TRONG VIÊM KẾT MẠC: thường kèm theo có co quắp mi mắt và đau; đau giảm khi bệnh nhân đưa mắt làm giác mạc cách xa dị vật. Thường có thể thấy được dị vật khi nhấc mi mắt bệnh nhân lên và có thể dùng miếng bông vô khuẩn lấy dị vật ra. Nếu cần thiết thì nhỏ thuốc tê. TRONG GIÁC MẠC: nếu nghi có dị vật ở giác mạc mà khám không nhìn thấy thì nhỏ fluorescein vào túi kết mạc và quan sát dưới ánh sáng mạnh. Có thể lấy dị vật ra bằng miếng bông vô khuẩn. Nên nhỏ thuốc kháng sinh (ví dụ, gentamicin) để tránh nhiễm khuẩn vì biểu mô giác mạc có thể bị tổn thương. Khám lại sau 24 giờ để chắc chắn không có tiết dịch viêm ở chỗ đã lấy dị vật. Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn, bệnh cần cần được điều trị bởi bác sĩ nhãn khoa. TRONG NHÃN CẦU: thường là các mảnh kim loại, đòi hỏi can thiệp chuyên khoa
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc chống viêm dùng trong bệnh mắt – Nhãn khoa
- Glôcôm góc mở nguyên phát – triệu chứng, điều trị bệnh
- Nguyên nhân sinh bệnh của đông y chữa bệnh mắt – Nhãn khoa
- Theo dõi, quản lý người bệnh glôcôm
- Bệnh Viêm kết giác mạc mùa xuân
- Các bệnh của hệ thần kinh có biểu hiện tại mắt
- Mắt hột
- Viêm loét giác mạc do amip (acanthamoeba)
- Viêm kết giác mạc mùa xuân – triệu chứng, điều trị bệnh
- Viêm màng bồ đào
Bình luận đóng