Phân loại hệ thống huyệt vị trên cơ thể

Huyệt trên kinh Sách Nội kinh bắt đầu đặt nền móng cho việc phân huyệt theo kinh. Những huyệt có tác dụng tương đối giống nhau được xếp vào cùng một kinh; đặc biệt những huyệt ở tứ chi từ khuỷu tay và đầu gối xuống tới đầu các chi được xếp là những huyệt cơ bản của 12 kinh và gọi là bản du. Sách Nội kinh khi bàn về châm cứu chữa bệnh thường nêu tên kinh mà không nêu tên huyệt, tức lấy kinh để khái quát … Xem tiếp

Châm cứu điều trị chứng Trúng phong (tai biến mạch máu não)

Trúng phong Nội kinh gọi là thốt trúng. Đây là loại bệnh chứng khá nguy cấp, phát bệnh rất nhanh. Trúng phong bao gồm nội phong và ngoại phong. Thời Kim và Nguyên có sự phân biệt: loại trúng phong và chân trúng phong. Chân trúng phong chỉ vào phong tà của ngoại giới trúng vào thân thể con người, biểu hiện ra hàn nhiệt thuộc lục kinh minh chứng. Loại trúng phong là nói đến phong sinh ra từ bên trong, hiện ra hình chứng ở tạng phủ, đây … Xem tiếp

Huyệt đặc biệt trên kinh và tính năng chủ trị

Huyệt trên kinh là những huyệt nằm trên 12 kinh chính và những huyệt ở mạch nhâm, mạch đốc. Một số huyệt vì tính năng chủ trị của nó mà được gọi là huyệt đặc biệt. Những huyệt trên kinh có tính chất, vị trí, tác dụng gần giống nhau được xếp thành nhóm và có tên gọi riêng. Mục lục Huyệt nguyên Huyệt lạc Huyệt du ở lưng Huyệt mộ Huyệt khích Huyệt ngũ du (bản du) Tám huyệt hội Huyệt nguyên Đại diện cho đường kinh, nơi khí … Xem tiếp

Châm cứu Bệnh miệng và mắt bị méo lệch (liệt dây thần kinh mặt)

  Bệnh miệng và mắt bị méo lệch là một trong những chứng trạng thuộc trúng phong, cũng gọi là diện than, y học hiện đại gọi là liệt dây thần kinh mặt. Chứng này có thể xuất hiện đồng thời với chứng trúng phong, cũng có thể xuất hiện một cách đơn độc, ờ đây chỉ đề cập đến sự xuất hiện đơn độc mà thôi. Nguyên nhân gây bệnh đa số là do ngoại cảm phong hàn hoặc là trong khi ngủ gần cửa sổ bị tặc phong … Xem tiếp

“Hỏa long cứu” – 4 công hiệu điều tiết lớn

Hỏa long cứu xa xưa, kết hợp cổ kim, là kỹ thuật dưỡng sinh xưa lại được tái hiện ngày nay, cho thấy 4 tác dụng thần kỳ của nó Ôn, Thông, Điều, Bổ. Ôn là lấy hỏa công tà, khử hàn, tán trệ, hóa ứ, có thể thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch, cải thiện tốc độ dòng chảy huyết dịch, tăng cường chức năng tạng phủ, xúc tiến tế bào tổ chức tái sinh năng lực. Nguyên liệu làm hỏa long cứu, chọn loại ngải vàng thượng đẳng … Xem tiếp

Các phương pháp tìm huyệt trong châm cứu

Muốn châm cứu đạt kết quả tốt phải châm đúng huyệt. Sách Tiêu u phú viết: “lấy 5 huyệt tìm 1 huyệt đúng, lấy 3 kinh tìm 1 kinh ắt chẳng sai”. Mục lục Đo để lấy huyệt: Lấy huyệt dựa vào các mốc giải phẫu, hình thái tự nhiên Lấy huyệt dựa vào tư thế hoạt động của một số bộ phận cơ thể Lấy huyệt dựa vào cảm giác khi dùng ngón tay ấn trên da Đo để lấy huyệt: Có thể dùng phương tiện để dò tìm … Xem tiếp

Châm cứu chữa Động kinh

Bệnh danh chứng giản (động kinh) bắt nguồn từ Nội kinh. Đây là một chứng bệnh mà khi phát tác làm cho thần chí dị thường, còn có tên là điên giản. Ngày xưa dùng lẫn lộn hai chữ điên và giản. Sách Thiên kim gọi chung là điên giản, tục gọi là dương giản phong (tiếng kêu như dê). Sách Lâm chứng chỉ nam mô tả nguyên nhân gây nên bệnh động kinh có thể do kinh khủng, hoặc do ẩm thực bất tiết, hoặc do lúc còn trong … Xem tiếp

Cơ chế chữa bệnh của châm cứu theo y học cổ truyền

Sự mất thăng bằng về âm dương dẫn tới sự phát sinh ra bệnh tật và cơ chế tác dụng của châm cứu cơ bản là điều hoà âm dương. Theo y học cổ truyền, âm dương là thuộc tính của một sự vật trong vũ trụ. Hai mặt âm dương luôn luôn có quan hệ đối lập (mâu thuẫn) nhưng luôn luôn thống nhất với nhau. Âm dương trong cơ thể bao giờ cũng thăng bằng (bình hành), nương tựa vào nhau (hỗ căn) để hoạt động giúp cho … Xem tiếp

Châm cứu chữa bệnh điên cuồng

Điên cuồng là một bệnh mà thần chí bị mất đi sự bình thường. Điên và cuồng thường dùng đối với nhau, nhưng thực sự vẫn có sự khác nhau, Vương Thái Phó nói: “Vui nhiều gọi là điên, giận (nộ) nhiều gọi là cuồng”. Sách Nạn kinh cũng viết: “Trùng dương gọi là cuồng, trùng âm gọi là điên”. Hai chứng này thường là nhân quả cho nhau, điên lâu thành cuồng, cuồng lâu thành điên. Điên thuộc âm, thường yên lặng, đa hư; cuồng thuộc dương, thường táo … Xem tiếp

Cơ chế của châm cứu theo học thuyết thần kinh – nội tiết – thể dịch

Một số vấn đề của hoạt động thần kinh có liên quan tới vấn đề giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới Châm là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới. Châm là kích thích cơ giới, cứu là một kích thích nhiệt gây nên kích thích tại da, cơ. Tại nơi châm có những biến đổi : tổ chức tại nơi châm bị tổn thương sẽ tiết ra histamin, acetylcholin, catecholamin, … Xem tiếp

Châm cứu chữa chứng tích tụ

Tích tụ là một chứng mà trong bụng bị kết thành khối đau hoặc không đau. Nội kinh viết: Tích thuộc âm khí, tụ thuộc dương khí. Khí tích lại gọi là tích, khí tụ lại gọi là tụ. Tích là chứng mà cục u cố định không thay đổi chỗ đau cũng có nói rõ ràng. Tụ là bệnh chứng mà cục u tích tán vô thường, đau không định chỗ. Sách Trương thị y thông viết: “Tích là ngũ tạng sinh ra, bệnh phát có chỗ, sự đau … Xem tiếp

Điện châm trong châm cứu chữa bệnh

Mục đích của châm cứu là nhằm điều khí, đưa sự mất thăng bằng âm dương của cơ thể trở lại trạng thái thăng bằng. Người xưa đã dùng tay để xoay kim nhằm bổ hoặc tà. Ở trạng thái hư nhược thì cần phải bổ, tức là dùng thủ pháp châm bổ để nâng dần khí ở phần hư nhược lên. Trong trạng thái quá thịnh thì phải dùng thủ pháp tả để giảm khí ở phần quá thịnh xuống. Muốn bổ được phần yếu lên, tả được phần … Xem tiếp

Châm cứu chứng phúc thống (đau bụng)

Phúc thông tức là đau bụng; nơi đau gồm vùng trên rốn, xung quanh rốn và vùng hạ vị. Đau bụng là một triệu chứng cơ năng có thể gặp trong rất nhiều bệnh. Trên lâm sàng đau bụng có thể phân ra làm hai tình huống cấp thống và cửu thống. Cấp thống có nghĩa là sự đau xảy ra một cách đột nhiên, mức độ đau có thể rất nặng; cửu thống đến rất lâu và chậm, có khi đau, khi không, mức độ đau có thể hoà hoãn. … Xem tiếp

Điện châm chữa bệnh Cảm mạo

Nguyên nhân và chứng hậu Do phong hàn Vọng : Rêu lưỡi mỏng trắng. Văn : Ho khan, thở nhẹ. Vãn : Phát nóng ớn lạnh, tịt mũi hoặc chảy nước mũi, hắt hơi, không có mồ hôi. Thiết: Mạch phù khẩn. Do phong nhiệt Vọng : Rêu lưỡi vàng. Văn : Ho khan, thở mạnh. Vân : Phát nóng, miệng khát, cổ đau. Thiết: Mạch phù sác. Điều trị Hướng điều trị: Trục phong, điều hoà hàn nhiệt. Huyệt sử dụng: Trục phong : Tả phong phủ, phong trì, … Xem tiếp

Châm cứu điều trị liệt (Chứng nuy)

Chứng nuy là chứng bệnh mà tứ chi mềm yếu, cử động không theo ý muốn… Nội kinh có thể đề cập đến ngũ tạng hư khiến cho người ta bị bệnh nuy, nhưng chủ yếu là nói đến ngũ tạng nhân vì phế nhiệt, tiêu (khô) mà gây thành nuy. Nội kinh chia ]àm 5 loại nuy (ngũ nuy) là: mao nuy, cốt nuy, mạch nuy, vân nuy, nhục nuy. Người đời sau lại căn cứ vào nguyên nhân bệnh, chứng trạng để phân thành : Thấp nhiệt, thấp đàm, … Xem tiếp