Đánh trống ngực biểu hiện là cảm nhận được nhịp tim lúc có lúc không hoặc liên tục, thường được Bệnh nhân mô tả là cảm giác tim đập nảy mạnh, thình thịch hoặc run rẩy trong ngực. Triệu chứng này có thể phản ánh bệnh nguyên do tim mạch, một bệnh ngoài nguyên nhân tim mạch [cường giáp, sử dụng chất kích thích (vd, caffeine, cocaine)], hoặc một tình trạng tăng catecholamine (vd, tập luyện, lo âu, u tế bào ưa chrom). Các loại loạn nhịp tim thêm vào gồm ngoại tâm thu nhĩ hoặc thất, hoặc, khi loạn nhịp liên tục và đều đặn, có nhịp nhanh trên thất hoặc nhịp nhanh thất (Chương 132). Đánh trống ngực liên tục, không đều thường do rung nhĩ. Yêu cầu Bệnh nhân “gõ” theo nhịp khi có cảm giác đánh trống ngực có thể giúp phân biệt nhịp tim đều hay không đều.
Tiếp cận bệnh nhân Đánh trống ngực
Đánh trống ngực thường lành tính nhưng có thể là biểu hiện của rối loạn nhịp tim nếu có liên quan đến huyết động (choáng váng, ngất, đau thắt ngực, khó thở) hoặc ở Bệnh nhân có bệnh mạch vành trước đó, rối loạn chức năng tâm thất, bệnh cơ tim phì đại, hẹp động mạch chủ, hoặc bệnh lý van tim khác.
Chẩn đoán gồm điện tâm đồ (nếu triệu chứng xảy ra khi đang siêu âm), nghiệm pháp gắng sức (nếu việc gắng sức thúc đẩy cảm giác đánh trống ngực hoặc nghi ngờ có bệnh mạch vành tiềm ẩn), và siêu âm tim (nếu nghi ngờ có bệnh lý ở cấu trúc tim). Nếu các triệu chứng xảy ra từng cơn thường xuyên, theo dõi điện tâm đồ ngoại trú có thể giúp chẩn đoán, gồm theo dõi Holter (24–48 giờ), máy theo dõi ECG vòng tái lập (2–4 tuần), hoặc máy theo dõi ECG vòng tái lập cấy vào cơ thể (1–2 năm). Các cận lâm sàng hữu ích gồm các xét nghiệm phát hiện hạ kali máu, giảm magne máu, và/hoặc cường giáp.
Ở Bệnh nhân có nhịp ngoại tâm thu nhĩ hoặc thất mà không có bệnh lý ở cấu trúc tim, chiến lược điều trị gồm giảm uống rượu và caffein, reassurance, và cân nhắc sử dụng chen beta để ngăn triệu chứng.