Tên khác: Hồi – Bát giác hồi hương – Đại hồi hương

Tên khoa học: Illicium venrum Hook.f

Họ: Hồi (Illiciaceae)

1. Mô tả, phân bố

Cây nhỡ, cao 5 – 10m, thân mọc thẳng, vỏ mầu nâu xám. Lá mọc so le, đơn nguyên, nhẵn bóng, dày và cứng, lá thường mọc tập trung ở đầu cành trông như mọc vòng, vò có mùi thơm. Hoa đơn độc, mọc ở kẽ lá, màu hồng nhạt. Quả kép gồm 8 đại, xếp thành hình sao, lúc chín có màu nâu. Hạt dẹt, màu vàng bóng.

Cây được trồng Ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta, nhiều nhất là Lạng Sơn.

cay hoi

2. Bộ phận dùng, thu hái

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Hồi là quả đã chín. Thu hái vào hai vụ: Vụ mùa (tháng 7 – 8) và vụ chiêm (tháng 11 – 12). Lấy quả chín khi từ màu lục chuyển sang vàng, đem nhúng qua nước sôi, sấy nhẹ cho khô hoặc phơi trong bóng râm cho tới khô. Độ ẩm không quá 13%, tạp chất không quá 1%, tỷ lệ vụn nát không quá 10%.

Dược liệu Đại hồi đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).

3. Thành phần hóa học

Quả chứa chủ yếu là tinh dầu (9 – l0%); thành phần chính của linh dầu là anethol, α-pinen, limonen,β-phellandren, a-terpineol, farnesol và safrol. Ngoài ra, còn có chất nhầy, tanin, chất dầu và đường.

duoc lieu dai hoi

4. Công dụng, cách dùng

Dược liệu Đại hồi có tác dụng giúp tiêu hóa, trừ lạnh, khai vị, chống co thắt… Dùng chữa các chứng bệnh: bụng đầy trướng, đau bụng do lạnh, ăn không tiều, ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy.

Cách dùng:

Ngày dùng 3 – 6g, dạng thuốc sắc; có thể ngâm rượu làm thuốc xoa bóp. Có thể dùng riêng hay phối hợp với các thuốc khác.

Lưu ý: Người âm hư, hỏa vượng không dùng; dùng liều cao độc với thần kinh.

Đại hồi còn là một dược liệu quý, được dùng làm hương liệu trong chế biến thực phẩm.

5/51 rating
Bình luận đóng