quan táo bón.

  • Đo áp lực hậu môn trực tràng
    • Có thể có ích đối với những trường hợp táo bón kéo dài và khó chữa
    • Giúp phát hiện bệnh phình đại tràng bẩm
    • Tiên lượng kết quả và đáp ứng điều trị ở một số bệnh nhân.
  • Các xét nghiệm cận lâm sàng khác (khi nghi ngờ táo bón do nguyên nhân thực thể):
    • Sinh hóa máu: T4, TSH chẩn đoán suy giáp trạng bẩm
    • Chụp CT- scanner hoặc MRI chẩn đoán táo bón do nguyên nhân thần kinh…

CHẨN ĐOÁN

Đối với táo bón cơ năng, hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng là đủ để chẩn đoán bệnh.

Tiêu chuẩn chẩn đoán táo bón cơ năng: (Rome III)

Có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau, trong vòng 1 tháng đối với trẻ <4 tuổi hoặc trong vòng 2 tháng đối với trẻ > 4 tuổi:

  • Đi ngoài ít hơn 3 lần/1 tuần
  • Ít nhất 1 lần són phân mỗi tuần
  • Tiền sử nhịn đi ngoài hoặc ứ phân rất nhiều (do nhịn).
  • Có tiền sử đi ngoài đau hoặc khó khăn.
  • Có khối phân lớn trong trực tràng.
  • Tiền sử đi ngoài phân to có thể gây tắc bồn cầu

Các triệu chứng đi kèm (sẽ hết khi trẻ đi ngoài):

  • Chán ăn.
  • Chướng bụng, đau bụng

Các dấu hiệu gợi ý táo bón do nguyên nhân thực thể.

  • Táo bón xuất hiện ở trẻ dưới 1 tuổi
  • Chậm phân su
  • Bóng trực tràng rỗng
  • Có máu trong phân.
  • Không có sự nín nhịn đi ngoài.
  • Không đi ngoài són.
  • Xuất hiện triệu chứng ngoài ruột
  • Bất thường sắc tố.
  • Bệnh liên quan đến bàng
  • Không đáp ứng với điều trị thông thường
  • Cơ thắt hậu môn chặt
  • Chậm phát triển

Khi có các dấu hiệu gợi ý trên cần thăm khám lâm sàng để tìm nguyên nhân thực thể gây táo bón.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị táo bón cơ năng.

Mục tiêu:

  • Khôi phục lại khuôn phân bình thường (phân mềm, không đau khi ngoài, không són phân).
  • Ngăn ngừa sự tái phát.

Điều trị cụ thể

  • Tư vấn: Giải thích cho cha mẹ và trẻ biết tình trạng và các can thiệ
  • Thụt tháo phân (trước khi điều trị duy trì):
    • PEG (Poly ethylene glycol): 1 – 1,5g/1kg/ngày x 3 ngày (uống).
    • Thụt hậu môn: Phosphate soda enemas (Fleet): trẻ > 2 tuổ
    • Dầu paraffin: trẻ > 1 tuổi: 15- 30ml/tuổi (năm) chia 2 lầ
  • Điều trị duy trì (bao gồm điều trị thuốc, chế độ ăn và huấn luyện đi ngoài).
    • Điều trị thuốc:

+ Nhuận tràng thẩm thấu:

Lactulose: 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần. Sorbitol  : 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần. PEG 3350 không có điện giải: 1g/kg/ngày.

Magiesium hydroxide: 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần.

+ Nhuận tràng bôi trơn (ít dùng)

Dầu paraffin: trẻ > 1 tuổi: 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần.

+ Nhuận tràng kích thích:

Bisacodyl ≥ 2 tuổi:  0,5 – 1 viên đạn 10mg/lần.

1 – 3 viên nén 5mg/lần.

Glycerin đặt hậu môn.

  • Chế độ ăn:

Tăng lượng dịch, carbonhydrate và chất xơ.

Lượng chất xơ = tuổi + 5 (gam/ngày) đối với trẻ < 2 tuổi.

+ Một số trẻ táo bón do bất dung nạp sữa bò: Dùng sữa đậu nành hoặc sữa đạm thủy phân.

+ Thực phẩm giàu chất xơ: rau quả, bánh mỳ nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt.

– Huấn luyện đi ngoài.

Điều trị táo bón thực thể:

Tùy thuộc vào nguyên nhân:

  • Bệnh phình đại tràng bẩm sinh: phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại tràng vô hạch.
  • Bệnh suy giáp trạng bẩm sinh: liệu pháp hormone thay thế.
  • Khối u vùng tủy- thắt lưng, các dị tật thần kinh như thoát vị màng não tủy hoặc tật nứt dọc đốt sống phải được điều trị triệt để bằng phẫu thuật…
5/51 rating
Bình luận đóng