I. ĐỊNH NGHĨA

Trật khớp háng bẩm sinh chiếm 5 – 10/1.000 trẻ mới sinh. Đây là tình trạng chỏm xương đùi trật lên trên và ra trước so với ổ cối do quá trình phát triển bất thường của ổ cối hoặc của chỏm xương đùi.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Yếu tố dịch tễ

  • Con gái.
  • Yếu tố gia đình (10%).
  • Địa lý + chủng tộc

2. Yếu tố cơ học

  • Sanh ngôi mông, sanh đôi, sanh mổ.
  • Thai lớn ký.
  • Bất thường kèm theo (gối ưỡn, vẹo cổ, talus, varus…).
  • Thiểu ối
  • Con so, sanh đôi.
  • Chậm phát triển bào
  • Mẹ cao huyết áp.
  • Rối loạn trương lực cơ, rối loạn tư thế.
  • Giới hạn dang
  • Dị tật kèm theo

III. CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh

  • Hỏi tiền căn sản khoa, tiền sử gia đình.
  • Có bệnh lý hay dị tật khác kèm theo?

Khám lâm sàng

  • Mất đối xứng nếp nhượng chân.
  • Nếp bẹn sâu.
  • Mất cân xứng nếp bẹp
  • Mất cân xứng nếp mông.
  • Mất cân xứng tư thế chi dưới
  • Một bên háng dang hơn
  • Có dáng đi Trendelenburg, đi khập khiễng (đối với trẻ biết đi)
  • Duỗi lưng quá mức, dáng đi lạch bạch (trật 2 bên ở trẻ biết đi)
  • Thăm khám (khi trẻ yên không quấy khóc):

+ Tăng hoặc giảm trương lực cơ áp 1 bên hoặc 2 bên.

+ Giới hạn dang.

+ Co rút cơ mông, cơ căng cân đùi đối bên.

+ Khớp háng mất vững (khớp không vững khi đầu xương đùi trật ra ngoài ổ cối – một phần hoặc hoàn toàn), được khám bởi người có kinh nghiệm.

  • Dấu Ortolani (+), Barlow(+), Galeazzie(+).

IV. CẬN LÂM SÀNG

  1. X- quang

Vào tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 sau khi sanh, chỏm xương đùi ra ngoài và lên trên.

  1. Siêu âm: (1lần/tháng trong 3 tháng đầu sau khi sinh)
  • Theo phương pháp Graf: đo góc

+ Nếu ≥ 60o: bình thường.

+ Nếu: từ 50 – 60o:

  • Ở trẻ < 3 tháng tuổi: khớp háng chưa trưởng thành.
  • Ở trẻ > 3 tháng tuổi: loạn sản nhẹ.

+   < 5o: trật khớp

  • Theo phương pháp Terjesen: Đánh giá độ bao phủ chỏm xương đùi (> 50%: bình thường)

+ Ngay sau sinh trẻ có:

  • Độ bao phủ chỏm xương đùi khoảng 30%: bán trật khớ
  • Độ bao  phủ  chỏm  xương  đùi  khoảng  10  –  20%:  trật khớp háng.

+ Trẻ từ 1 – 3 tháng có độ bao phủ chỏm xương đùi < 50%: trật khớp háng.

V. ĐIỀU TRỊ

1. Đối với trẻ sinh

Cần phát hiện sớm và điều trị càng sớm càng tốt.

  • Bán trật:

+ Tã dang hoặc mang 2 lớp tã giấy.

+ Mousse chèn dang háng.

  • Trật khớp háng:

+ Mang tã dang với 2 người.

+ Nẹp Pavlik.

Kiểm tra X-quang khi mang nẹp

Đến 3 tháng tuổi, kiểm tra X-quang, nếu tốt, chỉ cho mang tã hoặc nẹp ban đêm.

Chỉ định nẹp Pavlick: (mang trong những tuần đầu sau sanh khoảng 5 – 6 tháng).

  • Bán trật (háng không vững).
  • Trật khớp háng nắn được.

Lưu ý khi mang nẹp Pavlik:

  • Không áp 2 đùi, không bỏ nẹp
  • Không xách 2 chân lên khi thay tã.
  • Ẵm bé dang háng, ngồi dang 2 chân.
  • Dây đai ngực không quá siết
  • Quần áo rộng, không mặc áo liền quần
  • Hông gập 90 – 110o, hoặc đầu gối cách mặt giường
  • Không nằm nghiêng. Nằm sấp có gối lớn chèn dưới bụng
  • Không cho đứng sớm
  • Khi tắm, thay quần áo cho trẻ, cần thực hiện từng phần
  • Kiểm tra điểm đánh dấu các dây đai hàng ngày.

2. Đối với trẻ lớn

Nếu phát hiện trễ, điều trị sớm thất bại, trật khớp háng không nắn được thì cho kéo tạ, bó bột, phẫu thuật.

VI. VẬT LÝ TRỊ LIỆU

Khi mang dang hoặc nẹp Pavlick: không tập vật lý trị liệu, chỉ hướng dẫn gia đình bệnh nhân cách chăm sóc bệnh nhân với nẹp, các tư thế cần lưu ý khi mang nẹp, không kéo thô bạo chân trẻ để tránh phá hủy sụn

Sau giai đoạn bất động (do bó bột hay sau phẫu thuật – có sự chỉ định của bác sĩ).

  • Tập mạnh cơ (tập chủ động, tập đề kháng).
  • Tập gia tăng ROM (vận động thụ động, chủ động, kéo dãn).
  • Tập dáng đi đúng.

Tái khám và theo dõi

  • Ngày đầu tiên sau sinh
  • Ngày xuất viện
  • Khám định kỳ hàng tháng đến khi trẻ biết đi
0/50 ratings
Bình luận đóng