Đối với thầy thuốc Tai Mũi Họng, điếc là giảm sút sức nghe ít hoặc nhiều: giảm sút sức nghe dù ít cũng cần khám tai và đo sức nghe vì có khi là bắt đầu một bệnh nặng như u dây thần kinh VIII.

  • Điếc nghề nghiệp.

Công nhân làm việc nơi có tiếng ồn cần khám định kỳ để phát hiện sớm điếc nghề nghiệp, lúc đầu chưa có ảnh hưởng đến giao tiếp. Điếc nghề nghiệp là loại điếc không hồi phục nên cần phát hiện và xử lý sớm.

  • Điếc trẻ em.

Điếc nặng trên 80 dB (đêxiben) chiếm 1% số trẻ em. Nếu trẻ em không biết “hóng chuyện”, “ứ à bập bẹ”, “chậm nói”. Do đó cần phát hiện trẻ em bị điếc càng sớm càng tốt để đeo máy trước 2 tuổi. Đeo máy chậm ảnh hưởng tới khả năng nghe, phát âm, tâm lý, tình cảm của trẻ. Điếc nặng không đeo máy sẽ trở thành “câm” ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và tính cách của trẻ .

  • Điếc đột ngột.

Điếc xuất hiện đột ngột. Là loại điếc tiếp nhận thường một bên tai có khi hai bên tai, hay gặp ở người trung niên, khó tìm thấy nguyên nhân ngay từ đầu.

Điều trị: nằm nghỉ tại giường, truyền dung dịch ưu trương, thuốc dãn mạch như: divascol, papaverin, có thể dùng corticoid. Cần loại trừ các nguyên nhân: bệnh xơ cứng rải rác, đái đường, giang mai, bệnh bạch cầu mạn, u dây thần kinh số VIII, có trường hợp do thuốc, bệnh do virút, các bệnh mạch máu…

0/50 ratings
Bình luận đóng