Gừng được dùng nhiều trong ăn uống, chữa bệnh và cho đến tận bây giờ không phải chúng ta đã biết hết, giải thích được mọi công dụng quen thuộc và mới lạ của nó.

Một vài tác dụng của gừng

Trong gừng tươi có enzym protease phân hủy rất mạnh các protein thành các amino acid làm cho thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, loại được các chuỗi peptid lạ nên chống được dị ứng cho một số người không quen. Đây là một trong những lý do mà người ta dùng gừng làm gia vị khi chế biến cá, ốc.

Gừng có tác dụng kích thích nhu động ruột, nhưng lại không gây nên sự co thắt quá mức ở bộ máy tiêu hóa. Điều này giải thích được tác dụng làm dễ tiêu, chống tiêu chảy, đầy hơi và chống ói mửa.

  • Trên chuột thí nghiệm, gừng ức chế việc gây loét dạ dày, có thể do gừng ức chế sự hình thành histamin.
  • Những người có thai (dưới 20 tuần) bị nôn trầm trọng phải nhập viện được cho uống mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 250g gừng khô làm giảm được nôn rõ rệt. So sánh gừng với metoclopramid thấy tác dụng chống nôn của gừng không thua kém (1000 mg bột gừng khô có hiệu lực tương đương với 10mg metoclopramid) nhưng ưu điểm của gừng là không gây tác dụng phụ như khi dùng metoclopramid.
  • Trước khi lên tàu xe (khoảng 30 phút) nếu nhai một củ gừng bằng ngón tay cái với muối sẽ không bị say tàu xe suốt cuộc hành trình. Tác dụng chống say tàu xe của gừng là do làm êm dịu dạ dày và họ cho một số người bệnh uống trước gừng, thấy gừng làm giảm được đau dạ dày khi giải phẫu.
  • Các nhà nghiển cứu Đan Mạch cho người bệnh uống 5g gừng tươi mỗi ngày, kéo dài trong một tuần lễ thây gừng ngăn chặn cơ thể sản xuất ra dramacin, một chất gây kết dính tiểu cầu tạo thành cục máu đông làm nghẽn mạch, vì thế có hy vọng dùng gừng chống nghẽn mạch như từng dùng aspirin mà chắc chắn là sẽ rẻ tiền và an toàn hơn. Vì thế khi bị lạnh dùng gừng làm ấm, hưng phấn. Mặt khác gừng .lại làm giãn mạch, tăng tiết mồ hôi. Vì thế khi bị sốt dùng gừng hạ nhiệt.
  • Dùng gừng tươi, hoặc gừng khô, hoặc chất trích ly từ gừng đã chuẩn hóa. Dùng 500g gừng khô hòa với nước, uống lúc lên cơn đau đầu, hoặc ăn gừng tươi. Chữa bệnh đau nửa đầu cấp tính.
  • Gừng được dùng làm thuốc chữa các chứng viêm đường hô hấp trên (giã nát một ít gừng với muối ngậm hay vắt lấy nước nhỏ mũi), dùng giảm đau kháng viêm (giã nát gừng tươi với một ít muối, bó vào chỗ đau khi bị ngã, giã nát gừng tươi xoa bóp khi đau nhức). Dùng mỗi ngày 5g gừng tươi hoặc 100-1000 mg khô thì bệnh viêm khớp, đau cơ biến chuyển rõ rệt: giảm đau, cải thiện độ hoạt động của khớp, giảm sưng, giảm cứng khớp vào buổi sáng.
  • Gừng còn có tác dụng tráng dương, giúp tăng cường hoạt động cho người yếu sinh lý do tuổi tác. Trong các thang thuốc dùng vào mục đích này các lương y thường cho thêm vào vị gừng tươi và thắt ngón chân cái thì sẽ dẻo dai hơn khi giao hợp. Một số phụ nữ tế nhị thường chiêu đãi các vị lang quân đi xa về bằng món ốc hương hấp lá gừng chấm với nước mắm gừng để có được niềm vui trọn vẹn.
  • Theo nhiều nghiên cứu thì gừng tươi có tác dụng tốt hơn (do các hoạt chất từ gừng như tinh dầu, enzym, các chất chống nấm, diệt khuẩn… được bảo quản nguyên vẹn hơn) trong khi đó việc chế ra được sản phẩm dùng cho một số.
  • Gừng từ nhiều vùng khác nhau không hoàn toàn giống nhau (gừng nhà nhỏ, cay trong khi gừng núi lớn, ít cay hơn). Y học cổ truyền phân biệt gừng khô (can khương) và gừng tươi (sinh khương) với cách dùng có chỗ khác nhau.
Cây Gừng
Cây Gừng

Gừng tươi bảo vệ dạ dày

  • Ngày xưa người ta cho rằng các chất cay như gừng, ớt sẽ hại dạ dày. Ngày nay khoa học hiện đại đã chứng minh chỉ còn ớt cay là hại dạ dày. Gừng vàng thì trái lại: rất có ích cho dạ dày; đó là kết quả nghiên cứu khoa học được công bố từ năm 1990 đến nay của nhiều nhà khoa học của các nước tiên tiến như Nhật, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Anh… xin tóm tắt một số kết quả nghiên cứu về gừng:
  • Chất cay của gừng (gừng tươi có Zingerolo và Zingerone, gừng khô co Shogaols và Zingerone) khi tiếp xúc với niêm mạc không gây phồng rộp. Chất cay cả gừng có tác dụng: Chống lại sự oxy hóa các chất béo trong cơ thể, chống lão suy; điều hòa thân nhiệt (hạ nhiệt giảm sốt, làm ra mồ hôi, chống lại xâm nhập cơ thể); bảo vệ gan, chống nhiễm độc gan do thuốc và độc chất.
  • Gừng bảo vệ dạ dày: Gừng làm giảm bài tiết dịch vị, ngăn chặn sự tiết quá mức acid clohydric và men pepsin trong dạ dày (nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, tá tràng). Do đó gừng có tác dụng như các thuốc đối kháng thụ thể H2 (Famotidin, Ranitidin) điều trị chứng loét dạ dày tá tràng. Chất mecin của gừng có tác dụng ức chế sự phát triển các loại vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây loét dạ dày, tá tràng dẫn đến ung thư dạ dày.
  • Gừng chống rối loạn tiêu hóa: Gừng kích thích sinh trưởng các loại vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa như lactobacillus… Do đó có tác dụng lập lại cân bằng hệ vi sinh có ích trong ruột đã bị thuốc kháng sinh tiêu diệt, chống rối loạn tiêu hóa khi dùng thuốc kháng sinh…
  • Củ gừng vàng có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thay cho Famotidin.
  • Nếu dùng được gừng tươi ngậm và nhai nhẹ để nuốt nước cay sẽ có nhiều cái lợi cho sức khỏe như chống cảm lạnh (mỗi khi tắm gội hoặc ra ngoài trời vào mùa lạnh), chống viêm đường hô hấp trên, chống đau dạ dày, chống đau do viêm khớp, đau răng, chống lão hóa… Người Trung Quốc có câu: mỗi ngày nhai 3 miếng gừng sẽ không cần thầy thuốc đến nhà.
  • Các trường hợp không dùng gừng tươi, khô: Người cảm nắng ra nhiều mồ hôi (thường gọi là vã mồ hôi) sốt cao không rét, người đại nhiệt; người đang có bệnh chảy máu: băng huyết, nôn ra máu, ho ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam, sốt xuất huyết. Muốn dùng gừng chữa chảy máu phải lấy gừng khô thiêu tồn tính (ruột vẫn cón màu nâu), tán bột mịn cho người bệnh uống, gọi là Thán khương.

Một số bài thuốc sử dụng gừng

Cảm mạo, ho hen, tiêu đờm rãi, khí nghịch đưa lên cổ làm nghẹt thở, thông kinh nguyệt, giúp tiêu hóa, trị ói mửa, nôn ọe, thổ tả, bụng lạnh, trúng phong, mồ hôi trộm, băng bó vết thương, cầm máu khi nhổ răng, trị sản khí, viêm xoang có mủ.

CẢM MẠO

Cảm nóng, cảm lạnh, cảm gió hoặc sốt.

Lấy 7 lát gừng sống – 7 củ hành hương, đổ 1 bát nước nấu sôi kỹ, uống nóng, đắp mền cho ra mồ hôi.

20g gừng tươi giã dập, nấu sôi kỹ rồi uống nóng đắp mền cho ra mồ hôi.

Cảm, ho và nhiều đàm, khò khè khó thở: Lấy 7 lát gừng, 1 muỗng cà phê trà tàu, nấu sôi kỹ, gạn nước, pha với nước chanh tươi 1 quả, 1 muỗng rượu mạnh, 1 muỗng ăn mật ong, khuấy đều, uống nóng đắp mền cho ra mồ hôi.

Bị sốt rét nóng lạnh luôn, ho có đờm dùng củ gừng tươi, nướng thật kỹ, gọt sạch, cắt ra gừng miếng mà ngậm, nuốt nước dần.

NHỔ RĂNG, MÁU RA NHIỀU

Trường hợp răng bị chảy máu, hoặc tự nhiên răng chảy máu.

Giã gừng rồi nhét vào chỗ chảy máu đó.

Gừng có nhiều tác dụng chữa bệnh
Gừng có nhiều tác dụng chữa bệnh

BỆNH HO

Khí nghịch đưa lên cổ làm khó thở

Gừng sống thái miếng, ngậm rồi nuốt từ từ xuống là khỏi.

Trường hợp có đàm vướng cổ, phải tằng hắng khạc cho ra đàm, như thế đàm dính sát vào cổ, hoặc thấy bụng lạnh, miệng nhạt… cũng,ngậm như trên sẽ thấy dễ chịu.

Ho lâu ngày không dứt

  • Dùng 200g gừng tươi nấu với 300g kẹo mạch nha, cho chín từ từ, ăn hêt trong 1-2 ngày.

Ho có đàm

  • Gừng giã dập chung với mật ong ngậm.
  • Người bị chứng đờm nóng.
  • Lấy nước gừng hòa với nước trà uống.

Con nít ho lâu ngày không khỏi

  • Lấy chừng 200g gừng sông, nấu trong nồi lớn thật kỹ, đem tắm cho trẻ.

ĐAU BỤNG

Vì bị lạnh quá làm co rút gân

  • Gừng sống 100g, giã nát, đổ một bát rượu ngon nấu sôi 2-3 sấp, cho uống nóng. Bên ngoài giã gừng chườm vào chỗ bụng đau.

Đau bụng đầy trướng (muốn ói, muốn đi cầu mà không được)

  • Gừng sống 40g nấu với 7 bát nước, còn lại 2 bát chia uống 2- 3 lần.

TAN MÁU BẦM

  • 5 cây hành cả rễ, 1 củ gừng bằng ngón chân cái, 1/2 muỗng cà phê muối. Giã tất cả cho nát, bọc vào miếng vải rồi bó vào vết thương, lấy băng vải cuốn chặt, mỗi ngày thay 1 lần, khoảng vài ngày là máu bầm tan. Khi bó thuốc này làm cho bệnh nhân thấy rất nóng chỗ vết thương, nhưng nhờ vậy mới làm tan máu bầm.

ĐỀ PHÒNG KHÍ GIÓ ĐỘC KHI RA NGOÀI SỚM

  • Có nhiều người phải đi làm từ sáng sớm, đôi khi bị gió độc ngất xỉu. Để đề phòng khi bị trúng gió độc, trước khi đi nên uống một hớp rượu tốt, hoặc rượu ngâm thuốc, hoặc nhai một miếng gừng nuốt dần, sẽ chống lại được khí độc.

Cấm kỵ

  • Người có tạng nóng, hay lở miệng, táo bón, hoặc người nào thường ra nhiều mồ hôi hoặc đang ra mồ hôi thì không nên dùng gừng. Người ăn nhiều gừng lại dùng thời gian có thể sinh ra choét mắt, chảy nước mắt sống…
0/50 ratings
Bình luận đóng