Sự mất thăng bằng về âm dương dẫn tới sự phát sinh ra bệnh tật và cơ chế tác dụng của châm cứu cơ bản là điều hoà âm dương.

Theo y học cổ truyền, âm dương là thuộc tính của một sự vật trong vũ trụ. Hai mặt âm dương luôn luôn có quan hệ đối lập (mâu thuẫn) nhưng luôn luôn thống nhất với nhau. Âm dương trong cơ thể bao giờ cũng thăng bằng (bình hành), nương tựa vào nhau (hỗ căn) để hoạt động giúp cho cơ thể luôn thích ứng với nhau với hoàn cảnh xã hội, thiên nhiên.

Bệnh tật phát sinh ra do sự mất cân bằng âm dương. Sự mất cân bằng được gây nên bởi các tác nhân gây bệnh bên ngoài (tà khí của lục dâm), hoặc do thể trạng suy yếu, sức đề kháng giảm yếu (chính khí hư), hoặc do sự biến đổi bất thường về mặt tình cảm, tâm thần (nội nhân), hoặc cũng có khi do những nguyên nhân khác như thể chất của người bệnh quá kém, sự ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không điều độ.

Trên lâm sàng, bệnh lý hoặc hàn hoặc nhiệt hoặc hư hoặc thực (hư hàn thuộc về âm, thực nhiệt thuộc về dương) nhiều khi bệnh tật rất phức tạp, các dấu hiệu về nhiệt rất khó phân biệt (kiêm chứng chân hàn giả nhiệt, chân nhiệt giả hàn).

Nguyên tắc điều trị chung là điều hoà (lập lại) mối cân bằng âm dương. Cụ thể trong điều trị bằng châm cứu muốn đuổi tà khí, nâng cao chính khí (sức đề kháng của cơ thể) phải tuỳ thuộc vào vị trí nông sâu của bệnh; trạng thái hàn nhiệt, hư thực của người bệnh để vận dụng dùng châm hay cứu, hư thì bổ, thực thì tả…

Bệnh tật phát sinh ra làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc; do vậy tác dụng cơ bản của châm cứu là điều chỉnh cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc.

Theo y học cổ truyền, hệ kinh lạc bao gồm những kinh thẳng và những đường lạc (ngang) nối liền các tạng phủ ra ngoài da, tứ chi, khớp, ngũ quan và nối liền các tạng phủ kinh lạc với nhau.

hệ thống kinh lạc chằng chịt khắp cơ thể, thông suốt ở mọi chỗ (trên, dưới, trong, ngoài) làm cho cơ thể tạo thành một khối thống nhất thích nghi được với hoàn cảnh tự nhiên, xã hội.

Trong kinh lạc có kinh khí (the energy of life) vận hành để điều hoà khí huyết, làm cơ thể luôn luôn mạnh khoẻ, chống được các tác nhân gây bệnh.

Hệ kinh lạc cũng là nơi biểu hiện các trạng thái bệnh lý của cơ thể, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các hình thức kích thích (dùng châm, cứu, xoa bóp, bấm huyệt, giác…) thông qua các huyệt để chữa bệnh. Bệnh tật sinh ra do nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân – tà khí) hoặc nguyên nhân bên trong đường kinh, nếu đó là khí thực thì phải loại bỏ tà khí ra ngoài (dùng phương pháp tả), nếu do chính khí hư thì phải bồi bổ kinh khí đầy đủ (dùng phương pháp bổ). Có 14 kinh mạch chính, mỗi đường kinh mang tên một tạng, hoặc một phủ nhất định.

Khi tạng phủ có bệnh thường có những biểu hiện thay đổi bệnh lý trên các đường kinh mang tên nó hoặc trên các đường kinh có môi liên quan biểu lý với nó (chẩn đoán dựa vào phương pháp chẩn đoán chung kết hợp với phương

pháp chẩn đoán trên kinh lạc, dò kinh lạc…). Khi châm cứu      người ta tác

động vào các huyệt trẽn các kinh mạch. Trên cơ sở học thuyết kinh lạc, tuỳ

theo nguyên nhân gây bệnh, tình trạng của cơ thể, người ta chủ trọng đặc biệt đên các vấn đề sau :

Châm kim phải đắc khí.

Hư thi bổ, thực thì tả.

Dựa vào sự liên quan giữa tạng phủ và đường kinh, người ta phối hợp sử dụng các huyệt tại chỗ với các huyệt ở xa (thường ở tay chân…).

0/50 ratings
Bình luận đóng