“Trường ung” là chứng bệnh mọc ung ở trong ruột mà bụng đau nhức, sách “Kim quỹ yếu lược” có ghi chép rất sớm về bệnh “trường ung”. Vì chỗ phát sinh có khác nhau cho nên có chia ra “ung đại trường” và “ung tiểu trường”, nhưng vì tính chất lại giống nhau, nên đời sau gọi là “trường ung”. Ngoài ra lại vì trên chứng trạng biểu hiện những đặc điểm không giổng nhau, nên lại có những tên gọi như “súc cước trường ung”, “ung ruột co chân”, “bàn trường ung”, “ung ruột chảy máu”, tên gọi tuy có khác, nhưng cách chữa vẫn là một.

NGUYÊN NHÂN

  • Do ăn uống không dè dặt mà gây nên

Sách “Phùng thị cẩm nàng’’ nói: “Trường ung là do ăn đồ cao lương tích nhiệt gây ra”. Trần Thục Công cũng nhận rằng: Đói no thất thường, nhọc mệt thương tổn, đội vác nặng, làm cho tổn thương trường vị… hoặc ăn thức ăn sống lạnh, trở ngại đến khí huyết, thấp đọng sinh đờm. Phần nhiều làm cho trường vị đầy tức, vận hóa không thông, khí huyết ngừng trệ mà sinh ra. Vì ăn uống bừa bãi không có chừng độ nên ruột bị đầy tức, không vận hóa được làm cho khí huyết ngừng trệ, uất kết thành nhiệt, chứa đọng lại không tan ra được, huyết nhục hủ nát mà hóa thành mủ.

  • Do lao lực tổn thương quá độ, vấp ngã tổn hại gây nên

Sách “Ngoại khoa chính tông” chép: “Chạy nhảy vội vàng, làm cho trường vị truyền tông không được khoan khoái, bại huyết, trọc khí ủng tắc lại mà gây nên. Sách “Ngoại khoa kinh” nói: “Trèo cao nhảy xuống, nhảy bị đụng chạm hoặc bị đánh, bị ngã làm cho ứ huyết ngưng đọng trong ruột mà sinh ra trường ung”. Đó là nói bị nhọc mệt, bị vấp ngã, để làm cho khí trệ huyết ngừng, uất đọng lâu ngày, mà gây nên chứng ung.

  • Đàn bà sau khi đẻ gây ra

Trần Thực Công nói: “Đàn bà sau khi đẻ, người yếu hay nằm, chưa từng ngồi dậy hoặc khi đẻ khó khăn, dùng sức quá nhiều, sau khi đẻ rồi không trục huyết ứ, làm cho hại huyết đình chứa ở trường vị, kết trệ lại mà gây nên”. Đó là nói rõ sau khi đẻ huyết xấu, không tiêu, chứa lại ở trường vị mà sinh chứng “trường ung”.

Căn cứ vào 3 chứng trạng trên, thì bệnh lý “trường ung” không ngoài thấp nhiệt và ứ huyết, cho nên Trần Thực Công nói: “Chứng trường ung đều là do thấp nhiệt ứ huyết chảy vào trong tiểu trường mà sinh ra”. Căn cứ vào kinh nghiệm lâm sàng, do thấp nhiệt thì chứng bệnh phát ra nhanh, do hàn tà và ứ huyết đưa tới mà chuyển hóa thành thấp nhiệt thì chứng bệnh phát ra chậm.

BIỆN CHỨNG

Biện chứng về bệnh này, nói chung có thể phân làm 3 giai đoạn:

  1. Ung chưa mưng mủ
  2. Ung đã mưng mủ
  3. vỡ mủ.

Hai giai đoạn trước, sách “Kim quỹ yếu lược” đã từng nói rất rõ rằng: “Trường ung sinh bệnh, mình nổi vẩy, da bụng căng, ấn vào mềm như hình trạng chứng “thũng”, bụng không tích tụ, người không sốt, mạch sác, đó là trong ruột có ung mủ”. Lại nói chứng “trường ung” thì bụng dưới sưng đầy ấn vào thì đau như chứng “lâm”, tiểu tiện điều hoà, thường thường phát nóng, tự ra mồ hôi, lại sợ rét, mạch trì hoặc khẩn, là chưa nung mủ, nôn oẹ, sẽ có ra huyết, mạch hồng sác là đã nung mủ, không nên hạ. Điều trước là thuộc về chớng mãn tính, mà trong ruột đã có mủ tích tụ. Điều sau là thuộc về chứng cấp tính, mà trong ruột chưa mưng mủ. Như sau khi mủ đã mưng rồi, thì hoặc có thể xuất hiện những tình hình nghiêm trọng, như rốn chảy mủ, quanh rốn mọc mụn, đại tiện ra máu mủ, rốn lồi bụng trướng, trở mình nghe có tiếng nước.

CÁCH CHỮA

Sinh ra bệnh này do thấp nhiệt ứ trệ ngăn tắc, vì vậy nguyên tắc chữa chủ yếu không ngoài cách thanh nhiệt tiêu thấp, trừ ứ, thông đại tiểu tiện. Nếu mới phát chưa thành mủ, dùng Đại hoàng mẫu đờn thang (1) để hạ hoặc Hoạt huyết tán ứ thang (2) để điều hoà và thông lòi. Nếu bệnh thế hoà hoãn, không cần công hạ, thì có thể dùng Thanh tràng ẩm (3). Ngoài ra bài Tràng ung đơn phương(4) của Trương cảnh Nhạc cũng nên áp dụng, nếu không chữa kịp thời hoặc ngăn ngừa, đến nỗi ung thành mủ, thì về phương diện chữa, nên kiên dung công hạm nên lấy hoạt huyết phá ứ tiêu thũng, làm chủ yếu. Nếu thành mủ lâu ngày không vỡ, dùng ý dĩ, phụ tử bài Hương tán (5) để lấy sắc nóng mà phát ra. Như mạch thấy hồng sác, thế bệnh cấp hớn, nên dùng Ý dĩ nhân thang (6) để lương huyết phá ứ. Như thế bệnh phát triển đến thời kì vỡ mủ, nói chung thì phần nhiều hiện ra những hiện tượng hư. Nếu bụng mềm mà đau, thường thường ra mủ là mủ độc chưa hết dùng Mẫu đan bì tán (7). Nếu mủ từ rốn ra, bụng trướng không khỏi ăn uống kém, sắc mặt trắng, tinh thần mệt mỏi, đó là khí huyết đều hư, dùng Bát trân thang (8) gia hoàng kì, nhục quế, đan bì, ngũ vị tử để liễm mà bổ.

TÓM TẮT

“Trường ung” là một loại ung mọc bên trong, do bộ vị khác nhau mà có chia ra “đại trường ung” và “tiểu trường ung”. Nhưng cách chữa thì đại khái giống nhau, cho nên gọi chung là “trường ung”.

Gây nên bệnh này, chủ yếu là do thấp nhiệt, và ứ huyết làm ngăn tắc, trong quá trình phát bệnh, do thấp nhiệt thì bệnh phát chóng, do hàn ngừng ứ trệ mà chuyển thành thấp nhiệt thì bệnh chậm phát. Cách chữa nên phân biệt tình hình khác nhau, là có mủ hay không có mủ, và đã vỡ hay chưa vỡ mủ, có thể dùng trứ ứ công hạ, nung mủ rồi, thì phải nên kiêng hạ, nên dùng những phép hoạt huyết phá ứ tiêu thũng. Nếu mủ đã vỡ, thường phần nhiều xuất hiện tình trạng hư, nên bổ hư giải độc thúc mủ.

PHỤ PHƯƠNG

  1. Đại hoàng mẫu đơn thang: Đại hoàng, mẫu đơn bì, đào nhân, qua tử, mang tiêu.
  2. Hoạt huyết tán ứ thang: Xuyên khung, quy vỹ, xích thược, tô mộc, đan bì, chỉ xác, long nhãn, đào nhân, tân lang, đại hoàng.
  3. Thanh tràng ẩm: Kim ngân hoa, đương quy, địa du, mạch môn, huyền sâm, cam thảo, dĩ nhân, hoàng cầm.
  4. Trương Cảnh Nhạc tràng ung đơn phương: Trước tiên dùng chừng 1 lạng hoàng đằng, lấy hai bát rượu ngon nấu còn 1 bát, uống 1 lần lúc buổi sáng, say nằm ngủ, buổi chiều, dùng chừng 1 lạng tử hoa định đinh, cũíig nấu uống như lần trước sau khi uống, đau khỏi dần là có hiệu quả.
  5. Ý dĩ phụ tử bài hương tán: Phụ tử, ý dĩ, bại hương thảo.
  6. Ý dĩ nhân thang: Xem phụ phương số 3 mục Tỳ chứng.
  7. Mẫu đơn bi tán: Nhân sâm, hoàng kì, đan bì, bạch thược, phục linh, ý dĩ nhân, đào nhân, bạch chỉ, đương quy, xuyên khung, cam thảo, quan quế, mộc hương.
  8. Bát trân thang: Xem phụ phương số 6 mục Quyết chứng.
0/50 ratings
Bình luận đóng