Định nghĩa
- Đái ra máu đại thể: trong nước tiểu có máu, nước tiểu có màu hồng cho đến đỏ sẫm.
- Đái ra máu vi thể: có hơn 2 hồng cầu /mm3 nước tiểu
Căn nguyên: máu trong nước tiểu có thể từ bất kỳ nơi nào trong bộ máy tiết niệu, từ cầu thận cho tới niệu đạo.
- Đái ra máu và cổ protein niệu: nước tiểu có protein và trụ hồng cầu cho thấy có bệnh ở thận, nhất là viêm cầu thận, bệnh
- Đái ra máu không có protein niệu: không có protein và trụ hồng cầu trong nước tiểu cho thấy máu từ các ống dẫn nước tiểu từ trong tiểu khung tối niệu đạo (sỏi thận, lao, khối u, chấn thương, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang).
- Đái ra máu lúc đầu bãi (trong nghiệm pháp 3 cốc) cho thấy máu từ tuyến tiền liệt hay từ niệu đạo. Đái ra máu cuối bãi cho thấy máu từ bàng quang. Đái ra máu toàn bãi được gặp trong đái ra máu nặng, nhất là khi bị khổĩ u bàng quang, u thận, sỏi và lao.
- Nguyên nhân khác: rối loạn đông máu, điều trị bằng thuốc chống đông, bệnh hồng cầu hình liềm, viêm mạch, bệnh thận do thuốc giảm đau, hội chứng
- Với phụ nữ, cần phân biệt đái ra máu với máu kinh nguyệt lẫn vào nước tiểu.
Bảng 5.3. Các bệnh gây đái ra máu
|
Viêm cầu thận cấp | Tiền sử có nhiễm liên cầu, huyết áp cao | Có trụ niệu. Urê và creatinin huyết cao |
Bệnh Berger | Đái ra máu + protein niệu | Có ứ đọng IgA ở giữa các mạch máu. |
Thận đa nang | Huyết áp động mạch cao | Chụp siêu âm. Chụp cắt lớp. |
Hội chứng xuất huyết | Đái ra máu, không đau, tiền sử đã được điều trị bằng thuốc chống đông | Chẩn đoán xác định bằng các test cầm máu. |
GHI CHÚ- Dùng một số thuốc có thể gây đái ra máu, nhất là các thuốc chống đông, amphotericin B, cyclophosphamid (gây viêm bàng quang chảy máu), meticillin và các thuốc chống viêm không phải steroid.
Đái ra máu lúc gắng sức: gắng sức quá mức và kéo dài ít khi gây đái ra máu ở người bình thường; nếu có thì sẽ hết vào ngày hôm sau (chú ý: lấy nước tiểu lúc ở tư thế đứng).
Các băng giấy thử nhậy cảm với hemoglobin và cả myoglobin. Nếu kết quả dương tính mà không có hồng cầu trong nước tiểu thì đó là đái ra huyết sắc tốhoặc đái ra myoglobin (xem các bệnh này).
ĐIỀU TRỊ: sử dụng thuốc kháng cholinergic và phục hồi chức năng bàng quang-cơ thắt (xem bài này) nếu cơ thắt bình thường. Tiểu tiện không tự chủ gây phiền phức, cần có lời khuyên của phẫu thuật viên chuyên khoa.