ĐẠI CƯƠNG

  • Suy hô hấp cấp được biểu hiện bằng sự suy giảm cấp tính của quá trình trao đổi khí do tổn thương cơ quan hô hấp cấp tính.

Suy hô hấp cấp xảy ra khi:

  • PaO2 < 50 mmHg
  • Có phối hợp hoặc không tăng PaCO2 (PaCO2 >50 mmHg).

Có 2 loạt suy hô hấp cấp:

Loại I: PaO2 giảm, PaCO2 bình thường hoặc giảm.

Loại II: PaO2 giảm, PaCO2 tăng.

Lâm sàng: Có các triệu chứng sau:

  • Co kéo các cơ hô hấp.
  • Tần số thở nhanh, nông, có rối loạn nhịp thở.
  • Rối loạn ý thức tiến triển nhanh.
  • Có triệu chứng sốc.
  • Nghe phổi: im lặng.

Biểu hiện về thần kinh từ lơ mơ rồi hôn mê.

  • Xét nghiệm pH máu < 7,3

HCO3’ bình thường hoặc hơi tăng.

Nguyên nhân

  • Do chấn thương, nhiễm khuẩn nặng, nhiễm độc, hội chứng trào ngược Mendenson.
  • Do bệnh lí tim mạch: nhồi máu phổi, phù phổi cấp ở bệnh nhân hẹp van hai lá, rối loạn nhịp tim.
  • Bệnh lí cơ quan hô hấp: do tắc nghẽn đường dẫn khí, do bệnh lí của nhu mô phổi, do bệnh lí của màng phổi – thành ngực.
  • Bệnh lí hệ thống thần kinh: viêm dạ dày, đa rễ thần kinh, ngộ độc barbituric, tổn thương não, màng não, chấn thương cột sống cổ.

ĐIỀU TRỊ

  1. Cấp cứu tại chỗ

Giải phóng đường thở

  • Đẩy hàm dưới xuống.
  • Đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên tránh nôn hít phải thức ăn.
  • Nếu do nhiễm độc phải nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi vùng độc.
  • Dùng nghiệm pháp Heimlich loại bỏ dị vật ở họng (nếu có)
  • Mở khí quản cấp nếu bệnh nhân có sặc dị vật hay co thắt thanh quản.
  • Bất động bệnh nhân trong trường hợp chấn thương (cột sống cổ chẳng hạn).

Bảo đảm cho hệ thống tuần hoàn hoạt động hiệu quả

  • Ép tim ngoài lồng ngực – hô hấp hỗ trợ miệng – miệng.
  • Hô hấp viện trợ bằng bóp bóng qua mặt nạ có oxy.
  • Đặt một đường truyền tĩnh mạch có kim có đủ lớn cho phép truyền các thuốc cấp cứu (tốt nhất là đặt catheter vào tĩnh mạch trung tâm).
  • sốc điện đối với các trường hợp có rối loạn nhịp gây cho tim bóp không hiệu quả như rung thất ngừng tim.
  • Dẫn lưu khí, dịch ở trong khoang màng phổi màng tim do chấn thương.
  • Đặt nội khí quản, mở khí quản trong các trường hợp:

+ Có rối loạn hô hấp, có cơn ngừng thở, xanh tím và tình trạng thần kinh u ám tăng dần.

+   Ùn tắc phế quản nhiều (ở bệnh nhân treo cổ tự tử).

+   Co thắt phế quản nặng, có tình trạng liệt phế quản.

+   Hôn mê.

+ Bệnh nhân có nôn nhiều, sặc dị vật vào phế quản

  • Đặt nội khí quản chỉ được tiến hành sau khi

+   Bảo đảm hô hấp hỗ trợ. tốt qua mặt nạ có oxy.

+   Đã tiêm atropin 1/4 mg 1 – 2 ống vào tĩnh mạch.

  • Sau khi đặt được nội khí quản

+ Hút hết dịch đọng trong phế quản + Cho thở oxy qua nội khí quản 4-6 lít/phút.

+ Hoặc bóp bóng qua nội khí quản, nếu có máy thở, cho thở máy với:

Oxy 50- 100%

Lưu lượng bảo đảm 10-15 ml/kg

Tần số: 12 – 18 nhịp/phút

Áp lực đường thở không quá 40 mmHg.

  1. Xử trí một số trường hợp suy hô hấp

Cơn hen phế quản

Biểu hiện cơn hen nặng:

  • Vật vã giãy giụa kích thích.
  • Co kéo các cơ hô hấp phụ.
  • Tần số thở 35 nhịp/phút
  • Khó nói, khó ho.
  • Tim nhanh 130 nhịp/phút, mạch nghịch đảo.
  • Vã mồ hôi, tím.
  • Peak – Flow < 120 lít/phút
  • Sa02 < 90%

Xử trí

  • Ventolin 0,5 mg/ống 1 ống dưới da hoặc Bricanyl 0,5 1 ống tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch chậm.
  • Khí dung:

Berotec, Ventolin 3 – 4 lần xịt Bronchodual 2 xịt/ lần ngày 2 – 3 lần.

  • Nếu không đỡ có thể dùng

Hydrocortisol hemisuccinat 4 mg/kg, 4 đến 6 giờ/1 lần.

  • Bảo đảm oxy 6 – 8 lít/phút.
  • Nếu triệu chứng lâm sàng nặng hơn, cho:
  • Oxy 10l/ 1 phút.
  • Thuốc giãn phế quản đường hít khí dung bao gồm:
  • Ventolin 5 mg
  • Huyết thanh mặn 0,9%. 1 ml
  • Khí dung bằng oxy 8 l/ phút.

Có thể phối hợp:

Thuốc qua đường tĩnh mạch:

Salbutamol 1 – 8 ml/giờ Glucose 5% 50 ml Tiêm qua bơm điện vào tĩnh mạch dễ duy trì.

  • Nếu không đỡ có thể dùng:
  • Adrenalin 0,5 – 1 mg/nhỏ qua đường tiêm tĩnh mạch bằng bơm điện.

Chỉ định với cơn hen nặng mà các thuốc khác không hiệu quả.

Lưu ý: Bảo đảm đủ oxy với lưu lượng 6-8 lít/phút.

  • Hydrocortison 4 mg/kg truyền tĩnh mạch từ 4 đến 6 giọt/1 lần.
  1. Trong viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính

Biểu hiện lâm sàng

  • Kích thích vật vã
  • Tăng huyết áp – vã mồ hôi
  • Tần số thở 35 lần/ 1 phút.
  • Đảo ngược nhịp hô hấp
  • Xanh tím toàn thân tăng dần

Điều trị

  1. Kháng sinh
  • Erythromycin (Penglobe), hoặc
  • Amocicilin + acid Clavulamic (Augmentin) liều lượng 1 g/1 lần 2 lần/ngày.
  • Oflocef với liều tương tự.
  • Erythromycin có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây nôn và buồn nôn.
  • Lưu ý ở bệnh nhân dị ứng với Blactamin khi dùng Augmentin, Clamoxyl phải thận trọng.
  • Cân bằng nước điện giải để làm loãng đờm và dinh dưỡng
  • Dung dịch mặn ngọt đẳng trương
  • Dung dịch Ringer lactat Bảo đảm 2 đến 3 l/ngày
  • Thuốc giãn phế quản Theophyllin chậm.

Armophylin 10 mg/kg chia 2 lần/ngày

  • Thuốc kích thích… giao cảm Bricanyl 0,5 mg 1 ống dưới da Ventolin mỗi lần 2 xịt – ngày 3 – 4 lần.
  • Corticoid

Hydrocortison hemisuccinat (Solucoctef, Solumedrol 1 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chậm.

  • Cẩn thận khi dùng với bệnh nhân có cao huyết áp.
  • Có tiền sử loét dạ dày tá tràng.
  • ở bệnh nhân có đái tháo đường hoặc có lao phổi kèm theo.
  • Chống đông:

Fraxiparin (Zovenox, Fragmin)

2500 UI/lần 2 lần/ngày tiêm dưới da.

  • Oxy liệu pháp
  • đến 6 lít/phút qua mặt nạ hoặc qua sonde kiểu gọng kính.

Nếu bệnh nhân vẫn trong tình trạng nặng:

+ Đặt nội khí quản sau khi đã cho thở oxy.

+ Đặt đường truyền tĩnh mạch.

+ Thở máy qua nội khí quản có oxy 8 ml/kg.

+ Tần số thở 12 đến 15 lần/1 phút. Áp lực đường thở 12 – 20 cm nước.

+ Bơm bicarbonat 14%c 10 – 15 ml vào nội khí quản rồi hút các dịch tiết ứ đọng.

0/50 ratings
Bình luận đóng