CÂU HỎI

Bệnh nhân nam, 52 tuổi, vào viện vì đau ngực, khó thở, và chóng mặt. Cơn đau bắt đầu từ 90 phút trước, khi đang làm ở sân sau và nghĩ mình bị co cơ ở ngực. Anh lấy aspirin uống, nằm nghỉ nhưng triệu chứng ngày càng tệ. Anh gọi 911 và được chuyển đến phòng cấp cứu với tình trạng huyết áp tụt, nhịp nhanh.  Huyết áp 75/44mmHg, mạch 132l/p, nhịp thở 22l/p, độ bão hòa O2 88 %. Khám lâm sàng, bệnh nhân trông lo lắng, toát mồ hôi., không thể nói đủ câu. Tĩnh mạch cổ nổi, phổi có rale cả 2 bên, nhịp tim đều, nhanh, không phù. Các chi lạnh, mạch yếu. ECG có ST chênh ở V2-6, XQ cho thấy phù phổi lan tỏa 2 bên, đặt catheter tim cấp cứu được chỉ định, và ước tính trong khoảng 45 phút. Bệnh nhân tụt huyết áp xuống 68/38mmHg, độ bão hòa O2 là 82 %. Điều trị tốt nhất tụt huyết áp ở bệnh nhân này là?

A. Đặt bóng động mạch chủ.

B. Dobutamine, 2.5 µg/kg /phút, truyền tĩnh mạch.

C. Furosemide, 40 mg truyền tĩnh mạch.

D. Metoprolol, 5 mg truyền tĩnh mạch.

E. Norepinephrine, 4 µg/min truyền tĩnh mạch.

TRẢ LỜI

Bệnh nhân này có triệu chứng của phù phổi cấp và shock tim do nhồi máu cơ tim. Theo hình ảnh ST chênh thì có khả năng là nhánh gian thất trước của động mạch vành trái bị tắc. Điều trị đầu tiên ở bệnh nhân này nên là aspirin liều cao, heparin, ổn định huyết áp. Điều trị đầu tay ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim là nitroglycerin và chẹn beta nhưng ở bệnh nhân này chống chỉ định và đang tụt huyết áp, và cũng không được dùng lợi tiểu điều trị phù phổi cấp cho bệnh nhân này. Truyền dịch tĩnh mạch nên cẩn trọng ở bệnh nhân có phù phổi cấp. Lựa chọn tốt nhất cho điều trị tụt huyết áp ở bệnh nhân này là đặt bóng động mạch chủ qua đường động mạch đùi. Ngược lại với các thuốc co mạch và thuốc tác dụng vào cơ tim, bóng động mạch chủ không làm tăng tiêu thụ oxy của cơ tim, cả dobutamine và norepinephrine đều làm tăng tiêu thụ oxy của cơ tim.

Đáp án: A.

0/50 ratings
Bình luận đóng