Địa phu tử ( 地肤子 )
Tên và nguồn gốc
+ Tên thuốc: Địa phu tử
+ Tên khác: Địa quì (地葵), Địa mạch (地麦), Ích minh (益明), Lạc trửu tử (落帚子), Trúc trửu tử (竹帚子), Thiên đầu tử (千头子), Trửu thái tử (帚菜子), Thiết tảo bả.tử (铁扫把子).
+ Tên Trung văn: 地肤子 DIFUZI
+ Tên Anh Văn: “BelvederFruit,FruitofBelveder”
+ Tên La tinh: Kochia scparia(L.) Schrad[Chenopodi-um scopariumL.」+ Nguồn gốc: Là quả của Địa phu thực vật họ Lê (Chenopodiaceae).
– Phân bố –
Chủ yếu sản xuất ở các vùng Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Nam v.v… của Trung Quốc.
Tính vị
– Trung dược học: Cay, đắng, lạnh.
– Bản thảo: Vị đắng, lạnh
– Biệt lục: Không độc.
– Cương mục: Ngọt, lạnh.
Qui kinh
– Trung dược học: Vào kinh Thận, Bàng quang.
Công dụng và chủ trị
Liệu tiểu tiện, thanh thấp nhiệt.
Trị tiểu tiện không lợi, bệnh lâm, đái hạ, sán khí, phong chẩn, nhọt độc, ghẻ lở, ấm bộ thấp ngứa.
– Thần nông bản thảo kinh: Chủ bàng quang nhiệt, lợi tiểu tiện.
– Bản kinh: Chủ bàng quang nhiệt, lợi tiểu tiện, bổ trung ích tinh khí.
– Biệt lục: Khứ bỏ nhiệt khí trong bì phu, tán nhọt độc, sán hà, cường âm, làm người nhuận sáng.
– Điền Nam bản thảo: Lợi bàng quang tiểu tiện tích nhiệt, tẩy phong ở bì phu, trị phụ nữ khách nhiệt ở các kinh, thanh lợi thai nhiệt, phụ nữ thấp nhiệt đái hạ dùng tốt vậy.
– Ứng dụng –
- Lâm chứng: Bổn phẩm khổ hàn giáng tiết, năng thanh lợi thấp nhiệt mà thông lâm, cho nên dùng trị chứng bàng quang thấp nhiệt, tiểu tiện không lợi, nhỏ giọt dầm dề rít đau, thường cùng dùng với Mộc thông, Cù mạch, Đông quỳ tử, v.v… Địa phu tử thang (Tế sinh phương).
- Âm ngứa đái hạ, phong chẩn, thấp chẩn: Bổn phẩm năng thanh trừ thấp nhiệt và phong ở trong bì phu mà cầm ngứa. Điều trị phong chẩn, thấp chẩn, thường cùng dùng với Bạch tiên bì, Thiền thối, Hòang bá v.v…; Nếu hạ tiêu thấp nhiệt, ngọai âm thấp ngứa, có thể với Khổ sâm, Long đởm thảo, Phèn chua v.v… sắc nước nóng rửa ngòai chổ bệnh; Trị thấp nhiệt đái hạ, có thể phối Hòang bá, Thương truật v.v…sắc uống.
– Liều dùng và cách dùng –
Sắc uống, 9 ~ 15g. Dùng ngòai lượng thích hợp.
Kiêng kỵ
– Bản thảo bị yếu: Ghét Phiêu tiêu.
– Thành phần hoá học –
Bổn phẩm hàm chứa triterpenoid saponins, dầu béo, vitamin A (Trung dược học).
Bài thuốc cổ kim tham khảo
+ Phương thuốc 1:
Trị huyết lỵ lâu ngày, ngày đêm không cầm: Địa phu tử 1 lượng, Địa du 3 phân, Hòang cầm 3 phân. Thuốc trên nghiền rây làm bột. Dùng nước cháo điều uống mỗi lần 2 chỉ, bất kễ lúc nào.
(Thánh huệ phương)
+ Phương thuốc 2:
Huyết lỵ không cầm: Dụng Địa phu tử 5 lượng; Địa du, Hòang cầm đều 1 lượng, cùng nghiền bột. Mỗi lần uống 1 thìa, nước nóng điều uống.
+ Phương thuốc 3:
Trị quáng gà: Địa phu tử 5 lượng, Thảo quyết minh 1 thăng. Hai vị trên giã sàng, nước gạo hòa hòan. Sau mỗi bửa ăn uống 20 ~ 30 hòan.
(Quảng tế phương – Địa phu tử hòan)
+ Phương thuốc 4:
Trị sườn đau, đau tích lâu ngày, có lúc phát cơn: Tháng 6, 7 lấy Đia phu tử, phơi âm can, nghiền bột. Uống thìa 1 tấc vuông, ngày 5 ~6 lần uống.
(Thánh huệ phương – Địa phu tử tán)
+ Phương thuốc 5:
Trị sán khí: Địa phu tử sao thơm, nghiền bột, mỗi lần uống 1chỉ, uống với rượu.
(Giản tiện đơn phương)
+ Phương thuốc 6:
Trị bệnh trĩ: Địa phu tử không kễ nhiều ít, nướng khô trên ngói mới, giã sàng làm bột. Mỗi lần uống thìa 3 chỉ, dùng nước hạt ngô cũ điều uống, ngày 3 lần.
(Thánh tế tổng lục)
+ Phương thuốc 7:
Trị lôi đầu phong sưng: Địa phu tử, cùng gừng tươi nghiền nát, rượu nóng quấy uống, lấy mồ hôi ra mà khỏi.
(Thánh tể tổng lục)
+ Phương thuốc 8:
Trị hột cơm ở tay chân thân thể: Địa phu tử, Phèn chua lượng bằng nhau. Sắc nước nóng rửa nhiều lần.
(Thọ vực thần phương)
+ Phương thuốc 9:
Trị ung nhọt: Địa phu tử, La bặc tử đều 1 lượng. Lửa nhỏ sắc nước, thừa lúc còn nóng rửa chổ đau, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 ~ 15 phút.
(Nội Mông Cổ – Trung thảo dược tân y liệu pháp tư liệu tuyển biên)
+ Phương thuốc 10:
Mắt đỏ phong nhiệt: Có Địa phu tử 1 thăng (nướng), Sinh địa nửa cân lấy nước, cùng dùng làm bánh, sấ khô, nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 3 chỉ, bụng đói uống, rượu điều uống.
+ Phương thuốc 11:
Sán khí: Dùng Địa phu tử sao, sau đó nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 chỉ, rượu điều uống.
+ Phương thuốc 12:
Tiểu tiện không thông: Dùng Địa phu thảo ép nước uống, hoặc dùng Địa phu thảo 1 nắm, thêm nước sắc uống.
+ Phương thuốc 13:
Địa phu tử sắc nước uống, lấy chút ít mồ hôi ra dâm dấp, điều trị viêm vú cấp tính, thu hiệu quả vừa ý.
(Tạp chí Trung y Sơn Đông, 1983, 4: 40)
Tham khảo thêm:
ĐỊA PHỦ TỬ
Tác dụng:
Lợi niệu, thông lâm, trừ thấp nhiệt.
Chủ trị:
+ Trị tiểu không thông, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, các loại chứng lâm, phù thũng cước khí. Dùng ngoài, sắc lấy nước rửa nơi lở ngứa ngoài da.
Liều lượng:
Uống 3-5 chỉ, dùng ngoài tùy ý.
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai tiểu nhiều, không có thấp nhiệt, bệnh hư không thấp nhiệt cấm dùng. Ghét Phiêu tiêu.
Bảo quản:
Dễ mọt, đậy kín, để nơi cao ráo. Tránh ẩm, dễ mất mùi thơm.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Đau mắt, mắt lèm nhèm, hễ đau mắt hay bụi vào mắt, bẩm chất người có nhiệt, dùng Địa phu tử, lấy nước cốt trắng của nó điểm nhiều lần (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Đỏ mắt do phong nhiệt, dùng Địa phu tử sấy khô 1 thăng, Sinh địa hoàng nửa cân, gĩa nát lấy nước cốt trộn thuốc làm bánh rồi phơi nắng tán bột, lần uống 3 chỉ lúc đói với rượu (Thánh Huệ Phương).
+ Lỵ ra huyết không cầm, dùng Địa phu tử 5 lượng, Địa du, Hoàng cầm mỗi thứ 1 lượng tán bột lần uống một muỗng nhỏ với nước ấm (Thánh Huệ Phương).
+ Đau nhức đầu như búa bổ, đến nỗi bất tỉnh nhân sự, dùng Địa phụ tử cùng nghiền nát với Sinh khương, uống với rượu nóng cho ra mồ hôi là được (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Đau dưới sườn, dùng Địa phu tử tán bột, uống một muỗng nhỏ với rượu (Thọ Thành Thần Phương).
+ Toàn thân nổi mụn như da cóc, dùng Địa phu tử, Phèn chua (Bạch phàn) các vị bằng nhau sắc rửa nhiều lần (Thọ Thành Thần Phương).
+ Thoát vị (sán khí) nguy cấp, dùng Địa phu tử sao thơm, tán bột, mỗi lần uống 1 chỉ với rượu (Giản Tiện Phương).
+ Do khiêng vác nặng gây nên thoát vị bẹn hoặc sa tử cung : dùng Địa phu tử 5 chỉ, Bạch truật 2 chỉ 5, Quế tâm 5 phân tán bột uống với rượu lần 3 chỉ, Kiêng hành sống, đào, lý (Bí Hiệu Phương).
+ Phong chẩn lâu năm, đau thắt lưng kinh niên, cứ đến tháng 6-7 là phát đau, chọn Địa phu tử khô tán bột, uống một muỗng nhỏ với rượu, ngày 5-6 lần (Trửu Hậu Phương).
+ Có thai bí tiểu hoặc đái rắt, đau không chịu được, tay chân lạnh, dùng địa phu tử 12 lượng, 4 thăng nước, sắc còn 2 thăng rưỡi, chia làm nhiều lần uống (Tử Mẫu Bí Lục).
+ Trị đái ra máu hoặc nhiệt lâm : Địa phu tử, Trư linh, Tri mẫu, Cù mạch, Đông quy tử đều 3 chỉ, Thông thảo Chỉ thực, Hoàng bá, Cam thảo đều 2 chỉ. Sắc uống (Địa Phu Tử Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị đau thắt lưng, tiểu ít, nước tiểu vàng : Địa phu tử 4 lượng, tán bột, mỗi lần uống 2 chỉ, với rượu, ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị các chứng ngứa ngoài da : Địa phu tử, Khổ sâm, mỗi thứ 3 chỉ, Phòng phong, Thuyền thoái mỗi thứ 2 chỉ. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị chốc lở ngoài da : Địa phu tử 4 chỉ, Sanh cam thảo 2 chỉ. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị phong nhiệt ngoài da, ngứa ngáy, ngứa chảy nước ở bìu đái : Địa phu tử (toàn cây) sắc rửa (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị trùng roi âm đạo, ngứa âm đạo, bạch trọc nhiều : Khổ sâm, Hoa tiêu, Bạch phàn, sắc rửa ngoài
+ Trị mề đay, phong ngứa : Địa phụ tử, Bạch phụ tử, Xà sàng tử, Xuyên tiêu, các vị bằng nhau tán bột, trộn với ít mỡ heo bôi vào
Tham khảo:
+ Vào mùa hè thu hái nhánh non của cây Địa phu gọi là Địa phu miêu, phơi khô cất dùng. Tính vị và tác dụng sinh lý giống như Địa phu tử. Dùng để trị viêm khớp do phong thấp, đau các khớp tay chân, tiểu ít, lấy Địa phu miêu 4 chỉ sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Địa phu tử vị đắng tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt hóa thấp, có công năng thông lâm, lợi tiểu tiện, lại có thể giải độc trừ thấp sang. Trên lâm sàng chủ yếu dùng để trị phong lở do thấp nhiệt, ngứa toàn thân, có thể dùng cho uống trong và rửa bên ngoài (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).