Phần lớn những loại rượu nguyên chất đều chứa chất độc, còn gọi là cồn. Có thành phần cấp và mãn tính. Trong thời gian ngắn nếu một lần dùng một lượng rượu nguyên chất quá liều (cồn) sẽ xuất hiện độc tố cấp tính, còn gọi là trạng thái say rượu. Sau khi uống rượu chất cồn sẽ nhanh chóng được hấp thụ vào dạ dày và ruột non, sau 5 phút sẽ ngấm vào máu, sau 30-90 phút sẽ đạt tới nồng độ cao nhất và sẽ phân bố tới các bộ phận trên cơ thể. Một lượng nhỏ sẽ thoát ra ngoài theo đường bài tiết, mồ hôi và hô hấp, trên 90% sẽ trao đổi trong cơ thể (chủ yếu ở trong nội tạng). Tửu lượng của mỗi người là không giống nhau, một số người rất mẫn cảm đối với các loại rượu.
Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Cảm giác hít nhả khói thật thoải mái, nhưng một khi do hút thuốc mà tạo thành biến chứng của bệnh thì hối hận cũng đã muộn. Nghiện thuốc cũng giống như cái mệnh của các bậc nam thanh nữ tú, vì sức khỏe phải cai ngay thuốc. Khi muốn hút một điếu thuốc, hãy pha một ấm trà đặc, mùi thơm của khói thuốc cũng giống như vị đắng đặc trưng của trà, đây là thức uống thay thế tốt nhất đối với người nghiện.
Các loại trà nên sử dụng
(1) Trà dấm
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Cho 30 gam lá trà vào 500 ml nước, đun thành một bát nhỏ (khoảng từ 100-150 ml). Hoặc dùng nước sôi đổ vào thành một bát, cho vào cùng với lá trà và giấm (khoảng 100-150 ml) là có thể dùng được. Chia làm ba lần uống.
Công dụng chữa trị: Dùng để giải độc.
Chú ý: Phương trà này dùng để giải độc, dưỡng tim, thông hơi.
(2) Trà phèn chua
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Búp trà, phèn chua vừa đủ cho thêm nước vào đun, lấy nước cốt là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, có thể uống khi đã nguội.
Công dụng chữa trị: Đánh gió, thanh nhiệt, giải đôc, tiêu đờm.
Chú ý: Phương trà này đùng để giải độc hoặc để điều trị các chứng quá mẫn cảm.
(3) Trà giã rượu
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đồ uống này như một món trà thuốc, do các vị thuốc như cát cân, quyết minh tử tạo thành. Cho nước sôi vào hoặc đun nước lên. Uống như trà, mỗi lần uống nửa gói hoặc một gói (mỗi gói 19 gam).
Công dụng chữa trị: Kiện tì, trợ giúp tiêu hóa.
Chú ý: Phương trà này dùng cho những người uống quá nhiều rượu.
(4) Trà nhân sâm điền thất
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Món trà này chính là thuốc, thành phần chủ yếu là điền thất, nhân sâm. Mỗi ngày uống một gói (mỗi gói 3 gam). Đổ nước sôi vào uống, mỗi ngày 2 lần.
Công dụng chữa trị: Dưỡng sinh bổ từ, hoạt huyết thông mạch.
Chú ý: Phương trà này dùng cho những người uống rượu quá nhiều, phòng tránh bệnh tim.
(5) Trà dây bí ngô đường đen
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Dây bí ngô, đường đen mỗi loại một lượng vừa đủ. Dây bí ngô cắt nhỏ, giã nhuyễn, cho đường đen vào. Cho nước sôi vào uống như trà.
Công dụng chữa trị: Giải độc, tiêu đờm.
Chú ý: Phương trà này rất có tác dụng đối với những người muốn cai thuốc.
(6) Trà cai thuốc
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Sâm thái tử 15 gam, bồ hà 9 gam, địa long 6 gam, cỏ ngư tinh 9 gam, viễn chí 10 gam, muối natri 4 gam, lá trà, đường đen vừa đủ. Trước tiên đem sáu vị thuốc trên để khô rồi nghiền nhỏ. Cho vào nồi hấp cách thủy. Cho lá trà, đường đen, đổ nước sôi vào, mỗi lần 2 gam, mỗi ngày uống hai lần thay cho trà.
Công dụng chữa trị: Giải độc, tiêu đờm.
Chú ý: Phương trà này thích hợp với những người muốn cai thuốc.
(7) Hồng trà mía
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Mía 500 gam, hồng trà 5 gam. Mía đem róc vỏ, cắt nhỏ, đun lên cùng với hồng trà. Uống thay cho trà.
Công dụng chữa trị: Giải nhiệt , tỉnh rượu hòa vị.
Chú ý: Đồ uống này dùng với những người uống rượu quá liều, khô miệng, cổ họng ngứa, ho, ăn quá nhiều đồ béo và ngấy, là đồ uống lí tưởng để bồi bổ sức khỏe vào tiết xuân.
(8) Trà mễ lan
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Mễ lan 10 gam. Đổ nước sôi vào, uống thay cho trà.
Chú ý: Phương trà này dùng cho những người uống rượu quá nhiều, say rượu.
Những điều cần ghi nhớ
Nội tạng của con người mỗi phút có thể phân giải được 10 ml tinh chất rượu, nếu uống quá nhiều rượu khi vượt quá giới hạn giải độc mà cơ thể cho phép thì sẽ nhiễm độc. Đối với những người tửu lượng kém, đầu tiên phải ngăn họ dừng ngay việc uống rượu, cũng có thể dùng biện pháp kích thích cổ họng để họ nôn cho toàn bộ rượu và đồ ăn chứa trong dạ dày ra ngoài, tuy nhiên nếu xuất hiện hiện tượng ngủ mệt thì không dùng được biện pháp này. Có thể uống nước ép trái cây, canh đỗ xanh và quýt giã rượu, đặt vào giường nghỉ ngơi, chú ý giữ ấm, chú ý tránh nôn ra thức ăn trong khi ngủ; quan sát sự hô hấp và động mạch, nếu không có gì đặc biệt thì khi tỉnh dậy đã có thể tự hồi phục sức khỏe. Nếu sau khi nghỉ ngơi trên giường mà vẫn có hiện tượng mạch đập nhanh, thở chậm, da ướt và lạnh, cảm giác bực bội thì cần lập tức cấp cứu. Nhiễm độc rượu cấp tính nghiêm trọng sẽ xuất hiện các trạng thái bực bội, ngủ sâu, mất nước, co giật, choáng, thở yếu, nên đưa đến bệnh viện để cấp cứu.