Đau phần trên giữa bụng
Thường do loét dạ dày hoặc tá tràng (là khúc ruột nối liền dạ dày với ruột non) gây đau tại nơi này. Ung thư dạ dày cũng gây đau, tuy nhiên tá tràng ít có biến chứng ác tính.
Làm sao biết mình có bị loét hay không ? Đây là một chứng bệnh thành dạ dày bị ăn mòn mà ra. Điều trị thích hợp thường có hiệu quả, nhưng không dám khẳng định có khỏi hẳn hay không. Nếu như cứ hút thuốc, uống thức uống chứa cafein, dùng lâu dài thứ thuốc aspirin, hoặc thuốc giảm đau, thì càng khó chữa khỏi. Khi bệnh loét bộc phát, nếu không kịp thời điều trị, sẽ kéo dài vài tuần. Sự đau như khi bụng đói dữ dội, vì thời gian phát bệnh thường tại lúc bụng đói, lúc này thành dạ dày dễ bị vị toan ăn mòn, nhất là lại phát lúc khi bụng đói, người bệnh có thể bị thức giấc do đau vào nửa đêm.
Nếu bạn nghi ngờ mình mắc phải chứng bệnh loét, có thể kiểm tra phân của mình. Nếu phân bị đen chứng tỏ loét đã gây chảy máu. Nhưng không phải chứng loét nào đều gây chảy máu cả. Tuy nhiên chứng loét thường xuất phát nơi người bệnh dạng nhạy cảm, cuộc sống kích thích căng thẳng, những người xem ra thoải mái hơn cũng có thể bị chứng bệnh này, vì aspirin hoặc cồn kích thích thành ruột, dù không có dạng loét rõ rệt, cũng khiến bụng giữa bị đau.
Đau phần dưới giữa bụng
Đa số do biến chứng của hệ tiết niệu, bàng quang, bộ phận sinh dục nữ, hoặc trực tràng. Thí dụ nội mạc tử cung bị lạc chỗ là một nguyên nhân gây đau. Chứng này chỉ những tổ chức đáng lẽ có trong tử cung, lại xuất hiện tại những vị trí khác nhau trong xương chậu hoặc trong ruột. Tuy chứng bệnh này không gây chết người, nhưng khiến hết sức đau trong mỗi lần hành kinh.
Khi bụng dưới chính giữa bị đau, nếu kèm theo s<ất, âm đạo tiết ra những chất dịch khác thường, có khả năng là chứng viêm tử cung. Đối với những chị em hết kinh, nguyên nhân gây đau về bệnh phụ khoa thường là u xơ lành tính. Ngoài ra, cũng nên chú ý ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng, tuy trường hợp như vậy hơi hiếm nhưng không thể phđt lờ. Còn có bệnh kéo dài khó khỏi đó là hội chứng ruột dị ứng.
Có khi nào do xơ cứng động mạch trong bụng gây nên không ? Đừng chỉ chú ý tới các động mạch tại tim, não, đùi hoặc thận mà thôi, vì cơ quan khác cũng cần mạch máu khỏe để cung cấp dinh dưỡng oxy… Ruột cũng vậy, chức năng của ruột là thúc đẩy thức ăn theo đường ruột, trong quá trình này tiêu hoá và hâp thụ dinh dưỡng. Ruột cũng cần có dinh dưỡng, tức là máu. Khi mạch máu to, việc cung cấp máu cho ruột bị tắc nghẽn, hoặc hoá hẹp, sẽ xuất hiện tại đây một hiện tượng đau thắt màng ruột (Mesenteric Angina). Một người trên 60 tuổi, cơ thể có phần nào bị xơ cứng động mạch, bụng dưới từng bị đau thắt, phân có máu sau khi vừa ăn xong không bao lâu, thì nên nghi ngờ mình mắc chứng bệnh này. Cách chẩn đoán duy nhât là chụp X quang mạch máu, tức là chích thuốc cảm quang vào hệ tuần hoàn của bụng từ háng, sau đó chụp X quang.
Động mạch chủ yếu trong cơ thể là động mạch chủ, xuất phát từ tâm thất trái đi vòng kéo dài tới bụng, trên đường đi động mạch chủ chia thành những nhánh mạch lớn đi vào thận, nội tạng, ruột, và các cơ quan khác. Động mạch chủ là động mạch dễ bị xơ cứng nhất, nhất là khi xuất hiện trên những người lâu nay bị cao huyết áp mà không điều trị gì cả, dưới sự tác động thường xuyên của huyết áp cao, thành mạch máu trở nên mềm yếu, thêm vào bị những mảng tích tụ chất canxi, cholesterol gắn trên đó nếu cứ tiếp tục phát triển mà không cải thiện, mạch máu ngày càng phình to, hình thành khối phình động mạch, đây cũng là một thứ có mạch đập, cũng có nghĩa là khi sờ tay trên bụng thì cảm thấy mạch máu đập đồng bộ với tim, nếu như mạch máu cứ không ngừng phình to, có ngày sẽ bị nứt vỡ, có thể gây tử vong. Khi ấy người bệnh sẽ bị đau dữ dội khiến ngất xỉu, chết trong vòng vài phút. Giả sử chỉ là rỉ rả từ từ mà không nứt vỡ, sẽ xuất hiện báo động trên cơ thể, trong đó gồm chính giữa bụng bị đau liên tục vài ngày, nhưng nếu như bạn đột nhiên sờ thấy mạch đập trong bụng chớ nên vội hốt hoảng, vì tình hình này xuất hiện trên người gầy là việc bình thường.
Ngoài ra, còn một hiện tượng nữa là : động mạch chủ trong bụng cứ tiếp tục hẹp hoặc bị tắc nghẽn, dù không hình thành phình động mạch, hoặc dẫn tới nứt vỡ, cũng có thể khiến lưu thông máu ở chân đùi bị kém. Thậm chí trở thành liệt dương lâu dài (vì dương vật thiếu máu cần thiết cho sự cương cứng).