CẦN TÂY


Tên khác: Rau cần tây.
Tên khoa học: Apium graveolens L.; thuộc họ Cần (Apiaceae).
Mô tả: Cây thảo sống 1-2 năm có thân mọc đứng, cao khoảng 1m, có rãnh dọc. Lá ở gốc có cuống, xẻ ba thuỳ hình tam giác, các lá giữa và lá ở ngọn không có cuống, cũng chia ba thuỳ, xẻ 3 hoặc không chia thuỳ. Hoa màu trắng hay xanh lục, xếp thành tán.
Bộ phận dùng: Toàn cây (HerbaApii).
Nơi sống và thu hái: Gốc ở bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, được trồng từ lâu đời ở các nước phương Tây, và được nhập vào nước ta trồng làm rau ăn.
Thành phần hóa học: Rau cần tây chứa các vitamin A, B và C; các chất khoáng và kim loại, các acid, amin và tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu trong cây khoảng 1%, trong hạt là 3%. Thành phần chính là D-limonen, alhydrid sedanonic. Tinh dầu có mùi dịu mát nhưng không bền.
Tính vị, tác dụng: Rau cầu tây có vị chát, mùi nồng, có tính chất lọc máu, điều hoà huyết, làm bớt béo, khai vị, bổ thần kinh và bổ chung, cung cấp chất khoáng, chống hoại huyết, lợi tiêu hoá, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, chống lỵ, lợi tiểu, điều khí và dẫn mật, chống thấp khớp và kháng khuẩn; còn có tác dụng làm liền sẹo. Ở Trung Quốc, nó được xem như có tác dụng thanh nhiệt, ngừng ho, giúp tiêu hoá, lợi tiểu và hạ huyết áp.
Công dụng: Cần tây thường được chỉ dẫn dùng uống trong chữa suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, trị suy thượng thận, tiêu hoá kém, trạng thái thần kinh dễ bị kích thích, mất khoáng chất. (Ho lao) tràng nhạc, sốt gián cách, thấp khớp thống phong, sỏi niệu đạo, sỏi thận, bệnh về phổi, đau gan vàng da, chứng béo phì, thừa máu. Dùng ngoài trị vết thương, mụn nhọt, ung thư, nứt, nẻ.

14.2pt">Cách dùng: Thường dùng ăn sống, xào, nấu chín (dễ tiêu hoá hơn), chiết dịch cây hoặc dùng nước hãm hoặc nước sắc lá. Để dùng ngoài, có thể lấy dịch của lá làm nước súc miệng, rửa miệng hoặc dùng bôi đắp trị bệnh ngoài da. Nước sắc thân hay củ dùng ngâm chân chữa nứt nẻ.

0/50 ratings