Tên khoa học:

Sanguisorba offcinalis L. (Sanguisorba offcinalis lin, Carnea Rege). Họ khoa học: Rosaceae.

Tên Việt Nam: Địa du.

Vị thuốc Địa du
Vị thuốc Địa du

Tên Hán Việt khác: Ngọc xị, Toan giả (Biệt Lục), Tạc Táo (Bản Thảo Cương Mục), Ngọc trác, Ngọc cổ, Qua thái, Vô danh ấn, Đồn du hệ (Hòa Hán Dược Khảo), Địa du thán (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Mô tả:

Cây thảo, đa niên mọc hoang ở rừng núi, cao chừng 0,5-1m. Lá có cuống dài, búp lông chim, có từ 3-14 đôi lá chét hình trứng tròn, hoặc hình bầu dục dài, đầu tù. Mép lá có răng cưa thưa. Cụm hoa hình bông, mọc ở ngọn. Hoa màu hồng tím.

Quả có lông hình cầu.

Địa lý:

Sinh ở trong bụi cây nơi sườn núi chỗ ẩm thấp. Việt Nam mới di thực cây này về trồng chưa phổ biến lắm.

Thu hái, sơ chế:

Thu hái vào mùa hè thu, rửa sạch phơi khô cất dùng.

Phần dùng làm thuốc:

Gốc, rễ (Sangui – Sorbae Radix).

Mô tả dược liệu:

Rễ hình viên trụ, bên ngoài màu nâu thâm hoặc nĩu tím, cứng rắn, bên trong ít xơ, ít rễ con, màu vàng nâu hoặc vàng đỏ nhạt, là thứ tốt. Thử nhỏ vụn nhiều xơ là thứ xấu.

Bào chế:

  • Chọn thứ xắt nhỏ như sợi bông là tốt, bỏ đầu cuống rửa qua rượ Nếu trị chứng đái ra huyết, cầu ra máu. Muốn cầm máu thì dùng đoạn trên, xắt lát sao qua, nửa đoạn dưới thì lại hành huyết (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Chọn loại khô tốt rửa sạch, ủ một đêm cho mềm, xắt lát phơi khô. Dùng chín (sao cháy) hay dùng sống tùy theo phái của thầy thuốc (Trung Dược Học).

Cách dùng:

+ Dùng sống trị băng huyết, lị ra máu, mạch lươn, giải độc.

+ Dùng chín: Cầm máu.

Khí vị:

Vị đắng, ngọt, chua, hơi hàn, không độc, khí bạc, vị hậu, chìm mà giáng xuống, thuộc âm dược, vào kinh Túc quyết âm, Túc thiếu âm và Thủ dương minh, Túc dương minh.

Chủ dụng:

Tuy rằng chữa huyết chứng nhưng chủ trị về Hạ tiêu, đàn bà băng huyết, đới hạ, hành kinh kéo dài không dứt, trẻ con cam lỵ, Trường phong hạ huyết, trĩ rò, ỉa ra máu, là thuốc chủ yếu chữa tất cả các chứng thấp nhiệt ở hạ bộ. Người xưa nói: thà được cân Địa du còn hơn được Trân châu quý báu.

Kỵ dụng:

Phàm chứng hư hàn, ỉa chảy thuộc hàn, băng huyết, đới hạ thuộc hàn thì phải kiêng dùng.

Cách chế:

Sao với Rượu để dùng.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

‘Tạp bệnh nguyên lưu tế chúc”

Bài Địa du cam thảo thang

Địa du 2,5đ, Trích cam thảo 2,5đ, Sa nhân lđ. sắc thang chia uống 2 lần trong ngày.

Trị phụ nhân tốn thai, huyết ra không ngớt, trong bụng đau nhức. “Tố vấn bệnh cơ khí nghi bảo tập mệnh”

Bài Địa du thược dược thang

Thương truật lđ, Địa du 2đ, Bạch thược 3đ, sắc nước uống, trị tả lỵ nùng huyết, dẫn đến thoát giang.

“ Y phương hải hội”-Hải Thượng Lãn Ông -Bài Tứ vật giải độc thang

Đương quy 2đ, Xuyên khung 1đ, Bạch thược 2đ, Sinh địa 2đ Hoàng liên lđ, Địa du 2đ, A giao 2đ, Trắc bá diệp (sao) l,5đ. Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Trị trĩ ra máu, đại tiện ra máu (vì nhiệt thịnh) rất hiệu nghiệm.

  • Chữa các chứng kết hạch, mưng mủ đến chứng cốt tủy viêm mạn tính, dùng Địa du 5đ sắc nước uống mỗi ngày, trẻ em thì giảm liều lượng.

“Hành giản trân nhu” -Hải Thượng Lãn Ông

  • Chữa Trường phong đã lâu năm, đau ngứa không dứt, dùng Địa du 4 lạng, Cam thảo 3 lạng, tán nhỏ, chia 3 lần uống, sắc 4 quả Sa nhân làm thang.
  • Chữa kiết đờm, kiết máu, người gầy trơ xương, dùng Địa du 1 cân, sắc nước, cô thành cao, chia uống dần.
  • Chữa đới hạ màu sắc đỏ, trắng ra không ngừng, người vàng gầy, dùng Địa du 3 lạng, Dấm chua 1 cân, sắc kỹ, lọc bỏ bã, chia uống dần trước khi ăn.

“Nhân trai trực chỉ phương”

Bài Địa du tán

Cùng tán nhỏ, liều uống 8-12g, ngày uống 2-3 lần.

Chữa trường phong hạ huyết thuộc thực nhiệt chứng.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Gia vị thược dược cam thảo thang Bạch thược 30g, Cam thảo 15g, Địa du 30, Hoàng liên 6g. Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Cũng có thể chuyển thành thuốc tán, mỗi lần uống 8-16g (hãm uống như uống trà).

Có tác dụng tả nhiệt, hòa Vị.

Chữa loét Hành tá tràng do Can uất hóa hỏa, Can hỏa nghịch lên phạm Vị, làm tổn thương mạch lạc.

0/50 ratings
Bình luận đóng