Trong Đông y, tam thất còn được gọi là “kim bất hoán”, “kim”, tức là vàng, bất hoán, là không đổi được; có nghĩa là vị thuốc tam thất rất quý, đến mức có vàng cũng không thể đổi được.
Thông tin chung:
Tên thường gọi: Tam thất.
Tên khác: Sâm tam thất, Kim bất hoán
Tên tiếng Anh:
Tên khoa học: Panax pseudo-ginseng Wall.
Tên đồng nghĩa: Panax shin-seng Nees var. nepalensis Nees.; Aralia pseudoginseng Benth. ex C.B. Clarke; A. quinquefolia Decne. & Planch. var. pseudoginseng (Wall.) Burk.; A. quinquefolia var. nothoginseng Burk; A. quinquefolia var. elegatior Burk.
Thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.
Tên khác: Sâm tam thất, Kim bất hoán
Tên tiếng Anh:
Tên khoa học: Panax pseudo-ginseng Wall.
Tên đồng nghĩa: Panax shin-seng Nees var. nepalensis Nees.; Aralia pseudoginseng Benth. ex C.B. Clarke; A. quinquefolia Decne. & Planch. var. pseudoginseng (Wall.) Burk.; A. quinquefolia var. nothoginseng Burk; A. quinquefolia var. elegatior Burk.
Thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.
Mô tả:
Cây thảo sống nhiều năm, thân cao 30-50cm. Lá kép chân vịt, mọc vòng 3-4 cái một; cuống lá chung dài 3-6cm, mang 3-7 lá chét hình mác dài, mép khía răng, có lông cứng ở gân trên cả hai mặt; cuống lá chét dài 0,6-1,2cm. Cụm hoa tán đơn ở ngọn thân; hoa màu lục vàng nhạt với 5 lá đài, 5 cánh hoa, 5 nhị và bầu dưới 2 ô. Quả mọng hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ; hạt hình cầu, màu trắng.
Ra hoa tháng 5-7, quả chín tháng 8-10.
Bộ phận dùng:
Rễ củ – Radix Panacis Pseudo-ginseng; thường gọi là Tam thất.
Nơi sống và thu hái:
Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng nhiều từ lâu ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng tại các vùng núi cao lạnh 1200-1500m. Người ta chọn hạt giống tốt ở những cây đã mọc 3-4 năm, gieo hạt tháng 10-11, tháng 2-3 cây mọc, nhưng phải chờ 1 năm sau, vào tháng 1-2 mới bứng cây con đi trồng chính thức. Sau 4-5 năm đến 7 năm thì mới thu hoạch được rễ củ có phẩm chất tốt. Rửa sạch bùn đất, cắt bỏ rễ con, phơi nắng cho héo rồi lăn và vò, làm từ 3-5 lần như vậy rồi phơi cho đến khô, cũng có khi chỉ cần sấy khô.
Thành phần hóa học:
Củ Tam thất chứa các saponin triterpen: saponin A, B, C, D, acid oleanolic, đường khử, 16 acid amin như phenylalanin, leucin, isoleucin, valin, prolin, histidin, lysin, cystein, các chất vô cơ như Fe, Ca.
Tam thất cũng chứa các hợp chất giống như nhân sâm. Các bộ phận của cây như rễ con, lá, hoa tam thất đều chứa các hợp chất saponosid nhóm dammaran. Ngoài ra còn phải kể đến các thành phần có giá trị khác như các acid amin, các chất polyacetylen và panaxytriol…
Tính vị, tác dụng:
Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn; có tác dụng chỉ huyết, phá huyết tán ứ, tiêu thũng định thống và tư bổ cường tráng.
Tam thất có tác dụng tăng lực rất tốt, tác dụng này giống với tác dụng của nhân sâm; rút ngắn thời gian đông máu; tiêu máu ứ và tăng lưu lượng máu ở động mạch vành của động vật thí nghiệm. Làm tăng sức co bóp cơ tim ở liều thấp; tác dụng kích dục, đối với chức năng nội tiết sinh dục nữ, thể hiện ở các hoạt tính oestrogen và hướng sinh dục; giãn mạch ngoại vi và không ảnh hưởng đến huyết áp và hệ thần kinh trung ương; điều hòa miễn dịch; kích thích tâm thần, chống trầm uất.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Trong thời gian gần đây, Tam thất cũng được dùng như Nhân sâm điều trị ung thư cũng có kết quả.
Trong Đông y, tam thất được xếp vào loại đầu vị của nhóm chỉ huyết (cầm máu). Khi nhấm có vị đắng nhẹ, hơi ngọt và để lại dư vị đặc trưng của nhân sâm. Để dễ phân biệt, tiền nhân có câu nói về vị của tam thất: “Tiền khổ, hậu cam, hậu cam cam”. Nghĩa là khi nhấm, lúc đầu thấy vị đắng, sau thấy ngọt và càng về sau càng thấy ngọt. Trên thực tế, tam thất được sử dụng rất đa dạng. Như ta đã biết, tam thất thuộc vào dòng nhân sâm nên có tác dụng bổ, song lại có phần khác với nhân sâm là tam thất lại theo hướng tác dụng vào phần âm huyết là chính. Tuy nhiên từ trước đến nay, tam thất vẫn là vị thuốc được sử dụng chính để cầm máu, tiêu máu cục và bổ máu. Cầm máu vẫn là tác dụng được ưu tiên của tam thất. Với 3 tác dụng trên, đối tượng được quan tâm sử dụng nhiều nhất của tam thất vẫn là phụ nữ sau khi sinh, vì thuốc có tác dụng chữa chảy máu, máu tụ và thiếu máu. Để tăng thêm ý nghĩa bổ, tam thất thường được sử dụng dưới dạng tần gà. Tam thất được dùng để cầm máu khi xuất huyết bên trong như rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, ho ra máu, thổ huyết, trĩ xuất huyết, đái ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong kinh, sinh xong máu hôi ra không hết, mắt đỏ sưng đau, rắn độc cắn. Rễ ngâm rượu trị vết thương do đâm chém, đòn ngã tổn thương… hoặc thiếu máu gây hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao… Có thể sử dụng dưới dạng uống (thuốc hãm, bột thuốc). Với chảy máu bên ngoài như chấn thương, bị thương chảy máu có thể dùng bột tam thất rắc vào vết thương rồi băng lại.
Tam thất có hiệu quả tăng nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân suy nhược; thuốc chế từ củ Tam thất dùng để hồi lại sức của những người đã trải qua bệnh nặng, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh đẻ bị yếu; Tam thất còn làm tăng nội tiết sinh dục, trị vô sinh. Liều dùng 4-8g dạng bột, sắc hay cao lỏng, dùng ngoài lấy củ tươi giã đắp hoặc lấy bột rắc.
Cần chú ý thêm rằng, đối với trường hợp làm tiêu máu tụ, chỉ nên sử dụng tam thất khi triệu chứng xuất huyết mới xảy ra. Ví dụ xuất huyết tiền phòng ở mắt, dùng tam thất lúc này rất tốt. Nếu trong mạch máu hoặc trong tim đã có các cục máu đông, không nên dùng tam thất nữa. Nếu dùng, cục máu này sẽ là trung tâm để kết tụ, làm cho cục máu to dần lên, ảnh hưởng đến sự lưu thông của mạch máu, đôi khi gây ra đột quỵ. Ngày nay, tam thất còn được dùng để trị các bệnh u xơ, u cục…, cho kết quả khá tốt, tuy nhiên không phải là tất cả. Ngoài ra còn dùng tam thất kết hợp với một số vị thuốc khác, như đan sâm để trị bệnh đau thắt ngực do xơ vữa động mạch vành, hoặc lưu lượng huyết quản giảm, hoặc sau tai biến mạch máu não…
Tránh nhầm lẫn với các loài có tên Tam thất:
Do tam thất có nhiều tác dụng tốt nên trên thực tế, người ta đã dùng nhiều vị thuốc “giả danh” tam thất. Do vậy, khi sử dụng vị thuốc quý này, cần biết những vị thuốc thường được dùng dưới tên gọi là tam thất, song không có những tác dụng như vị tam thất đã giới thiệu.
Tam thất gừng:
Tên thường gọi: Tam thất gừngTên khác: Tam thất gừng, Ngải năm ông, Khương tam thất
Tên tiếng Anh: zingiber gingseng
Tên khoa học: Stahlianthus thorelii Gagnep.
Thuộc họ Gừng – Zingiberaceae.
Tên tiếng Anh: zingiber gingseng
Tên khoa học: Stahlianthus thorelii Gagnep.
Thuộc họ Gừng – Zingiberaceae.
Mô tả:
Cây thảo không có thân, có thân rễ dày bao bởi những vết của lá đã rụng thường phân nhánh mang nhiều củ nhỏ bằng quả trứng chim xếp thành chuỗi, có rễ con dạng sợi. Lá mọc rời, 3-5 cái, có cuống dài, xuất hiện sau khi cây ra hoa. Phiến lá thuôn dài, chóp nhọn, màu lục, lục pha nâu hay nâu tím, mép nguyên, lượn sóng. Cụm hoa ở gốc, nằm ở bên lá; cuống hoa dài 6-8cm, ở phía cuối có một lá bắc hình ống, bao lấy hoa. Hoa 4-5 cái, có lá bắc và lá bắc con dạng màng. Tràng hoa màu trắng, họng vàng. Bầu nhẵn, chia 3 ô.
Nơi sống và thu hái
Loài của Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Ở nước ta, cây mọc hoang ở chỗ ẩm mát, ven bờ suối, hốc khe. Thường được trồng lấy củ làm thuốc. Mặt ngoài của củ có vằn ngang màu đen, trong có chất bột trắng ngà như màu của củ Tam thất.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, hơi đắng, tính ấm; có tác dụng tán ứ tiêu thũng, hoạt huyết chỉ huyết, hành khí chỉ thống.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường được dùng chữa: 1. Ðòn ngã sưng đau, phong thấp đau nhức xương; 2. Thổ huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt quá nhiều; 3. Trùng độc cắn và rắn cắn. Cũng dùng chữa hành kinh chậm kỳ, máu xấu lởn vởn không tươi, ăn kém tiêu, nôn đầy. Liều dùng 4-8g, sắc nước hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài lấy củ tán bột rắc, đắp.
Đơn thuốc:
Chữa kinh nguyệt không đều, loạn kỳ, vòng kinh dài ngắn không chừng, người gầy da xanh sạm, hoặc sau khi sinh rong huyết kéo dài, kém ăn, chóng mặt, đau đầu mỏi mệt. Tam thất gừng, Hồi đầu, hai vị bằng nhau, tán nhỏ, dùng mỗi lần 2-3g, ngày uống 2-3 lần, với nước chín, vào khoảng giữa buổi, và trước khi đi ngủ. Uống 5-7 ngày liền (Lê Trần Ðức).
Ghi chú: ở Trung Quốc, người ta sử dụng một loài khác gọi là Tam thất khương – Stahlianthus involucratus (King ex Baker) Craib., mà rễ có vị cay, tính hàn; có tác dụng hoạt huyết tán ứ, tiêu sưng giảm đau, dùng trị thổ huyết, ói ra máu, kinh nguyệt quá nhiều và đòn ngã tổn thương.
Cúc tam thất
Tên khoa học: Gynura japonica (L.f.) Juel. (tên đồng nghĩa: Arnica japonica L.f.; Cacalia segeta Lour.; Gynura segeta (Lour.) Merr.; Cacalia pinnatifida Lour.; Gynura pinnatifida (Lour.) DC.) họ cúc Asteraceae.
Tên khác: Kim thất nhật, cúc tam thất, thổ tam thất, bạch truật nam.
Cây thảo sống lâu năm, cao 50-110cm, lúc non màu tím tía. Rễ mầm tròn, trong có chất bột màu trắng, lúc tươi hơi có nhớt. Lá mọc so le sít nhau; phiến xoan, dài 10-25cm, rộng 5-10cm, xẻ thuỳ lông chim không đều, mép có răng to thưa, trên mặt lá đôi khi có nhiều đốm tím; cuống dài 2-4cm, có tai như lá kèm, hình buồm rộng. Cụm hoa đầu màu vàng sẫm đến vàng cam, có cuống dài, có lá bắc nhỏ; bao chung cao 1-5cm với vài lá bắc phía ngoài nhỏ. Quả bế có lông mào trắng
Chữa bị thương ứ máu sưng đau, thổ huyết, sau khi đẻ đau huyết khí. Người ta sử dụng nó như vị Tam thất, vì vậy mà có tên trên. Liều dùng 6-12g, dạng thuốc sắc. Thường dùng chữa bệnh phụ nữ có mang chán cơm, hay người gầy nóng ruột háu đói mà nhác ăn (có tác dụng bổ tỳ vị gần như Bạch truật, nên có tên gọi là Bạch truật nam). Dùng ngoài giã nhỏ đắp chữa sưng đau, mụn nhọt, rắn cắn.
Tên khoa học: Kaempferia rotunda L.
Thuộc họ Gừng – Zingiberaceae
Thổ tam thất
Thổ tam thất, nam bạch truật, kim thất giả, bầu đất dại, cỏ tàu bay, kim thất bodinier, ngải rít
Tên khoa học: Gynura pseudo-china (L.) DC.
Tên đồng nghĩa: Senecio pseudochina L.; Cacalia bulbosa Lour.; Gynura bodinieri Lévl.; Senecio biflorus Burm.f.; Gynura biflora (Burm.f.) Merr.; Gynura integrifolia Gagnep.
Thuộc họ Cúc – Asteraceae
Vũ diệp tam thất:
Tam thất hoang, sâm vũ diệp, trúc tiết nhân sâm, tam thất lá xẻ, sâm hai lần chẻ, hoàng liên thất
Tên khoa học: Panax bipinnatifidum Seem.
Tên đồng nghĩa: Aralia bipinnatifida (Seem.) C.B. Clarke; Panax pseudoginseng var. bipinnatifidus (Seem.) H.L. Li
Thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae
Tam thất hoang:
Tên khác: tam thất rừng, sâm tam thất, bỉnh biên tam thất, phan xiết
Tên khoa học: Panax stipuleanatus Tsai & Feng
Thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae
Theo botany-anhtai.bvn
Tam thất nam