Tên khoa học:

Drynaria bonii Christ Họ Ráng (Polypodiaceae)

(Cây Tổ rồng)

Còn gọi là Hồ tôn khương, là Hầu khương

Tiếng Trung: 骨碎補

Mô tả:

Cây Tắc kè đá
Cây Tắc kè đá

Loài khuyết thực vật phụ sinh. Thân rễ dày, dẹt, mọng nước có lông cứng màu vàng nâu, bao bọc bởi những vảy. Lá có 2 loại: Lá bất thụ (hứng mùn) không cuống, màu vàng nâu, phiến nguyên lượn sóng, phủ kín thân rễ. Lá hữu thụ (làm nhiệm vụ sinh sản) có cuống dài, màu lục sẫm, phiến chẻ 7 – 9 thùy sâu, mép uốn lượn.

Túi bào tử rất nhỏ, xếp rải rác ở mặt sau lá hữu thụ, không có áo túi. Bào tử hình trái xoan, màu vàng nhạt.

Mùa sinh sản bào tử: tháng 5 – 8.

Còn có loài Drynaria Ịortunei (Kze) J.Sm. cùng họ, có điểm khác là lá bất thụ khía răng, cũng được dùng với công dụng tương tự. Loài này có tên là cốt toái bổ

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Thân rễ tắc kè đá chứa tinh bột, đường, hesperidin, flavonoid.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Dịch chiết thân rễ tắc kè đá có tác dụng chống viêm cấp trên súc vật thí nghiệm. Tác dụng này yếu hơn so với cốt toái bổ.

Liều thường dùng:

Liều: 10 – 20g. Dùng ngoài theo yêu cầu.

Khí vị:

Vị đắng cay, khí ôn, vào kinh Túc thiếu âm.

Chủ dụng:

Bổ cho đốt xương bị gãy, chữa phong huyết trệ nhức, có công phá huyết, chỉ huyết, chuyên chủ vào kinh Thận, cho nên trị chứng Thận tiết, xương liệt (cốt nuy), tai ù, răng nhức.

Mọi chứng ở phần xương thuộc về Thận. Vì Thận chủ về Tiền âm và Hậu âm mà giữ việc đóng mở, cho nên chứng tiết tả lâu ngày thuộc về Thận hư, không phải chỉ do Tỳ, Vị. Lại có người nói: trị được chứng ngũ lao, thất thương, lục cực, tay bên phải duỗi rũ ra không co lại được, trên nóng, dưới lạnh, cùng các chứng nhọt ác độc.

Cách chế:

Thứ mọc ở trên cây, trên đá, tháng 5 âm lịch cạy lấy rễ, dùng dao đồng cạo bỏ lông vàng, thái nhỏ, chưng với Mật, phơi khô dùng.

Vị thuốc Cốt toái bổ trong điều trị loãng xương
Vị thuốc Cốt toái bổ trong điều trị loãng xương

Nhận xét:

Cốt toái bổ hay mọc ở chỗ dâm mát cho nên âm khí nhiều hơn.

Vua Minh hoàng đời Đường thấy nó chữa gãy xương có công hiệu cho nên đặt tên là cốt toái.

Ngày xưa Ngụy Thái Sử bị tiết tả sắp lâm nguy, dùng thuốc gì cũng không khỏi, sau dùng cốt toái cho vào bầu dục lợn nướng chín ăn thì khỏi, đó là do cốt toái chữa được chứng Thận tiết.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

Cốt toái bổ ích Thận, hoạt huyết, chỉ thống, sở trường chữa vết thương do ngã, bị đòn đánh.

“Thánh huệ phương”

Bài Cốt toái bổ tán

Cốt toái bổ 4 phần, Hổ hĩnh cốt 1 phần, Bại Quy bản 1 phần, Tán 3 vị trên, uống mỗi lần 12-16g với 1 chén nhỏ Đồng tiện Trị cơ, xương bị tổn thương đau đớn.

Bài Lục vị địa hoàng thang gia cốt toái bổ

Thục địa 8đ

Sơn thù 4đ

Hoài sơn 4đ

Bạch linh 3đ

Đan bì 3đ

Trạch tả 3đ

Cốt toái bổ 3-4đ

Chữa Thận âm hư, tai ù, tai điếc, răng đau, răng lung lay.

Nếu hỏa cũng hư (Biểu hiện chân tay lạnh, bụng lạnh, mạch 2 bộ Xích đều vi tế) thì thêm Nhục quế 1đ, cần thiết thêm cả Phụ tử.

“Nghiệm phương điều trị tư liệu tuyển biên”

Trị răng đau

Chỉ dùng độc vị Cốt toái bổ sắc nước uống.

“Tô thị đồ kinh”

Trị tai điếc, tai ù

Cốt toái bổ thái mỏng nướng chín, lúc còn nóng đắp vào Tai.

“Lâm sàng báo”

Trị chai chân, nốt ruồi dùng cốt toái bổ ngâm cồn nhẹ xức vào, cứ sau vài giờ lại xức, tối đa 10 lần là khỏi.

Chú ý đầu tiên phải ngâm nước nóng cho vết chai hoặc nốt ruồi mềm ra, cạo sạch lớp bọc ngoài.

0/50 ratings
Bình luận đóng