Táo bón là để chỉ hiện tượng số lần bài tiết ít, mỗi 2-3 ngày hoặc lâu hơn mới đại tiện một lần, không có tính quy luật, phân cứng, thường kèm theo cảm giác khó khăn khi đại tiện. Đây là một triệu chứng lâm sàng thường thấy. Táo bón có thể chia thành táo bón cấp tính và táo bón mãn tính. Bệnh táo bón này thường gặp nhiều ở người cao tuổi.
Nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón là do bệnh biến của đường ruột, toàn thân hoặc các chứng bệnh của hệ thống thần kinh, trong đó hội chứng tổng hợp kích thích bên trong dạ dày là một nguyên nhân thường thấy nhất. Số lần đi đại tiện ít là đặc tính của táo bón. Thường xuyên uống một loại thuốc nào đó cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón, ví dụ như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống ngất, thuốc chống stress, thuốc disease drug resistance, thuốc kháng kiềm mật, các chế phẩm nha phiến, các loại thuốc giảm huyết áp, các loại chất chống axit có chứa canxi, nhôm, bít mút (ký hiệu là Bi) và các loại thuốc lợi tiểu v.v…
Biểu hiện của chứng táo bón thường thể hiện ở hai điểm sau:
Thứ nhất là táo bón cấp tính đa số thường do đường ruột bị tắc nghẽn, đường ruột tê liệt, bệnh viêm niêm mạc đường ruột cấp tính, tim xung huyết cấp tính, đau hậu môn cấp tính v.v… dẫn đến, chủ yếu biểu hiện thành triệu chứng lâm sàng nguyên phát.
Thứ hai là táo bón mãn tính, triệu chứng bệnh thường không rõ ràng, nhưng những người tinh thần quá mẫn cảm, có thể cảm thấy những triệu chứng về đường ruột thông qua biểu hiện ăn ít đi, miệng đắng, trướng bụng, nóng bụng, chứng đau bụng phát tác, đánh trung tiện v.v… Ngoài ra còn kèm theo đau đầu, váng đầu, mất sức, và tinh thần suy nhược. Việc phát sinh triệu chứng bệnh có mối quan hệ lớn tới chức năng nhu động ruột, đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ đến yếu tố tinh thần. Do phân khô cứng hoặc kiểu phân dê, người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng kinh mạch phía dưới, cảm giác khi đại tiện rất đau đớn, khó chịu.
Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Trà có tác dụng giúp tiêu hoá các chất mỡ béo rất tốt. Trong cuốn “Những ghi chép về thảo dược” thời Đường có viết chức năng của trà là “nếu dùng lâu ngày có tác dụng làm cho người ta gầy đi”. Người vùng dân tộc thiểu số của biên giới Trung Quốc có câu “một ngày không thể không uống trà”. Lý do là do lá trà có hiệu quả rất tốt trong việc hỗ trợ tiêu hoá và giảm chất béo, đến ngày nay đã có một cụm từ để chỉ về chức năng này của trà, đó là “giảm béo”. Điều này là do trong lá trà có chất cafein có thể nâng cao sự tiết dịch bài tiết của dạ dày, có thể hỗ trợ tiêu hoá, nâng cao khả năng phân giải chất béo. Cho nên, câu nói “uống trà lâu ngày sẽ thành người gầy” cũng có nguồn gốc từ đây.
Các loại trà nên sử dụng
- Trà vừng mật ong
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc : Lấy 3 – 5 gam hạt vừng, mật ong đủ dùng. Cho các loại nguyên liệu trên vào sao thơm rồi tán thành bột, mỗi lần dùng từ 3 – 5 gam, thêm lượng mật ong vừa đủ, rồi cho nước sôi vào, mỗi ngày 1 lần.
Công dụng chữa trị: Nhuận táo, thông ruột.
Chú ý: Loại trà trên chủ trị chứng táo bón, kiết lỵ xong rồi lại táo bón gặp ở người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Theo cuốn “Dược tính luận”, hạt vừng còn có nhiều tên gọi khác nhau, nó là một loại cây thuộc họ dâu, khi bỏ vỏ đi sẽ có được hạt. Khi dùng, lựa chọn những hạt tốt, loại bỏ tạp chất và vỏ ngoài, đem rửa sạch nhân. Hạt vừng tính vị cam bình, có tác dụng nhuận táo, thông ruột, hoạt huyết. Nó là loại dược liệu tốt để trị ruột táo, bí tiện, tiêu khát, chống nóng, tê do trúng gió, làm ấm nóng bộ phận tiêu hoá. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” viết “Hạt vừng có lợi cho phụ nữ thông mạch, điều chỉnh chứng lỵ của ruột già”. Cuốn “ Tử mẫu bí lục” ghi “ Hạt vừng có thể trị chứng bạch lỵ ở trẻ nhỏ, cơ thể suy nhược nặng”. Đây là một trong các phương pháp “Thông nhân thông dụng” của đông y, nhưng trong hạt vừng cũng có rất nhiều hàm lượng chất dầu béo, có tác dụng thông ruột, nếu người bệnh cơ thể suy nhược, sau đó đại tiện bí hoặc kiết lỵ, mà không sử dụng được đại hoàng, lá phiên tả thì có thể dùng hạt vừng để thông tiện.
- Trà thông tiện bí cho người già
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Nhục thung dung, cam tử, thảo quyết minh mỗi thứ 10 gam, đun sôi lên trong khoảng 10 phút, lọc bỏ bã lấy nước uống.
Công dụng chữa trị: Tốt cho thận, nhuận tràng.
Chú ý: Món trà trên dùng cho người già bị bí tiện mãn tính.
- Trà mật ong
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 5 gam trà xanh, 5 ml mật ong, cho vào nước sôi ngâm hãm dùng uống. Mỗi ngày sau khi ăn xong uống 1 cốc.
Công dụng chữa trị: Nhuận tràng, thông tiện.
Chú ý: Loại trà trên thích hợp điều trị chứng tiện bí mãn tính.
- Trà đại hoàng lai phục tử
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 10 gam lai phục tử sao khô; đại hoàng, mộc hương, mỗi loại 6 gam, đập giập, cho vào cốc bảo ôn ngâm hãm, thêm 300 ml nước nóng, ngâm hãm trong 15 phút, chia làm 2-3 lần uống nóng. Ngày làm 1 thang.
Công dụng chữa trị: Tiêu thực, thông tiện, chống đầy bụng.
Chú ý: Loại trà này chủ trị bí tiện nghiêm trọng. Người đau bụng, trướng bụng nhưng đại tiện bình thường, không bị đầy bụng không nên dùng.
Thảo quyết minh có tác dụng tiêu thực chống đầy bụng, hoá viêm hạ khí, chủ trị tiêu thức ăn lâu tiêu, ngực đau tức, trướng bụng, ho, viêm họng. Lai phục tử sau khi sao khô, thêm nước sôi vào uống có hiệu quả rất tốt đối với chứng tiện bí nghiêm trọng của người già và trẻ nhỏ.
- Trà tứ nhân thông tiện
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hạnh nhân khô, hạ tùng tử, hạt vừng, nhân bá tử mỗi loại 10 gam. Cho cả 4 loại hạt trên vào giã nát, cho vào cốc bảo ôn, thêm nước sôi vừa phải, đậy nắp ngâm hãm trong khoảng 15 phút, uống nhiều lần thay trà. Uống liền trong 1-3 ngày.
Công dụng chữa trị: Nhuận tràng thông tiện.
Chú ý: Phương thuốc trên chủ trị người bị âm hư và người già tiết dịch tiêu hoá kém, biểu hiện phân đại tiện khô cứng, cơ thể gầy yếu, gò má đỏ, hoa mắt ù tai, tâm thần lo lắng, eo lưng nhức mỏi, lưỡi đỏ, mạch đập nhanh. Trẻ em kỵ dùng loại trà này.
Trong món trà trên, hạnh nhân tính đắng, hơi ấm, có chút độc, tốt gan và thông đại tràng, có tác dụng nhuận tràng. Tùng tử nhân còn gọi là tùng cầu, tính vị đắng ôn, không độc, người xưa thường dùng để trị chứng tê do trúng gió, tràng táo, đại tiện khó khăn và trị vết thương lở loét. Hạt vừng còn có tên gọi khác là đại ma nhân, là một loại hạt thuộc họ dâu, tính vị cam bình, tốt thận, thông đại tràng, nhuận tràng, thông tiện. Bá tử nhân là một loại hạt từ cây bá tử, tính vị cam bình, tốt cho tim, thận, thông đại tràng, có tác dụng tốt trong dưỡng tâm an thần, nhuận tràng thông tiện. Bốn vị thuốc trên đều chứa chất dầu, có tác dụng hoạt tràng thông tiện, đặc biệt có tác dụng vô cùng hiệu quả với người già, sản phụ, người thể chất yếu bị âm hư (do dịch tiết ít) dẫn đến táo bón. Trong phương trà trên, hạnh nhân có đôi chút độc tố, nếu dùng với liều lượng lớn có thể bị trúng độc, nhưng nếu dùng cho trẻ con, thì cần phải giảm liều lượng thật ít.
Những điều cần ghi nhớ
Muốn phòng ngừa chứng tiện bí phải bắt đầu từ những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống, ví dụ mỗi ngày đều uống rất ít nước, vận động không đủ, ăn ít chất xơ v.v… đều là các nguyên nhân gây ra chứng bí tiện này. Cho nên, đầu tiên phải thay đổi những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.
Đại tiện là một loại hoạt động cực kỳ phức tạp, nó là sự kết hợp sinh lý của rất nhiều nhóm cơ, nhóm dây thần kinh. Phụ nữ có thể do bị bệnh về khoang chậu, stress mà có thể tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới, cho nên tỷ lệ phụ nữ bị mắc chứng này cao hơn nam giới gấp hơn 4 lần. Các bạn nữ trẻ nên quan tâm đến sức khỏe của chính mình. Đại tiện đúng giờ, không nên vì quá bận rộn mà khi cơ thể lên tiếng cho nhu cầu này, chúng ta lại nín nhịn đi, làm cho các chức năng trong cơ thể bị rối loạn.
Khi đại tiện, không nên giết thời gian bằng cách xem sách báo, mà nên tập trung tinh thần để làm tốt việc này. Bình thường, chúng ta nên uống nhiều nước, nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ. Ngoài ra, những vấn đề về tâm lý cũng nên học cách tự mình khắc phục, giải quyết, hoặc ra quyết định để nhờ người khác giúp đỡ, ví dụ như stress, chờ đợi, ức chế thần kinh. đều là một trong những nguyên nhân gây ra bí tiện. Còn nữa, bất kể bận rộn như thế nào, cũng nên sắp xếp một chút thời gian để rèn luyện sức khỏe, tập thể dục một chút, như vậy rất tốt đối với việc phòng và trị bệnh táo bón.