“Huyễn vựng” là chỉ vào hiện tượng đầu choáng mắt hoa, chứng này củng thường thấy hiện ra trong các loại bệnh. Y gia các thời đại đối với nguyên nhân của chứng này đều có những luận thuyết khác nhau. Sách “Nội kinh” có chép: ” Các chứng phong xoay chuyển choáng váng đều thuộc về can”. Trương Trọng Cảnh nêu ra rằng chứng đàm ẩm cũng có thể gây ra choáng váng như sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Dưới tâm có đàm ẩm, thì ngực sườn đầy, hoa mắt”. Chu Đan Khê cũng cho là nguyên nhân chủ yếu của chứng choáng váng là do đờm cho nên cũng nói: “Không có đờm thì không sinh ra choáng váng”. Trương cảnh Nhạc nhận rằng thể chất người bệnh hư tổn, là một nhân tố cơ bản của chứng huyễn vựng, ông nói: “Không có hư tổn, thì không có chứng huyễn vựng” nên chủ yếu là chữa về hư tổn. Nay đem học thuyết của Y gia các thời đại đều quy nạp làm 3 loại: là can thận bất túc, tâm tỳ suy kém và đàm thấp ngăn trở ở trong mà trình bày.

  1. NGUYÊN NHÂN

  • Can thận bất túc

Can là tạng thuộc phong mộc mà thể chất thuộc âm, tác dụng thuộc dương, chủ động và đưa lên. Nếu vì tình chí ở trong bị thương tổn làm cho phần âm của can suy kém, phần dương của can mạnh lên, hoặc vì thủy không nuôi dưỡng được mộc, mộc kém tươi tốt, 2 nguyên nhân đó đều làm cho can dương động lên, mà phát ra chứng huyễn vựng. Đó là thuộc về loại dưới hư, trên thịnh, cũng có khi vì phong thấp quá độ, thận tinh bị suy tổn, bể tủy bị trống rỗng, thì trên dưới đều hư, cũng làm cho đầu có choáng váng, tức như sách “Linh khu” nói: “Bể tủy không đầy đủ thì có lỏng, tai ù, ông chân nhức, choáng váng, mắt không thấy gì”.

  • Tâm tỳ suy kém

Tỳ là gốc để sinh hóa khí huyết. Nếu lo nghĩ hại đến tỳ thì khí huyết không đầy đủ, mà không nuôi dưỡng được tâm, dinh vệ đều hư thì sinh ra chứng choáng váng.

  • Đờm thấp ngàn trở ở trong

Tỳ vị vận hóa không thường thì đờm sinh ra, thấp tụ lại, làm cho thanh dương không đưa lên mà sinh ra choáng váng. Cũng có khi vì đờm uất sinh ra nhiệt mà thành đờm hoả, cho nên Đan Khê cho là “đờm vị hỏa động”.

  1. BIỆN CHỨNG

  • Can và thận bất túc

Phần dương của can nhiễu động lên thì sinh choáng váng, tai ù, tim rung động ít ngủ và có cả hiện tượng đầu nhức mặt đỏ, nặng thì như ngồi trong thuyền, trong xe, chân tay tê dại, chất lưỡi đỏ, mạch huyền tế mà sác. Yếu bể tủy trống rỗng thì đầu có choáng váng, mà mỗi khi suy nghĩ lao tâm quá độ thể chất suy nhược tinh thần giảm sút sắc mặt tươi, lưng đau, gối mềm, hay quên ít ngủ, tai nghe không rõ, mạch huyền tế vô lực sắc lưỡi trắng nhớt.

  • Tâm tỳ suy kém

Sắc mặt trắng bợt, da tóc không bóng, mệt mỏi, ngại nói, tim đập nhanh, ít ngủ, nặng thì đầu choáng mà ngã ra cũng gọi là chứng huyễn vựng, mạch tế sác, lưỡi nhợt không tươi.

  • Đờm thấp ngăn trở ở trong

Có chia ra 2 chứng thấp đàm và đờm hoả, chứng thấp đờm huyễn vựng thì lồng ngực đầy tức, lợm giọng muốn nôn, đầu nặng, ăn ít, ngủ nhiều, rêu lưỡi nhớt trắng, mạch phần nhiều như hoạt; chứng đờm hỏa huyễn vựng hay mơ mộng, hay kinh sợ, đầu óc có chứng đau, tim buồn bực và run động, miệng đắng cồn cào, mạch huyền hoạt, rêu lưỡi phần nhiều vàng nhớt.

  1. CÁCH CHỮA

  • Can thận bất túc

Can dương nhiễu động ở trên, thì nên bình can tiềm dương, dùng các bài Thiên ma câu đằng ẩm (1), Linh dương giác thang (2) gia giảm. Tư âm dưỡng can thì dùng bài Kỷ cúc địa hoàng hoàn (3). Bể tủy trống rỗng thì nên dùng những loại thuốc huyết hữu tình để bổ tinh tủy như bài Quy lộc nhị tiên giao (4) hoặc bài Đại bổ nguyên tiễn (5) làm phương chủ yếu.

  • Tâm tỳ suy kém

Nên điều vinh bổ huyết dùng các bài Quy tỳ thang (6), Nhân sâm dưỡng vinh thang (7). Nếu đại tiện thường đi sệt sệt nên kiện tỳ ôn trung dùng bài Cận kiện bạch truật phụ tử thang (8).

  • Đờm thấp ngăn trở Ở trong

Nên kiện tỳ hóa đàm thấp, dùng bài Bán hạ bạch truật thiên ma thang (9), thuộc về đờm hỏa thì nên thanh hỏa hóa đờm dùng bài Ôn đởm thang (10), gia hoàng liên, hoàng cầm, long đởm thảo.

  1. TÓM TẮT

Thiên này thảo luận một loại bệnh mà lây chứng “huyễn vựng” làm chủ chứng, nguyên nhân gây ra bệnh này, có các nhân tố đờm hoả, phong hư, trên lâm sàng nói chung thì về can thận kém, thủy không nuôi dưỡng được mộc, làm cho can dương nhiễu động, lên là thường thấy nhiều hơn, trong đó can phong dữ dội quá, thì có thể choáng váng ngã quỵ và đó lại thường là tiền triệu của chứng trúng phong, cho nên Đan Khê nhận rằng huyễn vựng là dần dần đi đến trúng phong.

  1. PHỤ PHƯƠNG

  1. Thiên ma câu đằng ẩm: Thiên ma, câu đằng, sinh thạch quyết, sơn chi, hoàng cầm, ngưu tất, đỗ trọng, ích mẫu thảo, tang ký sinh, dạ giao đằng, chu phục thần.
  2. Linh dương giác thang: Xem số 16 phụ phương mục Trúng phong.
  3. Kỷ cúc địa hoàng hoàn: Thục địa, sơn dược, thù nhục, đan bì, phục linh, trạch tả, kỷ tử, cúc hoa.
  4. Quy lộc nhị tiên giao: Xem số 16 phụ phương mục Hư lao.
  5. Đại bổ nguyên tiễn: Xem số 13 phụ phương mục Hư lao.
  6. Quy tỳ thang: Xem số 27 phụ phương mục Hư lao.
  7. Nhân sâm dưỡng vinh thang: Xem số 6 phụ phương mục Hư lao.
  8. Cận kiện bạch truật phụ tử thang: Bạch truật, phụ tử, cam thảo.
  9. Bán hạ bạch truật thiên ma thang: Bán hạ, bạch truật, thiên ma, trần bì, phục linh, cam thảo.
  10. Ôn đởm thang: Xem số 8 phụ phương mục Kinh quý.
0/50 ratings
Bình luận đóng