Nhóm tetracyclin hay cyclin khác nhau đều có một phổ tác dụng kháng khuẩn, nhưng một số dẫn chất được hấp thụ tốt hơn qua đường tiêu hoá so với chất khác, các thuốc nhóm tetracyclin có tác dụng kìm hãm vi khuẩn và không diệt trùng; chúng được phân bổ tốt trong mô và tế bào, điều này làm cho chúng tác dụng lên các chủng vi khuẩn phát triển nội tế bào. Một quá trình đa kháng thuốc do plasmid đã làm giảm số mầm bệnh nhậy cảm với tetracyclin trong những năm gần đây; các tetracyclin xâm nhập vào bên trong các vi khuẩn, gắn vào các thụ thể của tiểu thể 30S của ribosom và ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn; việc sử dụng rất rộng rãi nhóm tetracyclin và việc thêm chúng vào thức ăn gia súc đã làm cho nhiều chủng vi khuẩn trở nên đề kháng và thường là đề kháng chéo với các aminosid, sutfamid và chloramphemicol.

Phổ kháng khuẩn

Các chủng thường nháy cảm:

Brucella, Franciselia tularensis, Pasteurella,  Chlamydiae, Mycoplama pneumoniae, Ricketsiae, Neisseria gonorrhoeae, N.meningitidis (kém thấm qua màng não trong bệnh viêm màng não), Vibrio cholerea, Listeria, Treponema pallidum, Haemophilus influenzae, Balantidium cọli, Actinomyces.

Các chủng không thường xuyên nhậy cảm, liên cầu khuẩn nhóm A,C,G; phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, Escherichia coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella, Clostridium,     Bacteroides, Legionella.

Các chủng đề kháng: Liên cầu khuẩn nhóm B và D, Enterobacter, Serratia, Proteus, Seratia marescens,       Providencia, Pseudomonas, Mycobacterium.

Các chế phẩm

Các kháng sinh nhóm tetracyclin tổng hợp được phân biệt với tetracyclin chiết xuất (loại cổ hơn) bởi một số tính chất:

Hấp thụ tôt hơn ở đường tiêu hoá, từ đó giảm được liều dùng và có thời gian bán thải huyết tương dài hơn.

Phân bổ trong mô tốt hơn nhờ có tính tan trong mỡ.

Do sự thải trừ qua đường tiêu hoá trội hơn, nên theo lý thuyết thì không cần giảm liều dùng khi bị suy thận. Tuy vậy, cần tránh cho tiêm tĩnh mạch doxycyclin do có polyvidon trong dung dịch tiêm.

Chỉ định

Nhiễm trùng cơ quan sinh dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục do Chlamydiae, mycoplasm (Ureaplasma), lậu cầu khuẩn nhạy cảm: viêm niệu quản, viêm tiền liệt tuyến, viêm vòi trứng, viêm cơ vòng trực tràng, viêm tinh hoàn-mào tinh.

Giang mai khi dị ứng với penicillin

Các bệnh nhiễm khuẩn: do Borrelừi, ào Brucella, do Pasteurella, do ricketsia, do Yersinia.

Nhiễm trùng cấp đường hô hấp: ngoại trừ viêm phổi do mycoplasma, bệnh sốt vẹt và sốt Q là những bệnh được coi tetracyclin là kháng sinh được chọn lựa, thuốc này đã bị nhiều chủng đề kháng (5-10% phế cầu khuẩn, 25% liên cầu nhóm A beta – tan huyết); các tetracyclin nói chung không thích hợp để điều trị các bệnh nhiễm trùng do tụ cầu.

Trứng cá nhiễm trùng: tetracyclin có hiệu quả với liều thấp trong trị liệu dài để ức chế hoạt động của một số vi khuẩn ngoài da.

Các bệnh do xoắn khuẩn: ngay cả nếu điều trị sớm, tetracyclin cũng không có tác dụng chắc chắn.

Bệnh amip đường ruột: phối hợp với metronidazol khi riêng thuốc này không hiệu quả.

Bệnh tả: để giảm ỉa chảy và rút ngắn thời kỳ đào thải phẩy khuẩn tả trong phân.

Nhiễm trùng ruột non.

Cơn sốt rét (phối hợp với quinin).

Thận trọng

Uống viên nén bằng một cốc nước.

Sữa và các sản phẩm sữa, thuốc kháng acid, các muôi sắt hay calci làm giảm mức hấp thụ tetracyclin.

Giảm liều khi bị suy thận (nguy cơ tích tụ).

Trong khi điều trị, người bệnh cần tránh ra nắng (nguy cơ nhậy sáng của da).

Không dùng các chế phẩm quá hạn (nguy cơ hội chứng về thận kiểu Fanconi và tổn thương da kiểu lupus ban đỏ rải rác).

Cho dùng cẩn thận khi bị loét tá tràng, nhược cơ, cường năng tuyến giáp.

Tránh dùng tetracyclin thiếu cân nhắc cho các nhiễm trùng nhẹ do dễ tạo thuận lợi cho các chủng đề kháng xuất hiện.

Chống chỉ định

Đã bị dị ứng với tetracyclin.

Trẻ em < 8 tuổi: nguy cơ rối loạn tạo xương và làm sẫm màu răng vinh viễn.

Bệnh lý về thận: nguy cơ làm nặng thêm suy thận.

Thiểu năng tế bào gan.

Có thai (nguy cơ độc với bào thai) và cho con bú (chuyển qua sữa mẹ).

Tác dụng phụ

Chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy do kích ứng (không có máu và bạch cầu trong phân).

Viêm ruột do tụ cầu: do tăng sinh tụ cầu kháng thuốc, có thể là nặng; ỉa chảy có máu và bạch cầu trong phân.

Viêm đại tràng giả mạc do bội nhiễm Clostridium difficile hay do các chủng kháng thuốc khác, sốt, ỉa chảy, có bạch cầu và giả mạc trong phân.

Bội nhiễm nấm Candida: viêm âm đạo, viêm dạ dày, bệnh nấm Candida đường ruột, hay nhận thấy ở người bệnh có tình trạng chung xấu.

Nhạy sáng: phơi nắng có thể gây bỏng da và nhiễm sắc tố móng tay.

Chậm phát triển xương và làm xỉn răng vĩnh viễn ở trẻ em dưới 8 tuổi.

Nhiễm độc gan: vàng da, gan nhiễm mõ, được nhận thấy với liều cao, đặc biệt là khi có thai.

Nhiễm độc thận: các thuốc nhóm tetracyclin, nhất là doxycyclin tích tụ trong máu khi bị suy thận và có thể gây nên nhiễm toan do thận và làm nặng thêm tổn thương ở thận.

Phản ứng dị ứng (hiếm khi): ngứa, mẩn da, phù Quincke, viêm lưỡi, (lưỡi sẫm màu), sốt, tăng bạch cầu ưa eosin.

Rối loạn tiền phòng: chóng mặt, buồn nôn.

Tãrìg áp lực nội sọ nhẹ (giả u não)

Tương tác: với các thuốc kháng acid dạ dày, các chế phẩm sữa, các muôi sắt, thuốc nhuận tràng có magiê, các muối calci (tạo ra các hợp chất không tan và giảm sự hấp thụ tetracyclin ở đường tiêu hoá); với nhóm penicillin (tetracyclin có thể ảnh hưởng lên tác dụng diệt khuẩn của penicillin, nên tránh phối hợp), với các barbituric, phenytoin, cacbamazepin (giảm nồng độ tetracyclin phối hợp); tăng tác dụng của thuốc uống chống đông máu do thay đổi hệ vi khuẩn của ruột.

CÁC TETRACYCLIN CHIẾT XUẤT Oxytetracyclin

Innolyre ® (Innotech) [thuốc nhỏ mắt]

Posicycline ® (Alcon) [thuốc nhỏ mắt] Terramycine ® (Pfizer)

Hấp thụ đường tiêu hoá: 60-80%

Thời gian bán thải huyết tương: 6-10 giờ

Theo đường uống:

Người lớn: 1,5-2g/ngày chia 2-4 lần nên uống ngoài bữa ăn

Trong bệnh trứng cá, 750mg/ngày trong 10-15 ngày, liều duy trì 250mg/ngày.

Bệnh do lậu cầu: liều duy nhất 1,5g rồi 0,5g cách quãng 6h tới tổng cộng 9g

Theo đường tiêm bắp sâu:

Người lớn: 250-500mg/ngày chia 1*2 mũi tiêm.

Trẻ em trên 8 tuổi: 125-250 mg/ngày.

Tetracyclin (chlorhydrat) Hexacyclin ® (Diamant) Tetracyclin – tên thông dụng Tétramig ® (Biogalénique)

Hấp thụ đường tiêu hoá: 70%

Theo đường uống: người lớn: 1- 2g/ngày chia 2-4 lần (tối đa 4g/ngày)

Trẻ em >                   8 tuổi:          25-

50mg/kg/ngày chia 2-4 lần.

TETRACYCLIN BÁN TổNG Hộp

Doxycyclin

DoxylOO ® (Elerté)

Doxycline ® Plantier (Asta) Doxycyclin – tên thông dụng Doxygram ® (Pharma 2000) Doxylets ® (Galephar)

Granudoxy ® (P. Fabre) Monocline ® (Doms – Adrian) Spanor ® (Biothérapie)

Tolexine ® (Biorga)

Vibramycine ® (Pfizer) Vibraveineuse ® (Pfizer)

Hấp thụ đường tiêu hoá: 90-100%

Thời gian bán thải huyết tương: 12-22 giờ.

Liên kết với protein huyết tương: 80 90%

Không cần giảm liều khi suy thận Theo đường uống:

Người lớn: 200 mg/ngày uống 1 lần trong bữa ăn.

Trẻ em trên 8 tuổi: 4mg/kg/ngày.

Theo truyền tĩnh mạch chậm (tối thiểu 60 phút):

Người lớn: 200mg trong ngày đầu, những ngày sau 100mg

Trẻ em trên 8 tuổi: 4 mg/kg/ngày đầu rồi 2mg/kg các ngày tiếp sau

Các liều này được cho dùng trong 1-2 lần truyền mỗi ngày, cách quãng 8 giờ.

Lymecyclin

Tétralysat ®(Galderma)

Liều dùng uống 600mg/ngày. Metacyclin (methylenecyclin)

Lysocline ® (Parkes – Davis) [+ lysozyme]

Physiomycine ® (Laphal)

Thời gian bán thải huyết tương: 14-18 giờ

Liên kết với protein huyết tương: 80 90%

Người lớn: 600mg/ngày chia 2 lần, nên uống ngoài bữa ăn.

Trong bệnh trứng cá: 300mg/ngày trong: 10-15 ngày rồi dùng liều duy trì 150mg/ngày.

Minocyclin

Logryx ® (SCAT)

Mestacine ® (Novalis)

Minolis ® (Noviderm)

Mynocine ® (Lederle)

Hấp thụ đường tiêu hoá: 90-100%

Thời gian bán thải huyết tương: 12-24 giờ

Không cần giảm liều khi bị suy thận.

Tập trung trong nước bọt: được dùng dể điều trị cho người mang mầm bệnh sau nhiễm não mô cầu

Theo đường uống (minocyclin):

Người lớn: 200mg mỗi ngày uống 1 lần trong bữa ăn.

Trẻ em trên 8 tuổi: 4mg/kg/ngày.

Theo đường tiêm bắp hay tĩnh mạch chậm:

Người lớn: 200mg/ngày.

Trẻ em trên 8 tuổi: 4mg/kg/ngày.

Ghi chú:

Demeclocyclin (Ledermycine ®) có tính chất ức chế tác dụng hormon chống bài niệu trên ống lượn xa và bể thận; được dùng khi tiết không đủ hormon chống bài niệu (hội chứng Schwartz-Bartter) với liều 600mg/ngày.

5/51 rating
Bình luận đóng