Những người uống viên vitamin C đều biết thuốc có vị hơi chua. Trong các loại trái cây có nhiều vitamin C như cam, quít, dứa, chanh v.v… cũng có vị hơi chua. Từ chỗ thực tế đó mà có nhiều người cứ có suy nghĩ sai lầm là các loại quả, các loại rau càng chua bao nhiêu càng có nhiều vitamin C bấy nhiêu.
Trên thực tế, lượng vitamin C nhiều hay ít không có liên quan gì đến vị chua nhiều hay ít cả. Theo biểu bảng “Hàm lượng vitamin C trong 100 gam thực phẩm dùng được” dưới đây đã được các nhà khoa học qua điều tra, xét nghiệm, phân tích kĩ lưỡng đối với từng loại thực phẩm để lập nên, đã ghi rõ số liệu chuẩn xác hàm lượng vitamin C trong các loại thực phẩm, thì chúng ta có thể thấy những loại quả có vị chua rất nhiều, thực ra không nhất thiết chúng đều có nhiều vitamin C cả. Ví dụ như quả hạnh chua, cứ mỗi 100 gam quả hạnh chỉ có 7 mg vitamin C chỉ bằng 1/12 lượng vitamin C của quả mướp đắng cùng trọng lượng, mà mướp đắng thì lại chỉ có đắng mà không chua chút nào. Nho chua hàm lượng vitamin C trong nó cũng có rất ít, còn quả thạch lựu chua và quả cà chua được người ta coi là có nhiều vitamin C thì cứ mỗi 100 gam chỉ có khoảng 11 mg vitamin C thôi. Sơn tra là loại quả có hàm lượng vitamin C cao, cứ mỗi 100 gam quả có 90 mg vitamin C, còn loại táo tầu tươi mới rất ngọt, không chua thì hàm lượng trong 100 gam của nó có tới 380 mg vitamin C, gấp những hơn 4 lần quả sơn tra cùng trọng lượng. Những quả được coi là tiêu chí của vitamin C như cam thì trong mỗi 100 gam cũng chỉ có khoảng 50 mg vitamin C thôi, chúng chỉ bằng 2/3 lượng vitamin C có trong những loại mà căn bản không cảm thấy có vị chua như rau cải thìa hoặc một số loại cải xanh khác.
Có những loại thực phẩm không chua nhưng hàm lượng vitamin C cao. Vì sao lại vậy?
Có những loại thực phẩm có vị chua, mà hàm lượng vitamin C không nhất thiết là cao, ngược lại, có những loại thực phẩm không chua mà hàm lượng vitamin C lại rất cao. Vì sao lại như vậy? Rất đơn giản là vị chua của vitamin C rất yếu, trong 100 gam thực phẩm cho dù có lượng vitamin C đến mấy trăm mg đi nữa thì vị chua khi ăn vào cũng không cảm thấy rõ rệt. Còn một số acid hữu cơ như citric acid, malic acid, tartaric acid v.v… thì lại có vị chua rất mạnh. Vị chua trong các loại trái cây và rau chủ yếu là do có nhiều hay ít chất acid hữu cơ quyết định. Do đó có thể thấy hàm lượng vitamin C trong rau quả không có quan hệ gì lớn đến vị chua hay không của chúng.
vitamin C là chất không thể thiếu được đối với sự phát dục và sinh trưởng bình thường của có thể, nó tham dự vào quá trình hóa học của các chất trong cơ thể, có rất nhiều tác dụng như phòng chống bệnh hoại huyết, tăng cường sức đề kháng, chống dị ứng cũng như chống ung thư. Thông qua ăn uống, bổ sung vitamin C là con đường tốt nhất; nhưng không nên sai lầm cho rằng chỉ có những thức ăn có vị chua nhiều mới có nhiều vitamin C mà không biết rằng có một số thực phẩm không hề chua, nhưng hàm lượng vitamin C thì lại rất cao. Mỗi 100 gam hồng đỏ và ớt có chứa 159 mg vitamin C, mỗi 100 gam rau giền có 35 mg vitamin C. Trong khi đó, những loại rau cải trắng, rau cải thìa, rau cải dầu v.v… là những loại rau rất rẻ, chẳng đáng mấy tiền, thì mỗi 100 gam cũng có chứa từ 24 đến 70 mg vitamin C. Ngược lại, những loại đồ uống pha chế bằng các loại tinh dầu, bột và nước đá tinh chế sẵn như tinh dầu quít, tinh dầu chanh, bột quít, bột chanh, nước quít, nước chanh, nước nho, nước cam v.v… thì lại rất ít có, thậm chí là không có vitamin C, bởi vì ngay bản thân hàm lượng vitamin C của các loại quả này vốn không cao lắm, lại qua quá trình chế biến, tích trữ và cho thêm thuốc để bảo quản được lâu và hương liệu để tăng thêm hương vị, thì vitamin C đã bị phân hủy đi gần hết, đặc biệt là khi khử độc và chưng lọc, sắc cho nó cô đặc lại thì lượng vitamin C vốn có trong đó đã mất đi trên một nửa rồi. Còn về các “nước trái cây” chế bằng tinh dầu mang đúng hương vị của các loại trái cây như chanh và citric acid chẳng hạn thì có thể nói lại càng không hề có chút giá trị dinh dưỡng gì mà chỉ là có vị thơm ngon ngọt để đánh lừa miệng lưỡi người ta mà thôi.
HÀM LƯỢNG vitamin C (Trong 100 gam thực phẩm ăn được)
Tên thực phẩm | vitamin C (mg) | Tên thực phẩm | vitamin C (mg) |
– Táo tàu tươi | 380 | – Quả thạch lựu | 11 |
-Ớt | 105 | – Cà chua | 11 |
– Sơn tra | 90 | – Cà rốt | 8 |
– Mướp đắng | 84 | – Quả hạnh | 7 |
– Thảo môi | 80 | – Gan gà | 7 |
– Rau cải thìa | 70 | – Gan vịt | 7 |
– Dứa | 60 | – Giá đỗ xanh | 6 |
– Chanh | 50 | – Đào | 6 |
– Cam | 50 | – Chuối tiêu | 6 |
– Rau cải bắp | 39 | – Rau cần | 6 |
– Rau giền | 35 | – Nho | 5 |
– Rau chân vịt | 31 | – Táo Trung Quốc | 5 |
– Củ cải | 30 | – Sung | 5 |
– Củ đậu | 30 | – Giá đỗ tương | 4 |
– Quýt | 30 | – Bí đỏ | 4 |
– Rau muống | 28 | – Nấm tươi | 4 |
– Rau cải | 24 | – Cà (cà trắng, cà pháo…) | 3 |
– Rau hẹ | 19 | – Lê | 3 |
– Gan lợn | 18 | – Dưa hấu | 3 |
– Gan bò | 18 | – Sữa dê | 1 |
– Khoai tây | 18 | – Sữa bò | 1 |
– Gan dê | 17 | – Rau loa cự | 1 |
– Hổng | 16 | – Tảo cao | 1 |
– Dưa chuột | 14 |