Mục lục
Vitamin A (Retinol)
A313 ® (Pharmadevelopment) Arouit ® (Roche)
Avibon 0 (Théraplix)
Vitamin A Dulcis (Allergan) [MỠ mắt]
Vitamin A (Faure) [nhỏ mắt]
Cùng tên: axerophtol
Tính chất: vitamin tan trong mỗ có tác dụng chống bệnh khô mắt và chống sừng hoá da. Nhu cầu hằng ngày ước tính là 3000 UI.
Tương dương: 1 UI = 0,33μg
Chỉ định
Thiếu vitamin A: nồng độ trong huyết tương < 10pg/100ml (bình thường là 30-60|ig/100ml)
Thiếu trầm trọng gặp ở các nước còn có suy dinh dưỡng, khi kém hấp thu do rối loạn hấp thu mỡ; thiếu vitamin A không chỉ gây khô mắt (một nguyên nhân chính của mù) mà còn chậm lớn, chậm phát triển về trí tuệ, dị dạng xương và dễ nhiễm trùng.
Trong thiếu vitamin A, không đủ tiết dịch nhày và biểu mô bị keratin hoá, từ đó xuất hiện những biến chứng nguy hiểm khi bị bệnh sởi, đó cũng là một trong các nguyên nhân tử vong chính tại các nước đang phát triển.
Khô mắt: teo và khô giác mạc; các vết Bitot (tổn thương bề mặt giác mạc màu trắng hay xám)
Quáng gà: giảm thích ứng với bóng tối (mù lúc hoàng hôn)
Các dấu hiệu về da và niêm mạc: da và niêm mạc khô, các đám dát sừng hoá.
ở các nước công nghiệp hoá, phải nghĩ đến thiếu vitamin A trong các hội chứng kém hấp thu và bệnh ỉa chảy phân mỡ không phải thể nhiệt đói, khi điều trị cường cholesterol máu bằng cholestyramin hay khi dùng dầu paraíln vì nó làm giảm hấp thu vitamin A.
Liều dùng
Thiếu vừa phải: 5.000 – 10.000 Ul/ngày, trong vài tuần.
Thiếu trầm trọng, khô mắt (ở các nước đang phát triển): liều duy nhất 200.000 UI (66mg), không được nhắc lại trước 4 tháng.
Thận trọng
Không nên tự dùng thuốc do nguy cơ quá liều vitamin A; ở phụ nữ có thai hay trong tuổi sinh đẻ dùng liều cao của vitamin A có nguy cơ gây dị hình thai.
Chống chỉ định
Có thai: tác dụng gây quái thai ở liều cao (> l0000UI/ngày)
Cho con bú: nguy cơ ngộ độc ở nhũ nhi.
Quá liều: xem mục thừa vitamin A
Tương tác: với các carotenoid hay retinoid (nguy cơ thừa vitamin A)
Vitamin B1 (thiamin)
Bénerva © (Roche)
Bévitine © (Specia)
Cùng tên: aneurin
Tính chất: thiamin là một vitamin tan trong nước, khi thiếu vitamin này sẽ dẫn đến viêm đa dây thần kinh và các rối loạn về thần kinh; bệnh beri – beri là tên gọi chính của bệnh thiếu thiamin.
Tương đương: 1 UI = 3pg
Chỉ định
Điều trị bệnh thiếu vitamin Bl: bệnh beri – beri, viêm đa dây thần kinh do rượu, bệnh não Wernicke và hội chứng Korsakoff (đường tiêm)
Bệnh não Wernicke có thể là cấp tính hoặc bán cấp, và do dùng thừa glucid nhưng thiếu thiamin; người ta nhận xét thấy không chỉ ở người nghiện rượu mà cả ở nữ giới bị nôn khi có thai, trong chán ăn do tâm thần, và d những người đói lả nhưng chỉ cho ăn hydrat carbon mà không có thiamin.
Dự phòng thiếu thiamin trong nuôi dưỡng theo đường tiêm trong các chế độ ăn kiêng khem, nghiện rượu và hội chứng kém hấp thu.
Liều dùng
Theo đường uống
Liều điều trị: 10-20mg/ngày
Liều dự phòng: 2-3mg/ngày Theo đường tĩnh mạch
Theo dõi y tế nghiêm ngặt: 100mg/ngày khi thiếu trầm trọng
Chống chỉ định
Đã bị mẫn cảm với thiamin Tác dụng phụ
Rất hiếm thấy dị ứng
Hạ huyết áp động mạch đột ngột
Có thể bị sôc phản vệ khi tiêm tĩnh mạch
THUỐC TƯƠNG TỰ
Acetiamin
Algo – Névriton ® (Sciencex)
[+ aspirin]
Nên dùng cho các cơn đau do thấp khớp, đau do thần kinh, viêm đa dây thần kinh trong zona và nghiện rượu (hiệu quả không chắc chắn trừ với tình trạng thiếu thiamin)
Vitamin B2 (Riboflavin)
Beflavine ® (Roche)
Cùng tên: lactoflavin, vitaflavin
Tính chất: vitamin tan trong nước, có mặt trong nhiều loại men, được dùng trong bệnh thiếu riboflavin
Chỉ định: (thiếu riboflavin)
Tổn thương của mắt: sợ ánh sáng, cảm giác sạn trong mắt, viêm kết mạc
Tổn thương da: nẻ kẽ môi (chốc mép), viêm lưỡi, da tróc vảy mảnh, bong da quanh lỗ mũi.
Liều dùng
Người lớn: 10-40mg/ngày
Trẻ em: 10-20mg/ngày Tác dụng phụ
Đau tại chỗ tiêm
Nước tiểu màu vàng Vitamin B5 (Dexpanthenol)
Bépanthène ® (Roche)
Acid panthotenic là một thành phần của acetycoenzym A; được khuyên dùng cho chứng rụng tóc, các rối loạn về tạo móng và chuột rút khi có thai (hiệu quả cần khắng định thêm)
Liều dùng: 50-500mg bằng đường uống, tiêm dưới da hay tiêm bắp.
Vitamin B6 (Pyridoxin)
Bécilan ® (Specia)
Pyridoxin – tên thông dụng Vitamin B6 (Richard)
Tính chất: vitamin B6 tan trong nước, tác dụng như một coenzym trong nhiều phản ứng của men; nhu cầu hàng ngày là 2mg.
Chỉ định: thiếu pyridoxin luôn phối hợp với thiếu các chất khác trong
hội chứng suy dinh dưỡng và nghiện rượu; không có hình ảnh lâm sàng đặc hiệu của thiếu riêng pyridoxin; tình trạng này có trong các điều kiện rất khác nhau với các kết quả không chắc chắn; nó có thể có lợi trong một số dị thường di truyền về chuyển hoá (như homocystin niệu), trong bệnh lý về thần kinh do các thuốc đối vận của pyridoxin (isoniazid, cycloserin, hydralazin, dihydralazin, penicillamin) và trong thiếu máu nguyên bào hồng cầu do thiếu sắt nhạy với pyridoxin.
Nên bôi tại chỗ (mỡ, thuốc nước): trong các bệnh tăng tiết bã nhờn ở mặt và da đầu (hiệu quả còn phải khẳng định thêm)
Liều dùng
Thiếu nhiều loại: 10-20mg/ngày, phối hợp với các vitamin khác
Thiếu do các thuốc đôi vận pyridoxin: uống 50-200mg/ngày.
Homocystin niệu: uống 500mg/ngày (tới 1200mg)
Thiếu máu nguyên hồng cầu do thiếu sắt: tiêm tĩnh mạch 50- 200mg/ngày
Tác dụng phụ: bệnh lý về thần kinh cảm giác với hiện tượng tê đầu chi ban đêm, được nhận thấy khi dùng liều trên 0,5g/ngày.
Tường tác: tránh dùng pyridoxin cho người bệnh điều trị với riêng levodopa mà không dùng chất ức chế decarboxylase.
Vitamin B12
HYDROXOCOBALAMIN
Cyanokit ® (Lipha Santé)
Dodécavit ® (L’Arguenon)
Hydroxo 5000 ®(Lipha Santé)
CYANOCOBALAMIN
Vitamin B12 (Aguettant)
Vitamin B12 mille Delagrange (Synthélabo)
Vitamin B12 Dulcis (Allergan) Vitamin B12 (Gerda)
Vitamin B12 Lavoisier (Chaíx et Du Marais)
Chỉ định
Thiếu hấp thu vitamin B12: thiếu máu nhược sắc (bệnh Biermer do thiếu yếu tố nội tại của dạ dày) và các thiếu máu khác do thiếu vitamin B12 (cắt dạ dày, kém hấp thu hồi tràng trong bệnh ỉa chảy mõ, chứng phân mỡ, hội chứng quai chột, bệnh sán bothriocephalus).
Thiếu cung cấp vitamin B12: ở các nước công nghiệp, chỉ ở người kiêng thực phẩm động vật.
Xơ cứng bán cấp phối hợp ở tuỷ (hội chứng thần kinh – thiếu máu)
Chẩn đoán thiếu máu ác tính (thử nghiệm Schilling)
Giảm thị lực do thuốc lá: những cải thiện đã được xác nhận
Các chỉ định không có bằng chứng hiệu quả: vitamin B12 hay được khuyên dùng như “thuốc bổ” hay “giảm đau” trong các bệnh lý thần kinh gây đau (viêm dây thần kinh, viêm đa dây thần kinh, cơn đau thần kinh, v.v…)
Liều dùng: (hydroxocobalamin tiêm bắp thịt)
Thiếu máu ác tính không có hội chứng bệnh lý thần kinh: ở người lớn, 100pg (0,lmg) dùng 1-3 lần/tuần cho tới khi cải thiện các dấu hiệu lâm sàng và huyết học; liều duy trì cả đòi là 100pg mỗi tháng hay 1000pg mỗi quý. Đường uống không có hiệu quả.
Thiếu máu cấp tính với các hội chứng về thần kinh: 1000pg (lmg) mỗi ngày tới khi hết các triệu chứng hay trong 1 tháng nếu không có cải thiện (điều trị quá chậm)
Những liều cao hơn, ví dụ như 5 tới 20mg cách 2-3 ngày đã được dùng trong các bệnh lý thần kinh gây đau (tác dụng còn phải khẳng định thêm)
Nhu cầu thường ngày về vitamin B12 là 3pg ở người lớn và trẻ niên thiếu và 4pg khi cho con bú và có thai.
Thận trọng: không được cho vitamin B12 trước khi xác lập chẩn đoán chính xác thiếu máu cấp hay thiếu vitamin B12 (nồng độ trong huyết tương bình thường là 147- 627pmol/lit; khi thiếu là dưới 35pmol/lit); thật vậy, dùng bừa bãi làm rối các dấu hiệu huyết học và làm cho chẩn đoán bệnh Biermer sau này khó khăn.
Tác dụng phụ
Các phản ứng dị ứng: mẩn ngứa, mày đay, có thể bị sốc phản vệ.
Đau tại chỗ tiêm.
Nhuộm đỏ nước tiểu
Nguy cơ bị trứng cá khi điều trị kéo dài.
Không có các biểu hiện đặc hiệu của quá liều.
Cobamamid
Cobanzyme ® (L’Arguenon). Dibencozan Fort ® (Houdé) Indusil T ® (Diamant)
Paxom ® (Centrapharm)
Cùng tên: coenzym B12
Cobamamid đã được khuyên dùng như một “thuốc giảm đau” trong các viêm thần kinh gây đau đớn, nhất là các bệnh lý dây thần kinh, viêm đa dây thần kinh, v.v. (hiệu quả cần khẳng dinh thêm)
Acid folic
Speciafoldine ® (Specia)
Cùng tên: acid pteroyl glutamic, vitamin B9
Tính chất: acid folic tham gia với vitamin B12 vào việc tổng hợp acid nucleic của hồng cầu. Nhu cầu hàng ngày về acid folic là 200-400pg. Việc dùng thường kỳ acid folic trong điều trị thiếu máu phải bị cấm do nó có thể che mất các dấu hiệu của thiếu máu ác tính bằng cải thiện các dấu hiệu về huyết học nhưng không bảo vệ người bệnh với tiến triển của hội chứng thần kinh. Chỉ được dùng cho phụ nữ có thai khi chứng minh được có thiếu.
Chỉ định: chữa thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic; các chất bổ sung acid folic cho dùng trong thời tiền thụ tinh sẽ làm giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh (tật nứt đốt sống, quái tượng không đầu).
Liếu dùng: uống 5-20mg/ngày (trong 3-4 tháng trong khi theo dõi đáp ứng tạo hồng cầu. Người ta khuyên liều thường nhật 0,4mg cho mọi phụ nữ mong muốn có thai từ một tháng trước và sau đó một tháng).
Chống chỉ định: thiếu máu ác tính; thật vậy, acid folic cho dùng đơn độc làm cải thiện thiếu máu nhưng không ngăn hội chứng thần kinh, thiếu máu liên quan đến thiếu vitamin B12 bị nặng thêm.
Tác dụng phụ: mẩn da
Tương tác: với methotrexat (tránh phối hợp); với pyrimethamin, trimetroprim và acid valproic (đối vận)
Acid folinic
FOLINAT CALCI
Elvorine ® (Lederle) [quay trái] Folinat calci – tên thông dụng Folinoral ® (Thérabel Lucien) Lederfoline ® (Lederle)
Osfolate ® (Asta)
Per folate ® (Asta)
Cùng tên: leucovorin, yếu tố citrovorum
Tính chất: trong cơ thể bình
thường, acid folinic tăng cường khử acid folic với sự có mặt của một men (khử dihidrofolat); nó gần như chuyển hoá hoàn toàn trong gan. Được dùng như một thuốc chống thiếu máu trong một số bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ liên quan đến ức chế men khử dihydrofolat và như một thuốc giải độc các tác nhân kháng folinic (nhất là methotrexat).
Tai nạn quá liều methotrexat và các tác nhân kháng folinic khác: truyền tĩnh mạch một liều ban đầu có thể tới 75mg trong 12 giờ đầu, tiếp theo là 10mg cách 4 giờ bằng tiêm tĩnh mạch trong ít nhất 24 giờ (tối được 200mg/ngày). Việc điều trị chỉ có hiệu quả nếu tiến hành sớm.
Đề phòng các tai biến ngộ độc do methotrexat liều cao gây nên: 10-25mg/m2 theo đường uống cách quãng 6 giờ trong 72 giờ; việc cho dùng phải bắt đầu sau khi truyền methotrexat (khoảng cách không quá 24 giờ).
Cộng hợp tác dụng của fluorouracil trong điều trị các ung thư đại tràng – trực tràng: folinat calci được cho trước fluorouracil trong tiêm tĩnh mach chậm hay truyền tĩnh mạch tuỳ theo phác đồ.
Sự phối hợp của folinat calci với methotrexat hay các kháng folic khác có vẻ đúng trong điều trị ung thư xương.
Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do điều trị (do pyrimethamin, trimethroprim, triamteren, phenytoin): uống 5- 15mg/ngày.
Dự phòng thiếu acid folic khi điều trị kéo dài với liều cao pyrimethamin: 3-5mg X 2 lần mỗi tuần.
Thuốc này không được dùng trong thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic đang được điều trị bằng acid folic theo đường uống.
Chống chỉ định: thiếu máu ác tính (cho dùng đơn lẻ, làm cải thiện thiếu máu nhưng không ngăn bị nặng thêm sau đó hội chứng thần kinh – thiếu máu do thiếu vitamin B12)
Ghi chú: các kháng folic được dùng trong hoá trị liệu ung thư và pyrimethamin ức chế chuyển acid folic thành acid folinic nhưng sự tương thích của nó với men khử folat lại cao hơn acid folic. Do vậy, ngay cả khi cho dùng liều cao acid folic, nó cũng không được chuyển thành acid folinic.
Vitamin C (Acid ascorbic)
ACID VÀ MUỐN NATRI
Laroscobine © (Roche)
Midy vitamin c (Smith-Kline Beecham)
Vitamin c (Aguettant)
Vitamin c Arkovital (Arkopharma)
Vitamin c (Faure)
Vitamin c (Inarva)
Vitamin c (Oberlin)
Vitamin c (P. Fabre)
Vitamin c (Upsa)
Vitascorbol © (Théraplix)
Tính chất: vitamin tan trong nước, có trong các quả (char.h, cam, cà chua v.v.) và trong thịt tươi, có tác dụng chống bệnh scorbut. Nhu cầu thường ngày 60mg.
Chỉ định
– Bệnh Scorbut ở trẻ em hay bệnh Barlow
Scorbut ở người lớn: chế độ ăn không đủ chất, những người chỉ ăn đồ hộp, ỉa chảy mạn tính hay bệnh ỉa chảy phân mõ.
Methemoglobin huyết, nước tiểu toan hoá, như một phụ gia cho deferoxamin trong ngộ độc sắt.
Liều dùng
Ớ trẻ nhủ nhi
Khi thiếu: 50 mg X 3-4 lần mỗi ngày
Dự phòng: 25mg mỗi ngày từ tuần thứ 2-3 tới 3 tháng tuổi
ở người lớn.
Dự phòng các tình trạng thiếu: 10-15mg/ngày, uống.
Methemoglobin: 500-1000mg mỗi ngày theo đường uống, tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp cho tối khi cải thiện các hội chứng (tối 3g/ngày)
Chống chỉ định: sỏi thận và oxalat niệu.
Tác dụng phụ: với liều trên lg/ngày tạo thuận lợi tạo sỏi oxalic và uric, có thể gây tan huyết khi thiếu G6PD.
Vitamin D2 (Ergocalciferol)
Stérogyl © (Roussel)
Uvestérol D ® (Crinex)
Zyma – D2 © (Zyma)
Cùng tên: ergosterol hoạt hoá, calciferol
Chỉ định: thuốc được dùng để phòng và điều trị thiếu vitamin D (còi xương, nhuyễn xương v.v.)
Dự phòng còi xương: ở nhũ nhi tới 18 tháng, cho dùng 400 UI/ngày
Dự phòng thiếu vitamin D và nhuyễn xương ở người lớn có nguy cơ (người có tuổi hay bất động, phụ nữ có thai hay cho con bú, khi kém hấp thu ở ruột do một số tổn thương về mật; điều trị chống động kinh, bệnh lý ruột liên quan gluten v.v.): 400
Ul/ngày hay 300.000 UI cách 6 tháng.
Chữa còi xương ở trẻ em: 4.000 –
Ui/ngày trong 3 tuần hay
UI rồi sang liều dự phòng
Chữa nhuyễn xương ở người lớn:
– 20.000 Ul/ngày hay
UI cách quãng 2 tuần cho tới khi khỏi về lâm sàng hay nồng độ calci và phosphat trong máu trở lại bình thường; theo dõi calci niệu để tránh quá liều.
Những người thường xuyên ra nắng không cần bù vitamin D
Vitamin D không dùng trong bệnh loãng xương, cường vitamin D làm tăng calci huyết và tăng tái hấp thu của xương
Thận trọng
Trong điều trị kéo dài và/hay với liều cao, theo dõi nồng độ calci trong máu và nước tiểu. Ngừng điều trị nếu có calci niệu là > 300mg/24 giờ è người lớn và là > 5mg/24 giờ ở trẻ em hay calci trong máu > 105mg/lit
Có thai và cho con bú: tránh liều cao (trên 400UI/ngày)
Chống chỉ định
Đã bị mẫn cảm với vitamin D
Cường calci huyết > 105mg/lit và/hay cường calci niệu trên 300mg/24 giờ
Bất động dài ngày.
Sỏi calci tiết niệu
Cường phó giáp trạng với viêm xương xơ nang
Tác dụng phụ
Nhũ nhi rất nhạy cảm với vitamin D và liều trên 400 UI mỗi ngày có thể gây ra cường calci huyết.
Quá liều: cho dùng liều cao kéo dài có nguy cơ thừa vitamin D, biểu hiện bằng cường calci niệu về lâm sàng là chán ăn, nôn và gầy sút, khát nước và đa niệu; ở mức nặng, bị suy thận gây ure calci hoá di căn có thể xuất hiện. Trong các trường hợp này nên dùng calcitonin hay corticoid trị liệu (làm giảm hấp thu calci ở ruột), cho uống nhiều nước, íurosemid và một chế độ ăn nghèo calci.
Vitamin D3 (Colecalciferol)
Adrigyl ® (Doms – Adrian)
Uvédose ® (Crinex)
Vitamin D3 Bon (Doms – Adrian)
Chỉ định: xem ở mục vitamin D2
Liều dùng
Dự phòng còi xươnệ (ở nhũ nhi cho tối 18 tháng, rỗi trong mùa đông ở trẻ nhỏ tới 5 tuổi): 200000 UI mỗi kỳ 6 tháng.
Dự phòng thiếu vitamin D và nhuyễn xương ở người lớn: người có tuổi và phải bất động dài ngày, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, kém hấp thu ở ruột, điều trị chống động kinh, bệnh lý ruột liển quan gỉuten): 200.000 ỨI mỗi 6 tháng
Điều trị còi xương ở trẻ em:
Ui, lặp lại sau 1 tuần rồi chuyên sang liều dự phòng.
Điều trị bệnh nhuyễn xương ở người lớn: 200.000 UI lặp lại sau mỗi 2 tuần tới khi khỏi về lâm sàng và bình thường hoá calci và phosphat trong máu; theo dõi calci niệu để tránh quá liều.
Ghi chú: colecalciferol là vitamin tự nhiên do thức ăn mang lại (sữa, bơ, lòng đỏ trứng, dầu gan cá thu) và được sản xuất bằng quang tổng hợp tại da (200 UI mỗi ngày)
DẪN XUẤT HYDROXYL HOÁ CỦA VITAMIN D
Auacalcidol
Un – Alfa 0 (Leo)
Tiền chất tổng hợp của chất chuyển hoá có hoạt tính vitamin D (calcitriol)
Chỉ định
Loạn dưỡng xương do thận
Còi xương giả thiếu vitamin D
Còi xương, nhuyễn xương do giảm phosphat trong máu
Suy cận giáp và giả suy cận giáp
Liều dùng: 0,25 – 2ịig mỗi ngày theo liều tăng dần (tới 6pg/ngày), trẻ em nặng < 20kg: lpg/ngày
Thận trọng: theo dõi calci trong máu, calci niệu, phosphatase kiềm và phospho niệu.
Chống chỉ dịnh: Xem mục Vitamin D2
Calcifediol
Dédrogyl ® (Roussel)
Calcifeđiol hay 25 – hydroxy- cholecalciferol hay 25 (OH) D3 là chất chuyển hoá hydroxyl hoá ở gan của vitamin D3.
Chỉ định
Hạ calci huyết ở trẻ sơ sinh
Loạn dưỡng xương do thận, thẩm phân máu
Còi xương đề kháng với vitamin
Còi xương và nhuyễn xương kèm hạ calci huyết.
Suy tuyến cận giáp.
Hạ calci huyết do điều trị corticoid hay điều trị chống co giật
Liều dùng: 0,50-100|ig mỗi ngày theo liều tăng dần.
Thận trọng: theo dõi đều calci huyết, calci niệu, phosphatase kiềm và phospho huyết
Chống chỉ định: xem vitamin D2
Calcitriol
Rocaltrol ® (Roche)
Tính chất: calcitriol hay 1,25- dihydroxy cholecalciferol hay 1-25 (OH)2D3 tạo thuận lợi cho hấp thu calci ở ruột và điều chỉnh sự vô cơ hoá xương bằng kích thích hoạt động tạo xương và huỷ xương. Nó là chất chuyển hoá hoạt hoá của vitamin D3 và được tạo ra ở thận từ calciíediol hay 25 -xydroxy- cholecalciíerol hay 25 (OH)D3; sự chuyển dạng này nằm dưới sự kiểm soát của. hormon tuyến cận giáp.
Khi bị suy thận, việc sản xuất calcitriol nội sinh bị giảm hay chậm lại dẫn đến loạn dưỡng xương.
Chỉ định
Loạn dưỡng xương do thận, đặc biệt là ở người thẩm phân máu.
Còi xương và nhuyễn xương đề kháng với vitamin D
Suy tuyến cận giáp (tự phát hay hậu phẫu); giả suy tuyến cận giáp.
Liều dùng: Người lớn 0,5|i ngày, tới 2p ngày theo liều tăng dần; ở trẻ em 0,25pmỗi ngày tăng dần tới lpg mỗi ngày.
Chống chỉ định: cường calci huyết, có thai (tính vô hại chưa được xác minh), cho con bú.
Thận trọng
Theo dõi đều đặn calci huyết, calci niệu, phosphatase kiềm và phosphat niệu.
Cường calci huyết phối hợp với cường phosphat trong máu (> l,9mmol/lit) có thể dẫn đến vôi hoá những phần mềm (thấy được trên điện quang)
Vitamin E (Tocopherol)
Ephynal ® (Roche)
Tocaựa ® (Cipharm)
Toco 500 ® (Pharma 2000) Tocomine ® (Paillusseau)
Tương đương: 1 UI = lmg DL – a – tocopherol
Tính chất: vitamin E tan trong dầu, có mặt trong các dầu thực vật, thịt và gan bò và hạt ngũ cốc. Rất hiếm khi thiếu và không có biểu hiện đặc hiệu;
các mầm, hạt, lòng đỏ trứng và thịt có nhiều Vitamin E; nhu cầu hàng ngày ước tính là 10mg; chế độ ăn hợp lý đủ đáp ứng nhu cầu này.
Chỉ định: Nên dùng trong chứng mất tự chủ đường tiểu ở phụ nữ cũng như trong cận thị tiến triển và được dùng hỗ trợ trong điều trị tăng lipid huyết. Hiệu quả của Vitamin E trong các trường hợp đó và trong dự phòng bệnh mạch vành còn cần xác định thêm.
Vitamin H (Biotin)
Biotin (Roche)
Vitamin tan trong nước, có tác dụng như một Coenzyme của carboxylase, nên dùng trong bệnh rụng tóc và viêm da tiết bã với liều 10mg/ngày (hiệu quả cần xác định thêm)
Vitamin K1 (phytomenadion)
Vitamin K1 (Roche)
Tính chất: Vitamin tự nhiên, hiện đã sản xuất bằng tổng hợp hoá học, được dùng làm đối vận khi bị quá liều các thuốc chống đông coumarin và trong dự phòng hay điều trị các bệnh hạ prothrombin huyết do thiếu Vitamin K.
Chỉ định và liều dùng
– Chảy máu do quá liều các kháng Vitamin K (thuốc uống chống đông máu): tiêm tĩnh mạch chậm 10-20mg; kiểm tra tiến triển thời gian Quick; không tác dụng lên chảy máu do quá liều benarin (xem protamin Sulfat). Khi bị chảy máu cấp, đầu tiên truyền huyết tương của máu rồi phần yếu tố đông máu PPSB.
Hạ prothrombin huyết do thiếu vitamin K (tổn thương gan-mật hay ruột, dùng kháng sinh phổ rộng, latamoxef, cefoperazon, cefamandol, phenytoin, salicylic): 10-20mg theo đường tĩnh mạch chậm; tác dụng tuỳ thuộc vào trạng thái của nhu mô gan; nếu tổn thương gan nặng thì vitamin K không có tác dụng. Chỉ tiêm bắp khi không thể tiêm tĩnh mạch.
Dự phòng hạ prothrombin huyết ở trẻ sơ sinh: khi người mẹ thiếu vitamin K, dùng liều duy nhất 5mg theo đường tĩnh mạch khi sinh (l-2mg/ngày trong điều trị); nói chung, các vitamin tan trong dầu khó qua hàng rào rau thai và có ít trong sữa mẹ.
Hẹp đường mật ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ: 10mg theo đường tĩnh mạch cách quãng mỗi 15 ngày.
Thận trọng
Tránh cho liều quá cao có thể làm cho người bệnh trơ quá lâu với các điều trị chống đông máu (theo dõi thường xuyên thời gian Quick).
Do nguy cơ sốc phản vệ, phải tiêm tĩnh mạch rất chậm (tối đa 1mg/phút) và hạn chế dùng cho những trường hợp có đáp ứng nhanh.
Tác dụng phụ
Đường bắp thịt hay dưới da: đau, chảy máu, phản ứng xơ cứng bì tại chỗ tiêm; đã thấy có sốc phản vệ.
Đường tĩnh mạch: xanh tím, hạ huyết áp, đôi khi sốc phản vệ chết người.
Vitamin pp (Nicotinamid)
Nicobion ® (Astra).
Cùng tên: niacinamid, amid của acid nicotinic, amid nicotinic, nicotylamid, vitamin B3.
Tính chất: vitamin tan trong nước, có trong thịt, cá và sữa; được tổng hợp trong cơ thể từ tryptophan; nhu cầu hàng ngày ước tính là 20mg.
Chỉ định: dịch bệnh pellagra địa phương hay lẻ tẻ, thiếu vitamin nhóm B trong nghiện rượu và chứng kém hấp thu.
Liều dùng: 0,5 – lg mỗi ngày tuỳ mức độ thiếu vitamin này, phối hợp với thiamin, riboflavin và pyridoxin khi thiếu nhiều loại vitamin.