I)   Đại cương:

HSTP cơ bản (BLS) giúp duy trì dòng máu tuy nhỏ nhưng vô cùng quan trọng cho não và tim. HSTP nâng cao (ACLS) nhằm kiểm soát tưới máu não và tim tốt hơn nữa và nhanh chóng tái lập lại tuần hoàn và quan trọng nhất là tiến hành sốc điện càng sớm càng tốt. Sốc điện cấp cứu phá rung thất sẽ có hiệu quả nhất nếu được thực hiện trong vòng 5 phút đầu sau ngừng tim. HSTP kết hợp với sốc điện sớm trong vòng 3-5 phút đầu tiên sau khi ngừng tuần hoàn có thể đạt tỉ lệ cứu sống lên đến 50%- 75%.

II)   Chẩn đoán:

Chẩn đoán xác định:

  • Chẩn đoán xác định: mất ý thức đột ngột, ngừng thở, mất mạch cảnh

Chẩn đoán phân biệt:

  • Phân biệt vô tâm thu với rung thất song nhỏ: xem ECG ≥2 chuyển đạo
  • Phân biệt phân li điện cơ với sốc, trụy mạch: cần bắt mạch ở 2 vị trí
  • Phân biệt mất mạch cảnh/mạch bẹn do tắc mạch:bắt mạch ở 2 vị trí

Chẩn đoán nguyên nhân:

Song song với cấp cứu HSTP cơ bản, cần nhanh chóng tìm kiếm nguyên nhân gây NHT để giúp cấp cứu có hiệu quả và ngăn ngừa tái phát. Lưu ý, 12 nguyên nhân thường gặp và có thể điều trị nhanh chóng (xem quy trình cấp cứu cơ bản ngừng tuần hoàn).

III)   Xử trí cấp cứu:

  • Xử trí cấp cứu ngừng tuần hoàn được khởi động ngay từ khi phát hiện trường hợp nghi ngờ ngừng tuần hoàn
  • Cần 1 người là chỉ huy để phân công, tổ chức cấp cứu đúng trình tự và đồng bộ.
  • Cần ghi chép các thông tin cần thiết và tiến trình cấp cứu
  • Thiết lập không gian cấp cứu đủ rộng và hạn chế tối đa các nhân viên hoặc những người không tham gia cấp cứu và làm cản trở công tác cấp cứu.

1) Tiến hành ngay HSTP cơ bản (ABC), đồng thời gọi hỗ trợ khi phát hiện bệnh nhân bị nghi ngờ bị ngừng tuần hoàn (không cử động, không phản ứng khi lay gọi…) (xem quy trình cấp cứu cơ bản ngừng tuần hoàn).

2)  Ghi điện tim sớm ngay khi có thể và sốc điện ngay nếu có chỉ định

a. Nhanh chóng ghi điện tim và theo dõi điện tim trên máy theo dõi.

Nhận định 3 dạng điện tim: rung thất/nhịp nhanh thất, vô tâm thu, phân ly điện cơ.

b) Rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch:

  • Tiến hành ngay HSTP cơ bản, đặt NKQ càng sớm càng tốt và đảm bảo thông khí có hiệu quả. Đặt ngay đường truyền tĩnh mạch lớn, theo dõi ECG trên máy Nếu có loạn nhịp dùng ngay thuốc chống loạn nhịp.
  • Tiến hành sốc điện ngay: 120-200J (máy sốc điện 2 pha). Tiến hành ngay 5 chu kì ép tim/thổi ngạt sau mỗi lần sốc điện.
  • Các thuốc dùng trong xử trí rung thất: adrenalin, amiodaron, magiesulfat, lidocain, vasopressin, procainamid.

c)   Xử trí vô tâm thu

  • Vô tâm thu là tình trạng hình ảnh sóng điện tim là đường thẳng nhưng phải kiểm tra ít nhất ở 2 chuyển đạo để không nhầm với rung thất sóng nhỏ.
  • Tiến hành ngay HSTP cơ bản, đặt NKQ càng sớm càng tốt và đảm bảo thông khí có hiệu quả. Đặt ngay đường truyền tĩnh mạch lớn, theo dõi ECG/ Nếu có loạn nhịp dùng ngay thuốc chống loạn nhịp thích hợp.
  • Đánh giá và tìm kiếm tình trạng vẫn còn dòng tuần hoàn nhưng yếu (giả phân li điện cơ) bằng siêu âm tim làm nhanh tại giường
  • Nhanh chóng tìm kiếm các nguyên nhân gây ra ngừng tuần hoàn (xem quy trình cấp cứu cơ bản ngừng tuần hoàn) và xử trí theo nguyên nhân.
  • Nếu có thể đặt ngay tạo nhịp ngoài qua da
  • Các thuốc dùng trong xử trí phân li điện cơ: adrenalin, atropine

d)  Xử trí phân li điện cơ

  • Phân li điện cơ là hình ảnh có sóng điện tim nhưng không bắt được mạch cảnh
  • Tiến hành ngay HSTP cơ bản, đặt NKQ càng sớm càng tốt và đảm bảo thông khí có hiệu quả. Đặt ngay đường truyền tĩnh mạch lớn, theo dõi điện tim trên máy monitor nếu có. Nếu có loạn nhịp dùng ngay thuốc chống loạn nhịp thích hợp. Đánh giá và tìm kiếm tình trạng vẫn còn dòng tuần hoàn nhưng yếu (giả phân ly điện cơ) bằng siêu âm tim làm nhanh tại giường.
  • Nhanh chóng tìm kiếm các nguyên nhân gây ra ngừng tuần hoàn (xem quy trình cấp cứu cơ bản ngừng tuần hoàn) và xử trí theo nguyên nhân
  • Các thuốc dùng trong xử trí phân ly điện cơ: adrenalin, atropin (nếu nhịp tim chậm), natri bicarbonat) truyền tĩnh mạch nếu có toan hóa máu

IV)  Phòng bệnh:

ngừng tuần hoàn thường xảy ra đột ngột, không dự đoán trước được. Tất cả các nhân viên cấp cứu, nhân viên y tế cứu hộ phải được tập luyện và chuẩn bị sẵn sàng cấp cứu ngừng tuần hoàn. Các xe cấp cứu, các cơ sở cấp cứu cần có phương tiện và thuốc cấp cứu cần thiết cho cấp cứu ngừng tuần hoàn.

XỬ TRÍ CẤP CỨU NÂNG CAO ĐỐI VỚI RUNG THẤT VÀ NHỊP NHANH THẤT VÔ MẠCH

BẮT ĐẦU CÁC BƯỚC ABCD CỦA HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN

(HSTP cơ bản + sốc điện khử rung)

-Đánh giá đáp ứng của bệnh nhân -Khởi động hệ thống cấp cứu ngừng tim-Gọi máy khử rung

A: Đường thở (Airway): áp dụng các biện pháp khai thông đường thở

B: Hô hấp (Breathing): tiến hành 2 nhịp bóp bóng, mỗi nhịp bóp bóng trong vòng 1 giây

C: Tuần hoàn (Circulation): ép tim ngoài lồng ngực 30 lần ép tim/2 lần thông khí tới khi chuẩn bị xong máy sốc điện.

D: Khử rung (Defibrillation): đánh giá và tiến hành làm sốc điện nếu có rung thất và nhịp nhanh thất vô mạch, đánh giá 1 lần sốc điện (150-200J với máy sốc điện 2 pha).

 

ngung-tuan-hoan

 

Cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao

0/50 ratings
Bình luận đóng