Là mình mẩy các khớp xương không đỏ, không sưng, mà tự nhiên phát đau, có khi chân tay không cử động được nguyên nhân do nguyên khí hư yếu, phong hàn thấp, ba khí xâm nhập vào mà sinh bệnh, nếu phong khí thắng thì đau chạy khắp gọi là lịch tiết phong, hàn khí thắng thì đau nhức dữ dội gọi thông phong, thấp khí thắng thì đau nhức cố định một chỗ, tê dại cấu không biết đau gọi trước thông, nhưng ba khí ấy nhập vào kinh lạc trước rồi xâm nhập vào xương thì nặng nề không giơ lên được.
- Cao trị phong thấp
– Xương trâu 1kg – Thiên niên kiện 1kg
– Địa liền 1/2kg – Hy thiêm 3kg
– Ngải diệp 2kg
Chủ trị ăn ngon, ngủ khỏe, lên cân, bồi bổ.
Thuốc không phản ứng, khẩu vị thơm ngon béo được đa số người dùng ưa thích.
- Cao chữa phong tê thấp
* Xương động vật
– Xương heo rừng 15kg – Xương bò 20kg
* Thuốc – Địa liền 1kg – Ngũ trảo 2kg
- Mộc miên bì 2kg
- Mẫu đơn 1kg
Theo bài này thì có chất độc, cho nên phải chế kỹ, ngâm nước vo gạo 3 ngày đêm rồi mới nấu vì liều lượng 3 phân theo ý chúng tôi (người dịch) là hơi nhiều, nên uống chừng 2 phân cho quen, rất cẩn thận (người dịch)
- Chích thảo 1kg – Can khương 3kg
- Hạc tất 2kg – Ngũ gia bì 2kg
- Chủ trị: Phong tê thấp hàn, sơn lam chướng khí, nên dùng nhiều vị nóng; chỉ thông trừ thấp, mọi chứng phong hàn cố tật nên có nhiều vị hơi đắng.
Phản ứng nóng, nước tiểu đỏ, nhức đầu (nhiệt chứng không nên dùng).
- Phong thấp
Phong thấp đau lưng, đau các khớp xương
- Tê thấp hoàn
- Thương truật 1 cân – Nhũ hương 1 lạng
- Hy thiêm 1 cân – Quế chi 1,5 lạng
- Chế: Thương truật nửa tẩm nước gạo sao, nửa tẩm nước muối sao. Hy thiêm rửa sạch, phơi khô, rượu 1 bát, 3 lạng mật, trộn đều với xôi đem phơi.
Nhũ hương sao với bấc cháy hết bấc là được (cho dễ tán)
Tất cả tán bột, luyện với mật cho tới, làm viên bằng hạt ngô.
- Cách dùng: Mỗi lần uống 30 viên, ngày 2 lần.
Phong thấp 1/2 người trở lên: uống với rượu.
Phong thấp 1/2 người trở xuống: uống với nước muối nhạt.
- Phong thấp
- Rễ đơn móng hổ 40g (sao vàng sém)
- Củ Tỳ giải 40g (không sao)
- Rễ cây Uy linh tiên 40g (sao vàng)
- Rễ cỏ xước 15g (sao)
- Nhục quế 5g – Hà thủ ô đỏ 35g (sao)
Chủ trị phong tê nhức, không đỏ, không sưng, không cử động được, sắc uống.
- Bệnh nhẹ 3 thang khỏi
- Bệnh nặng 5 thang khỏi
(Nếu dùng Hà thủ ô trắng dễ bị xổ)
- Phong tý
- Hoàng nàn 5 đồng cân – Hoàng hạc 10 đồng cân
- Huyết giác 30 đồng cân – Phòng phong 5 đồng cân
Hoàng nàn: ngâm nước vo gạo cho mềm, cạo vỏ, rồi ngâm tiếp nước vo gạo 2 ngày đêm (ngày phơi khô), trộn nước gừng sao vàng cùng 3 thứ trên tán bột.
Người lớn, uống mỗi lần 10g, ngày 2 lần.
Thang bằng nước đun sôi.
* Chủ trị: Các chứng phong thấp, sưng nóng đỏ đau di động, thấp nhiệt.
Phong hàn thấp
Chữa phong hàn thấp dưới 5 năm (teo cơ không chữa được)
- Lá cây bưởi bung 20g
- Cây dỏ dẻ 20g
- Kim cương 20g
- Bạc hà 4g
- Cốt khí củ 12g
- Rễ gấm 12g
- Kinh giới tuệ 12g
- Rễ tầm xuân 12g (hồng gai)
- Cây rung rúc 12g
- Rễ tầm sọng 20g (độc lực quít rừng)
– Vây nước (đồng chim) 12g (mọc dưới nước )
Thấp hàn
- Đại hồi 20 đồng cân – Giấm thanh 10 đồng cân
- Hoàng nàn 4 đồng cân
- Chủ trị: Buốt trong xương – tê buốt ngoài da.
- Kiêng: Các thứ tanh lạnh. Trẻ em uống không quá 10 thang.
- Trước tý
- Thương truật 12g
- Phòng kỷ 12g
- Ý dĩ 20g
- Thổ phục linh 40g
- Nam sầm 20g
- Gừng khô 5g -Nữ trinh tử 16g
- Rễ cỏ xước 12g
- Quế chi 12g
- Cam thảo 6g
- Hành tý
- Kinh giới 12g
- Phòng phong 12g
- Thương truật 12g
- Đại táo 12g
- Gừng sống 5 lát
- Hoắc hương 12g
- Độc hoạt 12g
- Khương hoạt 12g
- Thống tý
- Bạch phụ tử 8g
- Độc hoạt 12g
- Gừng khô 6g
- Đại táo 12g
- Cam thảo 4g
- Thương truật 12g
- Sa sâm 12g
- Tế tân 8g
- Hoài sơn 12g
- Quế chi 8g
- Cao phong tê thấp
- Tam tý
- Kê huyết đằng 60g
- Quế chi tiêm 12g
- Hà thủ ô đỏ 60g
- Thổ phục linh 40g
- Vòi voi 40g
- Hy thiêm 12g
- Ý dĩ 40g
- Vảy ốc 60g
- Rượu trắng 32 ml tẩm
- Ké đầu ngựa 60g
- Nấu cao: 1,6 lít.
Gừng sống 5 lát
- Phong thấp
Đương quy, Thục địa, Sa sâm
Bạch thược, Chích thảo, Huỳnh kỳ, kháng sinh
Độc hoạt, Đỗ trọng, Hồng hoa
Phục linh, Hoài sơn, Quan quế, Phòng phong
Lộc giác, Táo nhục, cố chỉ (ngâm rượu mà uống ly con)
Mỗi ngày 2 giác phong còn nữa thôi.
- Cao Hy thiêm
Thuốc nước, lọ 250ml (rượu 20°)
- Hy thiêm 1000g – Thiên niên kiện 50g
- Đường, rượu, nước cất vừa đủ 1000ml
Chữa thấp khớp cấp tính, phát scít, tê bại đau lưng, mỏi gối. Trung bình người lớn, mỗi ngày uống 1-3 lần, mỗi lần 15-20ml, uống trước bữa ăn hay tối trước khi đi ngủ.
Phụ nữ có thai và trẻ dưới 15 tuổi không được dùng.
- Viên Hy thiêm
Viên dẹp, mỗi viên tương ứng với 1g dược liệu.
* Công dụng: Như cao Hy thiêm Người lớn mỗi ngày 10 – 15 viên chia làm 3 lần uống sau bữa ăn. Thấp khớp
Bạch tiền bì, Phòng phong, Xích thược, Liên kiều, Hoàng cầm, Ngưu bàng, Kim ngân, Chi tử, Quy vĩ, Kinh giới, Hòe hoa, Khương hoạt, Hoàng liên, Cam thảo, Mộc thông, Địa cốt bì, Thục địa sắc nước uống.
- Thấp khớp
Hoạt thạch 5 lạng, rễ Cà pháo sao 9 lạng, 10 bát nước nấu còn 3, uống khi đói, ngày 2-3 lần.
- Phong thấp chạy đau các chỗ
Keo da trâu 1 lạng, nước gừng nửa chén cùng nấu chảy thành cao với bột Nhũ hương. Mỗi vị 1 đồng cân, phết lên giấy, dán lúc còn nóng, hễ nguội lại đổi miếng khác.
- Phong thấp co đau
Ké đầu ngựa 3 lạng sao lên tán bột, sắc bỏ bã, uống từng hớp.
- Chữa phong thấp, cước khí, đau các khớp xương, đầu nhức
Thổ phục linh 1 cân, Ô dược, Thục địa, Ngưu tất mỗi vị 1 lạng, Đương quy 5 đồng cân, Xích hoa xà 1 lạng tẩm nước gạo 1 đêm. Các vị đem sắc gạn lấy nước, rồi lấy rượu ngon bằng số lượng nước thuốc, hòa lẫn nấu cách thủy, chưng thời gian bằng cháy hết 2-3 nén hương rồi đem hạ thổ, uống lúc đói.
- Phong thấp cước khí
Hột Tía tô, củ riềng ấm, vỏ quất đều nhau, tán bột, viên với mật, uống với rượu làm thang, mỗi lần 10 viên.
- Phong thấp
Thục địa 1,5 lạng, Đương quy, Ngưu tất, Khương hoạt, Độc hoạt, Ý dĩ, Bạch phục linh, Tần giao, Tục đoạn, Tang ký sinh, Tùng tiết, Thương truật, Phòng phong, Thiên ma, Nhũ hương, Mộc dược, Đỗ trọng, Mộc qua, Trần bì, Bán hạ, Bạch thược, Ngũ gia bì, Xuyên khung, Cam thảo, Thảo ô, Xuyên ô, xương ống chân hổ, Xích hoa xà, Bạch hoa xà, Đan sâm, Bạch truật, Tỳ giải, Hoàng bá, Quy bản, Hoàng kỳ, hoặc tán làm viên uống với rượu, hoặc nấu lên với rượu mà uống cũng được.
- Chữa tê dại chân tay, tê liệt, trừ phong thấp, thông kinh lạc, mạnh tỳ vị, mạnh gân xương rất hay
Cỏ Hy thiêm thứ cành đỏ thì tốt, dùng rượu và mật ong trộn đều bô vào chỏ đồ 9 lần, phơi 9 lần, tán bột viên với mật, to bằng hạt ngô đồng (0,30g). Mỗi lần uống 3 đồng cân thang bằng nước sôi, ngày uống 2 lần, uống đến 20 viên cảm thấy khác thường là bớt thuốc dần đi.
- Hỏa long cao chữa phong thấp tê đau
Nhũ hương, Mộc dược, mỗi vị 5 đồng cân, Gừng sống 1/2 chén, Xạ hương 1 đồng cân, Quảng Ngưu tất 2 lạng. Các vị đem tán bột làm viên, uống mỗi lần 1 đồng cân.
- Phong thấp đau các khớp xương và thân, hoặc ngày nhẹ đêm nặng, nên uống phương này, mát huyết, khỏi đau
Sinh địa sao với rượu, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, mỗi vị 3 đồng cân, Khương hoạt, Tần giao, Hoàng cầm, mỗi vị 1,5 đồng cân, hồng hoa 1 đồng cân.
Nếu nửa người dưới đau lắm thì gia Thương truật, Hoàng bá, Quảng Ngưu tất mỗi vị 1 đồng cân, Nhũ hương, Mộc dược, hổ cốt (tẩm rượu nướng) mỗi vị 5 đồng cân.
Nếu lưỡi khô, miệng ráo, không ngủ được, đại tiện táo là huyết nhiệt, nên uống xen với bài Lục vị hoàn.
- Phong và thấp cùng xâm nhập vào cơ thể, khớp xương đau nhức
Khương hoạt, Thăng ma mỗi vị 1 lạng, Bán hạ, Thương truật, Phòng kỷ, Uy linh tiên, Bạch truật, Xuyên khung, Đương quy, Phục linh, Trạch tả mỗi vị 5 phân sắc uống.
- Chữa đau xương
- Khúc khắc 50g – Cúc tần 30g
- Vú bò lá sẻ 20g
- Chế biến: Khúc khắc, dùng củ, Cúc tần, Vú bò lá sẻ dùng rễ cả 2 thứ rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, ngâm vào 500ml rượu 30° trong 10 ngày.
- Liều dùng: Ngày uống 50ml vào buổi tối.
- Chữa thấp khớp
- Cốt khí nướng100g
- Chế biến: Dùng hạt sao vàng, ngâm vào 500ml rượu 30° trong 10 ngày.
- Liều dùng: Hàng ngày uống 30ml vào buổi tối.
- Chữa thấp khớp
- Hy thiêm 100g
- Chế biến: Dùng cành, lá, rửa sạch, thái nhỏ phơi khô, sao nóng giòn, cho vào 600ml nước sắc còn 200ml.
- Cách dùng và liều lượng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 100ml.
- Chữa thấp khớp cấp và mạn tính
- Rễ cây trứng cuốc 50g – Rễ cây Bồ công anh 50g
- Chế biến: Cả 2 thứ rễ rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, cho vào 500ml nước sắc còn 200ml.
- Cách dùng và liều lượng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 100ml.
- Chữa tê thấp
- Cẩm địa la 50g – Bồ kết 30g
- Chế biến và cách dùng: cẩm địa la, dùng củ, rửa sạch, giă nhỏ, bồ kết nướng giòn, giã nhỏ trộn lẫn 2 thứ tẩm rượu dùng để xoa bóp.
- Chữa đau các khớp tay chân
- Tang ký sinh 12g – Cây vòi voi 16g
- Cành dâu 12g – Rễ cây mắc cỡ 12g
- Rễ cỏ xước 16g – Tỳ giải 10g
- Ngũ gia bì 16g
Các vị trên sắc với 3 bát nước, còn 1 bát chia uống 2 lần trong 1 ngày, sáng và tối.
- Chữa đau các khớp xương, đau lưng
- Cẩu tích 20g – Củ cốt khí 16g
- Rễ cỏ xước 12g – Uy linh tiên 12g
- Rễ cây tứ quý 12g – Tang ký sinh 12g
- Tùng tiết 16g
Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia uống 2 lần trong 1 ngày.
- Chữa đau gân xương tê bại
- Củ cốt khí (sao rượu) 40g – Rễ cây si 40g
- Dây đau xương 40g – Rễ cô xước 40g
- Vỏ trút (tẩm giấm nướng) 16g – Quế chi 12g
- Kê huyết đằng 16g
Sắc với 4 bát nước, còn 1/3 cho uống 2 lần trong 1 ngày khi uống cần chiêu với một tí rượu.
- Chữa đau khớp xương, sưng, ngứa
- Hy thicm (sao chc” kỹ) 1kg – Thương nhĩ tử (sao vàng) 500g
- Thổ phục linh 500g – Hà thủ ô (chế kỹ) 500g
- Quán chúng (sao vàng) 300g
- Thiên niên kiện (sao nước gạo) 300g
- Cách chế biến: Cho vào nồi, đổ ngập nước, sắc kỹ, lấy 1 lít. Sắc 3 lần, lấy 3 lít. Bỏ bã cô lại lấy 1 lít, hòa vào 1/4 lít rượu, bỏ vào chai nút kín, bỏ chai vào nồi luộc sôi cất dùng.
- Cách dùng: Mỗi lần uống 50ml trước bữa ăn.
- Chữa bán thân bất toại (tê bại một bên)
- Rễ cây ráng (vương tôn) 80g
- Rễ rung rúc (nam đằng) 40g
- Dây chìa vôi (bạch phấn đằng) 40g (ngâm với đồng tiện 1 đêm, dùng củ thì ngâm 3 đêm)
- Rễ bươm bướm (hồ điệp căn) 40g
- Rễ bưởi bung (cát bôi) 40g
- Rễ cỏ xước (ngưu tất) 40g
- Vảy trắng (bạch đồng nữ) 40g
- Vảy đỏ (xích đồng nam) 40g
Phụ nữ thì dùng vảy trắng, nam giới thì dùng vảy đỏ. Huyết kém thì gia Kê huyết đằng, Cốt toái bồ. Co gân thì gia cây tầm xuân (tường vi căn) 40g.
Thấp hàn gia Thiên niên kiện 20g, Quế chi 12g.
* Cách chế biến: Tất cả các vị rửa sạch, phơi khô, thái mỏng, cho dần vào hũ rượu nút kín, bỏ vào nồi nấu cách thủy 1 ngày. Nấu xong, đem ra để nguội, chôn xuống đất ba ngày đêm. Lấy lên cho uống, uống tùy sức, hơi ngà ngà say là thôi.
Hoặc các vị sao vàng hạ thể, sắc lên chế rượu vào uống cũng được.
- Bài thuốc Vân Đình chữa thấp khớp mạn tính ở trẻ em
Rễ tầm xuân 20g
Củ khúc khắc 20g
Rễ bưởi bung 20g
Cây cối xay 20g
Gừng (tươi) 4g
Rễ độc lực 8g
Rễ lá lốt 12g
Cây kim ngân 20g
* Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang.
Bệnh viện Vân Đình đã chữa nhiều bệnh nhân thấp khớp bằng bài thuốc trên thấy có tác dụng trong các thể có sốt và sưng đau.
- Chữa thấp khớp mạn tính
- Đỗ trọng 3 đồng cân tẩm nước muối sao
- Hà thủ ô 5 đồng cân sao vàng – Ý dĩ 1 lạng sao vàng
- Cam thảo 2 đồng cân – cẩu tích 5 đồng cân
- Ngũ gia bì 3 đồng cân – Cốt toái bổ 3 đồng cân
- Kim ngân 3 đồng cân
- Tỳ giải 3 đồng cân
- Thạch hộc 3 đồng cân
- Thổ phục linh 5 đồng cân
- Tục đoạn 3 đồng cân
- Nhục thung dung 3 đồng cân
- Các vị sắc uống.
* Kết quả: Chữa cho 1 bệnh nhân 50 tuổi bị cảm thấp hông và đùi trái đau sưng to không đi lại được – uống 7 thang bệnh khôi.
Đau các khớp tay, chân không sưng, hai chân lạnh
- Rễ bông trang 8g
- Rễ đậu hôm 12g
- Rễ quít rừng (độc lực) 12g
- Gừng tươi 5 lát
- Rễ ngón đất (Phòng kỷ) 12g
- Rễ cói 12g
- Rễ cây mua 20g
- Quế chi 8g
- Rễ bồng bồng 20g
- Rễ trân (hoàng lực) 12g
- Dây gấm (vương tôn) 20g
- Bào chế: Các vị rửa sạch, thái nhỏ phơi khô, dùng giấm thanh phun cho ướt đều, ủ lại khoảng 10 phút rồi đem rang vàng hạ thổ, cho gừng vào, dể nước ngập bã thuốc khoảng lcm sắc 3 nước hỗn hợp lại, chia uống 3 lần.
- Liều dùng: Mỗi ngày uống 2 lần, trước khi đi ngủ uống 1 lần, uống liên tục 5 thang trong 5 ngày.
- Gia giảm: Đau nhiều thì thêm Nhũ hương 4g, Mộc dược 4g, khi bệnh đã khỏi hẳn nên uống 2-3 thang bài Thập toàn đại bổ để bồi bổ khí huyết.
- Chứng lịch tiết phong (đau các khớp tay chân)
- Mắt cây thông 40g
- Ngũ gia bì 40g
- Tang ký sinh 40g
- Cẩu tích 40g
- Thiên ma 40g
- Tục đoạn 40g
- Cúc hoa 40g
- Cành dâu 40g
- Tần giao 40g
- Than mộc hương 40g
- Xuyên quỳ 40g
- Mộc thông 40g
- Câu đằng 40g – Quế chi 40g
– Xương hổ (dập nát bỏ hết tủy tẩm giấm thanh sao) 40g * Bào chế: Các vị thuốc rửa sạch thái nhỏ, cho vào nồi đất (nồi càng nhỏ miệng càng tốt) đổ vào 7 lít rượu, lấy lá chuôi bịt kín miệng nồi đậy vung đun lửa nhẹ (tránh đun nhiệt độ cao rượu bốc hơi mất thuốc). Khoảng độ một tiếng đồng hồ, để nguội rót vào chai nút kín dùng dần.
- Liều dùng: Mỗi ngày uống 2 lần trước 2 bữa ăn, mỗi lần uống 1 chén bạch định (chén mắt trâu).
- Gia giảm: Bệnh thuộc hàn gia Phụ tử chế 20g, đau các chi dưới gia Ngưu tất 20g.
- Ghi chú: Không có xương hổ dùng các thứ xương mèo, chó vàng, trăn, chân gà mỗi thứ 40g.
- Cách chế: Nạo sạch ngoài các xương, đập nát nạo bỏ hết tủy khô ngâm vào nước vôi đã lọc trong, xát rửa thật sạch hết tủy, bỏ hết tạp chất, phơi khô, tẩm giấm thanh sao giòn.
- Kiêng kỵ: Kiêng thức ăn lạnh, có thai không dùng.
- Thấp khớp (loại hư hàn)
Xuyên khung 2 đồng cân
Đương quy 3 đồng cân
Hương phụ 3 đồng cân
Mộc dược 3 đồng cân
Nhũ hương 3 đồng cân
Phòng phong 3 đồng cân
Xuyên tục đoan 5 đồng cân
- Nhục quế 3 đồng cân
- Phụ tử 5 đồng cân
- Ngô công 4 đồng cân
- Yết tử 4 đồng cân
- Bạch thược 8 đồng cân
- Độc hoạt 3 đồng cân
- Khương hoạt 3 đồng cân
– Hùng hoàng sống 200g – Tế tân 1 đồng cân
– Đỗ trọng 5 đồng cân
* Nếu thận suy: tán ra uống, hoặc sắc mỗi lần uống 1 đồng cân ngày 3 lần. Nếu khó chịu thêm Trần bì 1 đồng cân.
Thuốc thấp khớp xoa bóp
- Bạch chỉ 4 lạng
- Độc hoạt 4 lạng
- Lưu kí nô 4 lạng
- Hồng hoa 4 lạng
- Khương hoạt 4 lạng
- Mã tiền tử 6 lạng
- Nhũ hương 4 lạng
- Ma hoàng 4 lạng
- Màn kinh tử 4 lạng
- Mộc dược 4 lạng
- Ngưu bàng tử 4 lạng
- Cam thảo 4 lạng
- Mộc hương 4 lạng
- Phòng phong 4 lạng
- Xuyên tục đoan 4 lạng
- Mộc dược 4 lạng
- Huyết kiệt 4 lạng
– Thổ miết trùng 4 lạng * Cách dùng: Đem tán nhỏ, cho thuốc vào túi vải to nhỏ tùy các khớp xương, hấp hơi nước đắp lên khớp xương, 10 phút thay thuốc 1 lần, độ 3 – 4 lần, lấy tay ấn vào khớp hay ở các huyệt, ấn mạnh và day cho thông huyết.
Kiêng ăn thức chua và lạnh, cách 1 ngày làm 1 lần.
Đắp 12 lần làm 1 đợt.
Nếu không kết quả nghỉ 2 tuần rồi tiếp tục.
- Tê thấp
- Thảo ô 3 đồng cân – Xuyên ô 3 đồng cân
- Hoài sơn 5 đồng cân – Đương quy 5 đồng cân
Ngâm các vị trên với nửa lít rượu. Mõi ngày uốhg 15ml.
- Thuốc xoa bóp tê thấp
- Đinh hương 12g – Đại hồi 20g
- Quế chi 12g – Huyết giác 12g
- Tam nại 12g – Ô đầu 12g
- Long não 4g
Vừa bôi vừa xoa, đợi khô xong xoa nữa, lúc nóng ran thêm thuốc cho hút thuốc vào rồi tiếp tục xoa bóp kết hợp với cao sao vàng.
- Thấp khớp, đau nhức chân tay
- Cúc tần (dùng cành và lá) 18g sao
- Lá tía tô 8g sao – Lá và vỏ cây chân chim 18g sao
- Cây gối hạc 16g sao vàng – Dây đau xương 20g
- Cây lá lốt 16g – Cỏ xước (rễ) 12g sao qua
- Rễ cây tầm sọng 18g sao vàng
- Phong tê thấp, đau nhức khớp xương, chân tay bại liệt
- Rễ cà gai leo 40g sao vàng – Dây lá đơn ngân 40g
- Rễ cây lá lốt 40g sao vàng – Huyết giác 20g
- Cây xó nhà 40g (mua ở trên miền núi)
- Cây gốì hạc 40g sao qua – Hồi hương 20g
- Rễ cây cỏ xước 40g sao vàng
- Quế chi 20g – Địa liền 20g
- Tế tân 20g – Bạch chỉ 20g
- Độc hoạt 20g – Cam thảo 20g
- Cách dùng: các vị trên chia làm 6 thang sắc uống.
- Bài thuốc xoa bóp: (chữa phong thấp)
- Địa liền 40g – Huyết giác 40g
- Hồi hương 20g – Long não 4g
Các vị trên tán bột ngâm với rượu, để xoa bóp trong cơ thể người bị đau.
- Thấp khớp
- Cây rễ lá thấp rút 1 nắm sao
- Cây lá móng tay 1 lạng – Cây cốt khí 1 lạng
Ngâm rượu trong 7 đêm. Sáng 1 chung, chiều 1 chung phản ứng đau lúc đầu, sau hết đau.
- Tê thấp
– Tắc kè 2 con
– Thục địa 4g
– Đại táo 2g
– Hoàng kỳ 3g
– Bắc khỏi tử 2g
– Trần bì 2g
– Cao hổ cốt 2g
56. Thấp khớp
– Tắc kè
– Cao hổ cốt
57. Cứng khớp
– Giấm 300g
– Ngải cứu 20g
– Dây tơ hồng vàng 20g
– Cúc tần 40g
– Giấm 500ml
Mỗi ngày bó 1 lần.
58. khớp sưng
* Thuốc bó
♦ Bài 1
– Dây chìa vôi 20g
– Lá lốt 20g
– Ngải cứu 20g
– Tỏi 5 củ
– Lá thầu dầu tía 20g
♦ Bài 2
– Củ nâu trắng 10g
– Bột nếp 5g
– Ngải cứu tươi 20g
* Thuốc uống
– Mẫu lệ 20g
– Bạch phàn phi 10g
Chia uống 1 tuần.
59. Thấp tay chân
Uống cả tháng lá Tía tô.
60. Thấp khớp gia truyền
– Rễ tầm xuân 50g
– Củ khúc khắc 40g
– Lá bưởi bung 12g
– Lá thầu dầu tía 4g
- Lá và cành cối xay 12g – Mộc thông 12g
- Rễ lá lốt (tía tốt hơn trắng) 10g
- Gia giảm hoặc thay thế
- Hy thiêm – Rễ gấc
- Cây Vòi voi
- Bổ cơ thề: Mộc xuyên bì (vỏ cây gạo)
- Thấp khớp
- Cỏ xước 1 lạng – Dây trâu cổ 3 lạng
- Cây mắc cỡ 3 lạng
- Phong tê thấp
Bạch linh 3 đồng cân
Tục đoạn 3 đồng cân
Phòng phong 20 đồng cân
Độc hoạt 27 đồng cân
Tang ký sinh 3 đồng cân
Cốt toái bổ 37 đồng cân
Cẩu tích 57 đồng cân
Bạch thược tẩm rượu sao kỹ 30g
- Xuyên khung tẩm rượu 27 đồng cân
- Xuyên quy tẩm rượu 37 đồng cân
- Thục địa 69 đồng cân
- Cam thảo (chích) 2 đồng cân
- Tần giao tẩm rượu 20 đồng cân
- Mã tiền 1kg
- Ngưu tất 2 đồng cân
- Hắc phụ tử 10 đồng cân
- Quế thanh 17 đồng cân
- Bắc Đỗ trọng 3 đồng cân
Đan sâm tẩm gừng sao 3 đồng cân
Nhiệt: bỏ Quế thanh, Hắc phụ tử thay bằng Huyền sâm.
- Thấp khớp mạn (thấp nhiệt)
- Kim ngân – Vòi voi
- Độc lực – Sài hồ nam (rễ cúc tần)
- Cát căn
- Thấp khớp cấp (thấp hàn)
- Cây lịch diệp – Rễ bóng cá
- Cây gối hạc – Cây rung rúc
- Trinh nữ – Rễ cây đùm đủm
- Viêm đa khớp
– Bạch thược 2 phân – Cam thảo 1 phân
Dạng bột
– Quế chi
– Rễ cỏ xước
– Lá lốt
– Rễ dứa dại – vỏ gạo gai
Sắc làm thang uống với thuốc trên Kiên trì uống 6-12 tháng khỏi hoàn toàn.
Thấp khớp cấp
- Hoàng cầm
- Bạch truật
- Hoạt thạch
- Xuyên quy
- Kinh giới
- Cát cánh
- Bạch thược
- Cam thảo
- Đại hoàng
- Phòng phong
- Sinh địa
- Tế tân
- Chi tử
- Chỉ xác
- Thạch cao
- Kim ngân hoa
- Bạch chỉ
- Sinh địa
Uống từ 3 – 5 thang thì đỡ, 7 thang có thể khỏi. Sau đó chuyển hướng thuỄíc để phục hồi cơ thể.
Tê thấp (tê ít buồn nhiều)
- Rễ cây rung rúc – Tang ký sinh – Bươm bướm
- Dây ruột gà – Rễ ô dước – Kim ngân đằng
- Rễ bưởi bung – Cây chân chim – Dành dành
- Mỏ trắng
Sắc uống: sao vàng 2 – 4 đồng cân hoặc với rượu.
Tê thấp, lâu ngày có chỗ bấm không đau
- Rễ bạc thau – Mỏ đỏ – Bưởi bung
- Bạc hà – Rung rúc – Nụ áo
- Chỉ thiên – Mỏ trắng – Lá Mần tưới
- Roi ngựa – Rễ cỏ xước – Quy vĩ
Nếu cử động khó khăn thêm: Tục đoạn – Tang ký sinh – Ý dĩ (2 lạng mỗi thứ)
Mỏ trắng: hoa như mâm xôi trắng, cây hoa có khi hơi đỏ. lá chay, lá táo, lá cà độc dược: ngâm rượu bóp xoa.
- Hàn thấp, mình mẩy chân tay đau nhức, tê bì (mới sanh bị tê không tác dụng)
- Cây bồ đề 1 lạng – Hồi hương 3 đồng cân
- Sơn thù 5 đồng cân – Cây vòi voi 5 đồng cân trừ thấp
- Thiên niên kiện 5 đồng cân (sao vàng săn hết ngứa)
- Quế chi 3 đồng cân – Cốt khí căn 1 lạng sao
- Rễ cỏ xước 5 đồng cân (sao)
- Huyết giác 5 đồng cân (sắc đỏ cạo vỏ ngoài thái phơi khô)
– Dây đau xương 1 lạng (cạo vỏ xanh)
Ngâm 2 lít rượu chưng cách thủy 2 giờ uống và xoa bóp.
Đau khớp, lưng đau, cổ đau, mắt cá đau, mỏi mệt, đau xương, đau mình
- Ngũ gia bì 5 đồng cân
- Vòi voi 5 đồng cân
- Rỗ cây si 3 đồng cân sống
- Huyết giác 3 đồng cân sống
- Hoài sơn 4 đồng cân
- Khiếm thực 5 đồng cân sao vàng
- Tỳ giải 5 đồng cân sổng
- Lá đơn (gối hạc) 5 đồng cân sao
- Cẩu tích 5 đồng cân sống, sạch lông, đồ phơi
- Hà thủ ô 8 sạch ngâm nước gạo đậu đen
- Thiên niên kiện 3 đồng cân sống Sắc uống.
Tê thấp
- Dầy bạc thau 1 lạng
- Rễ bưởi bung 1 lạng
- Rễ cỏ chỉ 1 lạng
- Cây cứt lợn 1 lạng
- Mã tiền thảo 1 lạng
- Nụ áo 1 lạng
- Rễ đồng nữ 1 lạng
- Rễ đồng nam 1 lạng
- Quy vĩ 5 đồng cân
- Mần tưới 5 đồng cân
- Rễ rung rúc 1 lạng (rút rễ) – Ngưu tất 5 đồng cân
Chữa đau xương, đau mắt: sao vàng sẫm, sắc uống. Tê thấp
- Cây cứt lợn tẩm rượu sao vàng
- Cây cỏ xước không tẩm
- Cây bưởi bung rất hay
- Thạch xương bồ rất hay
- Tang ký sinh
- Tê thấp, thấp khớp, đau xương sống, tê bì
- Hoàng nàn 5 kg – Huyết giác 3 kg
- Thiên niên kiện 1 kg – Trần bì 0,5 kg
- Gỗ mộc the (gỗ thơm) 0,5 kg
- Bào chế: Hoàng nàn ngâm với nước gạo 5 ngày rửa sạch phơi 1 lần, cạo vỏ vàng, đem phơi khô, sắc nhỏ.
- Huyết giác: Rửa sạch, bào nhỏ phơi khô Thiên niên kiện phơi khô
Trần bì sao vàng
Gỗ mộc the phơi khô Tán bột, rây kỹ
Hoàn với gạo 5 kg nấu hồ, ngâm gạo trong nước vôi 2 giờ, làm bánh đúc.
2 phần bột thuốc, 1 phần bánh đúc hoàn bằng hạt đậu xanh phơi khô cho vào lọ.
- Cách dùng:
- Người khỏe: uống 20 – 25 viên/1 lần với rượu hoặc nước (không nhai vì đắng) vào buổi tối.
- Người yếu: uống 10 – 15 viên uống khi nào khôi thì thôi.
- Phụ nữ có thai hoặc dưới 16 tuổi: không uống được.
- Công dụng: Thấp khớp, buốt xương, nhức xương sống, tê bì.
- Kiêng: Thịt gà, chó, khoai lang, cà chua, cà muối. Phản ứng phụ: say, đau dội (đau dữ dội chóng khỏi).
- Thấpkhớp
- Trinh nữ 9 (1 nắm) – Lá lốt 1(1 nắm)
Sao vàng sắc uống, uống nghe mát từ trong ra.
- Phong tý:
- Rễ ô rô nước – Dây gấm
- Chùm gởi dâu – Kê huyết đằng
- Câu đằng
- Nếu hàn gia thêm:
- Bạch hoa xà – Quế thông – Gừng khô
- Nếu thấp:
- Kim can – Dây mặt quỷ
- Hàn tý:
- Bạch hoa xà – Bông ổi
- Quế chi – Bạch phấn đằng
- Kê huyết đằng – Rễ thầu dầu thoa cho nhiều
- Nếu thấp, gia thêm:
- Dây mặt quỷ – Sài đất – Thiên niên kiện
- Chùm ruột – Kim cang
- Nếu phong, gia thêm:
- Tang ký sinh – Rễ ô rô nước
- Thấp tý:
- Cẩu tích – Cốt toái bổ
- Hoa nam Mộc hương – Dây chìa vôi
- Tỳ giải – Thiên niên kiện
- Rễ cỏ xước – Rễ lá lốt
- Dây mặt quỷ
- Khiếm thực
- Hoài sơn
- Nếu có phong, gia thêm:
- Tang ký sinh – Câu đằng
- Rễ ô rô nước
- Nếu hàn, gia thêm:
- Bạch hoa xà – Đậu đen
- Dây trâu cổ – Địa liền
- Ngải cứu – Thiên niên kiện
- Quế chi
- Cao trà cổ
- Bổ thận tráng dương hoàn: Ba kích, Hoài sơn, Đỗ đen, Tơ hồng, Sừng nai, Hoàng kỳ, cẩu tích, cốt toái bổ, kẹo mạch nha và đường.
- Bài thuốc Văn Đằng:
- Cỏ xước – Rễ tầm xuân – Kinh giới
- Rễ tầm sọng – Rễ bưởi bung – Rễ gấc
- Củ khúc khắc – Lá thầu dầu tía – Lá lốt
- Lá cối xay
- Lòng đỏ trứng gà 20 quả (lấy trứng đỏ sấy 70 độ – 80 độ)
- Trần bì 200g – Liên nhục 1 kg
- Bố chính sâm 1 kg – Sơn tra 500g
- Sừng nai 1 kg chế vàng tồn tính
- Cám nếp 1 kg – Hoài sơn 1 kg
Mật hoặc mạch nha + đường
- Hoặc:
- Rễ cà gai 5 đồng cân – Quả ké 3 đồng cân
- Củ kim cương 4 đồng cân – Tổ kiến vàng 3 đồng cân
- Vòi voi 5 đồng cân – Vỏ chân chim 2 đồng cân
- Cành dâu 5 đồng cân – Tang ký sinh 3 đồng cân
- Rễ cối xay 3 đồng cân – Rễ cỏ xước 3 đồng cân
Tổ kiến vàng giũ bỏ kiến đi, sao và sắc
- Cách bào chế: sắc uống – sao
- Nếu sưng đau nhiều:
- Củ kim cương 3
- Rễ thầu dầu tía2
- Vỏ chân chim 3
- Ngải cứu 3 đồng cân
- Tang chi 6 đồng cân – Vòi voi 6 đồng cân
- Hy thiêm 3 đồng cân – Cây tầm xuân 3 đồng
- cân Sưng rồi: 30 thang
Mới phát: 10 thang Có thai vẫn uống được.
* Thấp ra mồ hôi tay và chân:
- Củ cà gai 6 đồng cân
- Cỏ xước 3 đồng cân
- Lá lốt 3 đồng cân
- Rễ tầm sọng 3 đồng cân
- Thổ phục linh 3 đồng cân
- Củ kim cương 3 đồng cân
* Nếu ra mồ hôi tay chân 3 vị thôi:
– Lá lốt 3 đồng cân
Ngâm rượu hoặc sắc
Bài thuốc này dùng cho bệnh nhân ở đồng bằng (miền núi không thích hợp)
- Nếu ra mồ hôi tay chân:
- Mà nhiệt:
– Thổ phục linh – Tỳ giải – Lá lốt
- Nếu hàn: gia Ngải cứu
- Phong thấp (3 đời)
- Củ cốt khí – Trắc bách tử => 100g ngâm rượu
- Ngân sài hồ – Dây đau xương
- Hy thiêm thảo – Quế tâm
- Hoa đu đủ đực => mới thêm nếu co rút liệt, thêm Đỗ đen
- Thiên niên kiện – Bạch truật – Ngải cứu
Nguyên nhân phát sinh: Lội bùn rồi lên lội đường, mồ hôi chân tay, máy máy gân, nhức mắt cá, đầu gối rồi toàn thân.
- Phong thấp
- Hy thiêm thảo 1 kg – Thương nhĩ tử 0,5 kg
- Thố phục linh 0,5 kg – Hà thủ ô 0,5 kg
- Cây vòi voi 0,5 kg – Quán chúng 0,5 kg
- Thiên niên kiện 0,3 kg Nấu cao 1 lít + 30% rượu
Người lớn: uống mỗi lần 15ml, ngày 3 lần sau bữa ăn.
- Phong thấp nhiệt
– Cây mô váp (như lá chè)
– Cây mộc thông
- Tầm xuân
- Hoàng lực
- Bưởi bung
- Củ Thương truật
- Kim cang
- Rung rúc (làm rế)
- Mặt quỷ
- Thổ phục linh
- Cây rễ gấm
- Thiên niên kiện
- Dây đau xương
- Cây cỏ xước
- Cam thảo
Có đau lưng, di mộng tinh (nam), khí hư (nữ): thêm Mẫu lệ (thổ sao), Đỗ đen, Mai mực, Hoạt thạch.
Có đầu gối sưng: gia Vòi voi.
Có sôi bụng: Hậu phác, Lá lốt hay Sa nhân, Thần khúc, Mạch nha.
Có lở ngứa: gia Kim ngân, Quả kê, Hạ khô thảo hay Hoạt thạch, Cà gai leo.
Có nhức đầu: gia Bạch chỉ, Xuyên khung, Ngải diệp
ứ huyết tích kinh hay vấp ngã, bị đòn: gia Đào nhân, Thương truật hay Huyết giác, Nghệ đen hay lõi tre, rễ si hay Tô ngạnh.
Nhiệt mà tê bì: gia Ý dĩ, Bạch phấn đằng.
Hàn mà tể bì: gia Quế chi, Tiểu hồi, Thiên niên kiện, rễ gấc (kỵ thai).
Có thai:bỏ Mặt quỷ, Thiên niên kiện.
Phạm phòng khí nghịch ợ hơi, đói bụng dưới, trên no (thấp khí), da vàng mắt vàng: Ô dược, Trần bì, Hậu phác.
- Phong thấp
- Rượu Phật thủ:
Tuyệt hảo trị tê thấp, dịp tết có nhiều, mua về treo trong mát dể nó tự khô, cho vào keo, chế ngập rượu ngon, độ 1 năm, rượu dỏ thẫm để uống.
Trừ bệnh thấp: Ăn đậu đỏ có nhiều sinh tố B
Đậu đỏ để sống hay sao chín. Thêm Trần bì nấu nhừ, để đường vô ăn.
Đậu đỏ + Ý dĩ: nấu chè mà ăn vào mùa hè.
Thường ăn cháo đậu đỏ: xẹp bệnh phù chân.
Trúng thấp: Bị hơi đất, chân tay rũ liệt, đau cổ đau lưng (người đau lâu mệt mỏi, suy yếu không nên uống toa này):
a.
– Rễ nhàu 30g
– Cây đậu săng 10g
– Cây cù đèn 10g
Chế sẵn để dùng: chất lửa đốt chín khi cây còn tươi, hoặc khi đào về, bỏ vỏ, vạt mông, sao chín.=> sắc chung mà uống
b.
– Cây và lá Ngũ trảo 1 nắm
– Rễ ô môi 1 nắm
– Cam thảo đất 1 nắm
– Cỏ Mần trầu 1 nắm
– Gừng sống 3 lát
– Rễ nhàu 1 nắm
– Rau má 1 nắm
– Muồng trâu 1 nắm
– Ngải xanh 2 lát
– Củ sả 5 lát
– Cây ké 1 nắm
– Vỏ quít 1 nắm
– Rễ tranh 1 nắm
– Vòi voi 1 nắm
- Cỏ mực 1 nắm
Đổ xăm xắp nước, sắc 2 chén, chia 2 lần uống trong ngày, khi uống thêm 1 muỗng rượu.
- Phong thấp
- Thuốc xông: Đồng cânít chung vỏ dừa với đoạn dưới cây có bắp non “dừa nước” mà xông khói ở 2 bàn chân.
- Toa thuốc gia truyền: Trị mệt nhọc, lưng đau nhừ ra
- Đảng sâm 3 chỉ – Đỗ trọng 2 chỉ
- – Độc hoạt 2 chỉ- Hoàng kỳ 5 chỉ- Khương hoạt 2 chỉ
– Hồng hoa 2 chỉ
- Bổ cốt chi 2 chỉ – Bạch đào nhục 2 chỉ
Sắc thuốc tới, thêm rượu mà uống 3 thang là lành. Phong thấp kinh niên: hư nhược quá sinh bá bệnh
Xuyên khung 2 chỉ
– Phục linh 3 chỉ
– Mạch nha 3 chỉ
– Đảng sâm 3 chỉ
– Nhãn nhục 3 chỉ
– Tục đoạn 3 chỉ
– Cam thảo 1,5 chỉ
– Bạch truật 5 chỉ
– Thăng ma 2 chỉ
– Đại quy 3 chỉ
– Hoàng kỳ 3 chỉ
– Sài hồ 2 chỉ
Sắc 4 chén còn 1 chén, uống 4 thang, bớt uống thêm.
- Phong tê thấp
- Rút tay chân:
- Cây và hột Ngũ trảo 50g – Bo bo (bỏ vỏ) 50g
- Cây vòi voi 30g – Dây cứt quạ 20g
Sắc 3 tô, lấy 1 tô chia uống nhiều lần.
- Đau khớp:
- Cỏ xước – Vòi voi – Lá dâu tằm
- Lá lốt – Mắc cỡ
Mỗi vị 1 mớ bằng nhau, sao nấu uống như uống trà.
- Cao Hy thiêm quả ké
- Chủ trị: Phong thấp, đau nhức các khớp xương, nóng sốt.
- Hy thiêm (chế) 10 kg – Quả ké (sao) 5 kg
- Thổ phục linh (khô) 3 kg
- Cách chế và bảo quản:
- Hy thiêm rửa sạch, Quả ké sao hơi vàng, Thổ phục linh rửa sạch thái mỏng. Cho dược liệu vào nồi đổ nước nấu thành cao lỏng.
- Liều lượng và cách dùng:
- Trẻ em trên 10 tuổi mỗi lần uống 3-5 muỗng cà phê.
- Người lớn: mỗi lần uống 6-8 muỗng cà phê, ngày uống 2 lần, uống sau bữa ăn khoảng 2 giờ.
- Kiềng kỵ: Không nên ăn các chất tanh, lạnh.
- Cao hoạt huyết trừ thấp
* Chủ trị: Chữa đau nhức, tê buốt các khớp xương.
- Dây đau xương (khô) 100g
- Thiên niên kiện (khô) 1 kg
- Huyết giác (khô) 1 kg
- Thể phục linh (khô) 2 kg
- Hà thủ ô (khô) 1,5 kg
- Cồn 50° 3,5 lít
- Đường kính 2,5 kg
- Rễ cỏ xước (khô) 1 kg
- Cốt toái (khô) 1 kg
- Hy thiêm (khô) 1 kg
Cách chế và bảo quản: Thiên niên kiện rửa sạch thái mỏng ngâm với 3,5 lít cồn 50° ngâm trong 7 ngày, mỗi ngày quậy 2 lần. Các vị còn lại đều rửa sạch, cho vào thùng đổ nước ngập 10 cm đun sôi liền trong 6 giờ, vớt bỏ bã, lọc trong, cho đường vào cô cho đến khi còn 7 lít, rồi cho cồn đã ngâm với Thiên niên kiện vào đủ 10 lít (nếu thiếu thêm nước cất) đóng chai.
- Liều lượng và cách dùng:
- Trẻ em 10 – 15 tuổi: mỗi lần uống 15ml (1 muỗng canh)
- Người lớn: mỗi lần uống 30ml (2 muỗng canh), ngày 2 lần
- Kiềng kỵ: Các chất tanh mỡ.
- Bột Tầm xuân
- Chủ trị: Phong thấp, đau nhức xương, các khớp có sưng đỏ hoặc không
- Công thức:
- Rễ và cây tầm xuân (khô) 3 kg
- Dây lá lốt (khô) 100g – Thổ phục linh (khô) 300g
- Rễ cây tầm sọng (quít rừng) 50g
- Lá thầu dầu tía (khô) 50g – Lá cối xay (khô) 100g
- Cách bào chế và bảo quản: Các vị sấy khô tán nhỏ, rây lấy bột mịn, trộn đều, đóng gói 8 gam, cho vào hộp kín, tránh ẩm.
- Liều lượng và cách dùng:
- Trẻ em 5 đến 10 tuổi: mỗi lần uống 1-2 gói 10 đến 16 tuổi: mỗi lần uống 2-3 gói
- Người lớn: mỗi lần uống 4 gói,
Hãm với nước sôi, gạn lấy nước trong uống, ngày 2 lần.
Phụ nữ sau sanh dùng rễ cây Bưởi bung 16g, Gừng tươi 3 lát, sắc lấy nước mà hãm thuốc.
Người già yếu dùng rễ cỏ xước, Hoài sơn, Bạch thược mỗi thứ 8g sắc lấy nước để hãm thuốc.
- Kiềng kỵ: Các chất tanh, cua, tôm, ếch, mỡ.
- Cao Vòi voi, cỏ xước
- Chủ trị: Đầu gốì sưng đau, nóng đỏ, có sốt
- Công thức:
- Cây vòi voi (khô) 200g – Rễ cỏ xước (khô) 200g
- Rễ và cây ké (khô) 200g – Rễ và cây lá lốt (khô) 200g
- Rễ bưởi bung (khô) 200g
- Cách chế và bảo quản: Các vị đều sao vàng hạ thổ, cho vào nồi to đổ nước ngập độ 10 cm, đun sôi trong 3 giờ, vớt bỏ bã, lọc qua vải, cô đặc thành cao, pha rượu đến 15° lấy thành phẩm 1 lít, đóng vào chai, gắn nút kín.
- Liều lượng và cách dùng:
- Trẻ em trên 10 tuổi: uống từ 2 – 4 muỗng cà phê (10 – 20ml) tùy theo tuổi.
- Người lớn: Mỗi lần uống 5-6 muỗng cà phê (25 – 30ml) ngày 2 lần trưa và tối trưởc lúc đi ngủ.
- Kiềng kỵ: Các chất tanh, nhờn, mỡ.
- Viên Thủ ô – Hoàng nàn
- Chủ trị: Thấp khớp, sưng đau, nhức mỏi gân xương
- Công thức:
- Hà thủ ô đỏ (chế) 400g – Hoàng nàn (chế) 120g
- Huyết giác 120g – Thiên niên kiện 80g
- Bột làm hồ 80g
- Cách hào chế và bảo quản: Hoàng nàn chế, Hà thủ ô chế (theo hướng dẫn bào chế). Các vị trộn đều sấy khô, tán nhỏ rây lấy bột mịn, luyện hồ làm viên, mỗi viên nặng 0,5g sấy khô cho vào lọ gắn kín.
- Liều lượng và cách dùng:
- Trẻ em trên 10 tuổi, mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần.
- Người lớn: mỗi lần uống 2 viên, ngày uống 3 lần với nước chè. Uống vào lúc không no không đói.
- Kiêng kỵ: Các chất tanh, mỡ.
- Viên Mã tiền – Hoàng tinh
- Chủ trị: Tê thấp, lưng hông chân, đầu gối, đau sưng nhức mỏi
- Công thức:
- Mã tiền (chế) 1,6 kg – Dây tơ hồng xanh (khô) 1 kg
- Bột Hoàng tinh 0,5 kg
- Cách chế và bảo quản: Mã tiền chế (xem hướng dẫn bào chế). Dây tơ hồng luộc chín, giã nhỏ vắt lấy nước cốt, bột Hoàng tinh đồ chín. Ba thứ hợp lại luyện kỹ, dập viên, mỗi viên nặng 0,5g, sấy khô cho vào lọ gắn kín.
- Liều lượng và cách dùng:
- Trẻ em: Trên 10 tuổi mỗi lần uống 1 viên
- Người lớn: Mỗi lần uống 2 viên
Ngày uống 2 lần với nước nóng vào lúc không đói không no.
- Kiềng kỵ: Thời gian uống thuốc không ra gió, dầm mưa, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 10 tuổi không nên dùng.
- Rượu Bưởi bung – cỏ xước
- Chủ trị: Phong tê, đau nhức các khớp xương tê nhức chân tay
- Công thức:
Rễ Bưởi bung (sao) 160g
Rễ Cỏ xước (sao) 160g
Hà thủ ô (chế) 200g
Thiên niên kiện (sao) 120g
Tục đoạn (sao) 120g – Quế chi tiêm 80g
Nam bạch chỉ (sao) 80g
Cam thảo dây (sao) 80g
Thổ phục linh (sao) 120g
Củ cốt khí (sao) 120g
- Tầm gửi cành dâu (sao) 120g – Ngũ gia bì (khô) 120g
- Cách bào chế và bảo quản: Các vị rửa sạch thái mỏng, rễ Bưởi bung tẩm rượu sao khô, Hà thủ ô chế, Thiên niên kiện tẩm nước gạo 1 đêm sao khô, rễ cỏ xước tẩm rượu sao khô, Tục đoạn tẩm rượu sao khô, Cốt khí tẩm rượu sao khô, Ngũ gia bì cạo bỏ vỏ ngoài.
Các vị sao tẩm xong cho vào nồi to đổ nước nấu thành cao, khi được vớt bỏ bã, chế rượu vào đến 15°, đóng chai gắn kín.
- Liều lượng và cách dùng:
- Trẻ em: Trên 10 tuổi mỗi lần uống 2 muỗng cà phê.
- Người lớn mỗi lần uống 4-5 muỗng cà phê. 2 lần mỗi ngày
- Kiêng kỵ: Các chất tanh, mỡ.
- Viên Mã tiền
- Chủ trị: Phong tê thấp, đau nhức gân xương đau lưng gối, chân co duỗi khó
- Công thức:
- Mã tiền (chế) 800g – Ý dĩ (khô) 200g
- Rễ Cỏ xước (khô) 200g – vỏ cây gạo (khô) 200g
- Cây xấu hồ (khô) 200g – Quế chi tiêm (khô) 200g
- Kê huyết đằng (khô) 200g – Bột làm hồ 200g
- Cách bào chế và bảo quản: Mã tiền chế. Các vị sao giòn, tán bột, trộn đều luyện hồ làm viên, mỗi viên 0,50g sấy khô cho vào lọ kín.
- Liều lượng và cách dùng:
- Trẻ em: trên 10 tuổi mỗi lần uống 1 viên
- Người lớn: mỗi lần uống 2 viên
Ngày uống 2 lần với nước nóng vào lúc không no không đói.
- Kiềng kỵ: Mỡ, các chất tanh.
- Thuốc Nam
- Hy thiêm thảo (sao hạ thổ) 12 kg
- Thần thông (sao hạ thổ) 10 kg
- Gừng sống 1 kg
- Củ gấc (sao vàng) 3 kg
- Cẩm địa la (tẩm nước gạo sao vàng) 1,5 kg
- Thiên niên kiện phơi khô 1,5 kg
- Cốt khí (sao qua) 2 kg
- Thổ phục linh (sao qua) 2 kg
- Ngưu tất (sao vàng hạ thổ) 2 kg
- Tất bát (sao vàng hạ thổ) 1 kg
- Hoàng bá (sao vàng hạ thổ) 2 kg
- Chuối hột (sao vàng hạ thổ) 2 kg
- Cao động vật:
- Xương lợn rừng 10 kg – Xương trăn và da 3 kg
- Xương bò 20 kg
- Cách nấu: Nấu cao như cổ điển, chắt lấy nước rồi cô. Nấu cao thuốc nam 2 ngày lấy nước đổ chung với cao động vật, cùng cô lại.
* Hiệu quả: Nếu nấu uống thấy nóng bừng lên và chỗ đau tăng lên là sẽ kết quả tốt.
- Cao bồi bổ kiện phong thấp bằng xương trâu
- Thiên niên kiện 1 kg
- Hy thiêm 3 kg
- Ngải diệp 2 kg
- Thần thông 5 kg
- Địa liền 1 kg
* Tác dụng: Ăn ngon, ngủ khỏe lên cân, mát ruột, chủ yếu là bồi bổ không có phản ứng gì cả, khẩu vị thơm béo ngon, được đa số người dùng ưa thích.
- Cao chữa phong thấp
- Xương động vật:
- Xương lợn rừng 15 kg – Xương bò 20 kg è. Thuốc 12 vị như công thức 1 ở trên thêm:
- Địa liền 1 kg – Ngũ gia bì 2 kg
- Mộc miên bì 2 kg – Hoàng khương 3 kg
- Mẫu đơn 1 kg – Chích thảo 1 kg
- Kê cốt mộc 2 kg
- Hạc tất đơn 2 kg
- Ngũ trảo mộc 2 kg
- Thược dược 2 kg
* Chủ trị: Phong tê thấp, hoàng nhiệt sơn lam chướng khí, thấp khớp, nên dùng nhiều vị nóng và tiêu, nhằm chỉ thông trừ thấp, mọi chứng phong hàn cố tật, miệng hơi đắng, phản ứng nóng, nước tiểu đỏ, nhức đầu (nhiệt chứng không nên dùng). Có thai không dùng.
- Thuốc thấp khớp
- Đầu gối sưng to và đau, sưng cả chăn:
– Cành và lá bưởi bung
Nấu rồi xông chân bằng hơi. Còn ấm thì thêm nước tiểu ngâm chân và gối. Ngâm xong không rửa chỉ lau khô.
Lá bưởi bung, lá lốt giã nát thềm đồng tiện và muối:
Ngâm 1 lúc. Cho vào chảo xào nóng rồi lấy xoa bóp, nguội xào lại, xoa bóp nhiều lần. Xong xào nóng và đắp.
– Cành lá bưởi bung – Dây rễ lá lốt
- Cành lá tía tô – Cành lá cối xay
- Rễ cỏ tranh
Đun sôi để uống. Còn lại đun sôi xông.
Còn ấm thì ngâm và xoa bóp chữa được nhiều người.
- Rễ bưởi bung
- Rễ trinh nữ tía
- Rễ ngải cứu
- Rễ lá lốt
- Rễ chìa vôi
- Rễ cỏ xước (nếu đau lưng)
Sao vàng, khử thổ, sắc uống.
- Đau khớp toàn thân và buốt đầu xương:
- Bài thuốc Thái bình: điều trị đợt cấp của thấp khớp mạn tính
Cẩu tích 100g
Tỳ giải 10g
Vỏ chân chim 10g
Dây đau lưng 10g
Cam thảo nam 5g
Cà gai leo 10g
Củ khúc khắc 10g
Thiên niên kiện 10g
Phòng kỷ 10g
Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang.
- Đau thần kinh tọa
– Ngô công 2 đồng cân
- Toàn yết 1,5 đồng cân
- Cương tàm 1,5 đồng cân
- Xuyên sơn giáp 3 đồng cân
- Đương quy 3 đồng cân Ngâm rượu
- Đỗ trọng (đau lưng) 2 đồng cân
- Hoàng tinh 3 đồng cân
- Ma hoàng 1 đồng cân
- Xích thược 2 đồng cân
- Các chứng phong tê, thấp tê, xương đau, gân rút, nên sơ thông tà khí, tiêu thủy thũng, lợi trường vị
- Nhân Ý dĩ giã trắng thường nấu cháo ăn khi đói, lâu thì có ích hoặc rang nấu nước uống thay nước chè.
- Truyền trị chứng bạch hổ lịch tiết phong, đau nhức khắp mình 2-3 năm chân không đi được, thuốc gì cũng không khỏi
- Mộc thông 3 lạng xắt nhỏ, dùng nước sắc đặc 1-2 bát, uống dần dần cho hết, sau khi uống khắp mình hơi sưng và phát ngứa hoặc nổi ban đỏ, thấy thế chớ sợ, chờ cho toàn thân ra mồ hôi thì khỏi.
- Đau nhức các khớp xương, đau khớp này chạy qua
khớp khác không chịu được
- Không có Mộc dược, chỉ ngâm xương ống chân hổ mà uống cũng tốt.
- Tùng tiết, xắt nhỏ 2 đồng cân, rượu 5 đấu, cùng cho vào bình ngâm. Mỗi lần uống 1 chén, ngày uống 2 lần, uống 5-6 lần là khỏi. Hoặc lá thông giã nát nước 1 thăng, rượu 3 thăng, ngâm 7 ngày. Mỗi lần uống một chén, ngày 3 lần.
- Nhựa thông, ngào trong nồi đất, đến khi nhỏ vào nước lạnh không tan là được, lấy ra đợi khô tán viên và hồ gạo nếp bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên.
- Bồ kết 1200 hột hòa với mỡ sữa, sao thơm tán luyện viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30 viên. Lấy hột Tật lê và Toan táo nhân sắc nước uống lúc đói.
- Giấm tốt lâu năm 1 bát, củ hành 5 lạng, đều giã nát, nấu cho sôi rồi gói vào vải, nhân khi nóng chườm vào chỗ đau.
- Chứng bạch hổ lịch tiết phong đau chạy khắp mình tay chân cứng thẳng co duỗi không được
- Bồ kết 5 lạng, muối 10 lạng đều giã nát, sao nóng dùng vải xanh gói lại chườm chỗ đau, nguội lại thay
- Thống phong, đau khắp các khớp đêm ngày không ngớt
- Kim ngân hoa cả lá, giã nát, trộn rượu xào nóng đắp chỗ đau nguội thì thay.
- Cây Hy thiêm ngày 5 tháng 5 âm lịch hoặc ngày 7 tháng 7, ngày 9 tháng 9 hái lá rửa sạch, phơi khô, cho vào nồi hông dùng 2 phần rượu, 1 phần mật rưới đều vào các lớp, đậy lại mà đồ đợi lên hơi, đem ra phơi rồi lại chế rượu và mật như trước mà đồ lại phơi, tất cả 9 lần phơi khô, tán viên với mật bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 40 viên với rượu lúc đói.
- Khí thông chạy khắp mình bỗng nhiên đau cố đinh một chỗ như bị đánh, lạnh như băng, bỗng lại chạy khắp không nhất định chỗ nào
- Vỏ cây liễu cạo bỏ vỏ ngoài lấy vỏ trắng, giã trộn với rượu xào nóng chườm thấy có chỗ nổi chấm đỏ thì chích mà nặn bỏ máu.
- Truyền trị chứng phong bạch hổ đau nhức chạykhắp nơi
- Giấm tốt 1 bát, hành 1 nắm. Nấu sôi 1 dạo lấy khăn vải nhúng ướt, chườm đến lành thì thôi.
- Hột cải tán hòa với lòng trắng trứng gà, bôi ngoài lấy lụa buộc lại, ngày thay một lần.
- Phong chuột rút, khắp mình lạnh như nước
- Sáp vàng 5 đồng cân, dầu vừng 1 ít, bắc lên lửa nấu cho chảy tan, nhân khi còn nóng phết lên lụa dán chỗ đau, nguội thì hơ nóng, lại dán.
- Các chứng phong thấp, tê thấp, chân tay co rút
- Quả ké đầu ngựa 3 lạng, giã nát, mỗi lần dùng 2 – 3 đồng cân, sắc uống khi đói, kỵ ăn thịt lợn.
- Đậu xị 3 cáp, 9 lần đồ 9 lần phơi, ngâm với 2 bát rượu ban đêm, uống tùy ý khi đói.
- Truyền trị chứng thông phong tay chân sưng đau
- Lá ngải cứu, hành cả rễ, gừng cả vỏ, 3 thứ bằng nhau, đều giã tẩm rượu xào nóng đắp chỗ đau, lấy lá thầu dầu buộc ngoài đắp lại, ngày thay 5-6 lần đến lành thì thôi.
- Truyền trị khắp mình sưng đau
- Sa nhân, dế dũi, bằng nhau đều sao tán, 1 lần uống 1/2 đồng cân với rượu.
- Truyền trị tay chân đau phiền
Địa phu tử 3 lạng, nước 4 bát, sắc còn 1/2 chia 3 lần uống.
- Chân tay tê nhức
- Tổ ong vàng, lớn thì 1 tổ, nhỏ thì 1-3 tổ, tỏi 1 bát, muội nồi 1,5 đồng cân đều giã nát dắp vào chỗ đau, kiêng ăn đồ sống lạnh tanh hôi.
- Đau phong gôi hạc, đầu gối sưng to
- Hoa cúc, lá ngải cứu bằng nhau đều giã, lấy bông bọc thuốc vào đầu gối, lâu sẽ khỏi.
- Cổ gáy cứng đau, quay trở không được
- Đậu đen 1 đấu, đồ cho biến sắc đựng vào túi mà gối đầu.
- Truyền trị tay chân tê dại hoặc không cảm giác không điều khiển được, đau lâu thành bệnh hạc tất (đầu gối sưng to) cử động không được
- Rễ cây giun (Sử quân tử) rửa sạch thái nhỏ, 1 bát cho vào lọ đầy rượu nút chặt, ngoài trát bùn kín, đào một hố tròn rộng một thước sâu vừa ngay cổ lọ, đặt lọ xuống rồi đổ trấu cho đầy, đốt lửa bùng cháy hết lại đổ thêm làm từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều thì mang lọ ra lại chôn xuống đất chỗ khác để trừ hỏa độc, mỗi lần uống một chén, ngày 3 lần, uống đến hết bệnh thì thôi.
- Truyền trị tê dại, tê thấp teo yếu không đi được
- Cây Lồng đèn (cây Thù lù – Đăng lung thảo) cả rễ cọng lá, rửa sạch kiêng đồ sắt giã nát, phun rượu ngon cho ướt, trộn đều, bỏ vào nồi đất nấu chín rồi phơi râm 3 ngày lại phun rượu, lại nấu như vậy 9 lần, cộng 27 ngày là được, ngâm với rượu tùy ý nhiều ít trong 1 cái lọ rồi nấu cách thủy, bỏ 1 ít hạt thóc trong nồi thấy hạt thóc chín nở xòe ra thì lấy lọ rượu ra chôn xuống đất 1 ngày 1 đêm để trừ hỏa độc. Mỗi ngày uống 3 lần, 6 giờ sáng, 12 giờ trưa và 6 giờ chiều, mỗi lần uống 1-2 chén, uống lâu sẽ khỏi.
- Dây dâu rừng 7 phân, rễ bươm bướm 4 phân, dây bạc thau 3 phân, cỏ Hy thiêm 2 phân, cỏ nụ áo (rễ) 2 phân, cỏ roi ngựa 2 phân, rễ cỏ chỉ 3 phân, rễ bưởi bung 5 phân. Rửa sạch, xắt nhô cho được 1 đấu to, ngâm vào hũ rượu đậy kín, nấu cách thủy, bỏ thóc vào nồi bao giờ thấy hột thóc nở xòe là được, đem ra chôn xuống đất 1 ngày để khử hỏa độc, mỗi ngày uống
- lần, uống say là được, thuốc này không kiêng gì, ăn được nhiều là tốt.
- Mình mẩy tay chân tê dại không cảm giác
- Hạt cải bẹ, tán, trộn giấm xoa vào chỗ đau, rất hay.
- Khương hoàng, Quế chi (bỏ vỏ),
- Cúc hoa, Thạch hộc, Màn kinh tử, lá thông, rễ cỏ xước (rửa rượu) lượng bằng nhau, thái, sắc, ăn cơm rất lâu rồi mới uống
- Lá dâu giã, sắc lấy nước đặc thường rửa chỗ đau.
- Khí huyết đều hư, bên trái bên phảỉ đều tê liệt
- Dùng bài Bát trân gia Câu đằng.
- Dùng nước Trúc lịch, nước gừng hoặc nước thượng trì uống phương thuốc này rất hay.
(Thượng trì: Nước mưa không rơi xuống đất mà đọng lại trên cành cây cọc dậu).
- Chữa nửa mình bên trái tê dại, lấy bổ huyết làm chủ yếu
- Bài 1: Xuyên khung, Đương quy, Thục địa mỗi vị 1,5 đồng cân, Bạch thược 1 đồng cân, Câu đằng 3 đồng cân, nấu pha vào nước Trúc lịch, nước gừng uống.
- Bài 2: Bài 1 gia Tần giao, Hương phụ, Sa sâm, Bạch linh, Quế chi, Nam tinh. Nếu chân tay lạnh, gia nhiều Phụ tử.
- Chữa nửa mình bên phải tê dại, lấy bổ khí làm chủ
- Sa sâm, Bạch truật mỗi vị 1,5 đồng cân, Phục linh 1 đồng cân, Bán hạ 1/2 phân, Chích thảo 4 phân, gia Câu đằng 3 đồng cân, sắc lên lấy nước Trúc lịch, nước gừng hòa lẫn mà uống.
- Phương thuốc chữa bệnh tê dại nửa người rất hay
- Rau sam, lá bìm bìm, nghệ thần phong diệp, cây Xương bồ, Huyết giác, mỗi vị 3 đồng cân, Quế chi 5 đồng cân, Hồi hương, Đinh hương mỗi vị 3 đồng cân, các vị tán nhỏ, trộn với 1 bát rượu, 1 chén đồng tiện đem xoa bóp.
- Hoạt lạc ký sinh phương, chủ trị thận tạng hư hàn, 2 chân tê dại, bước đi không có sức, đầu gối và ống chân yếu ngượng nghịu
- Đương quy, Phòng phong mỗi vị 3 đồng cân, Tang ký sinh 1,5 đồng cân, Thỏ ty tử, Quế chi, Hoàng bá, tẩm rượu sao gia gừng, táo sắc uống nếu có mồ hôi gia Nhân sâm 5 đồng cân.
- Chữa tê thấp, hai chân co quắp, chân mềm không cổ sức và chứng hạc tất phong thuộc thực, đều chữa được
- Thăng ma, Sài hồ, mỗi vị 7 phân, Nhân sâm, Hoàng kỳ mỗi vị 2 đồng cân, Thục địa, Tục đoạn, Đương quy, Uy linh tiên, mỗi vị 1,5 đồng cân, Ngưu tất, Bạch truật, Đỗ trọng, Tỳ giải, Hoàng bá, Hoàng liên sao với rượu, mỗi vị 1 đồng cân, Xuyên khung, Bạch thược, Tiểu hồi, Độc hoạt mỗi vị 8 phân, Cát cánh 5 phân, Ô dược, Tần giao, Bạch đàn, Hoàng lực mỗi vị 7 phân, Tang ký sinh 1 đồng cân, nấu với rượu uống lúc đói.
- Chữa hai chân tê thấp, hoặc như lửa đốt ở mu bàn chân nóng dậy lên, dần dần lan đến lưng hoặc tê dại, yêu đuối
- Thương truật 4 lạng, Hoàng bá 2 lạng, Ngưu tất, Quy vĩ, Tỳ giải, Phòng kỷ, Quy bản mỗi vị 2 lạng. Tán nhỏ làm viên uống với nước gừng.
- Chữa tê trên mặt, tê 10 đầu ngón tay, đó là chứng hư
- Dùng ích khí thang gia Mộc hương, Mạch môn, Khương hoạt, Phòng kỷ, Ô dược, Phụ tử mỗi vị 5 phân sắc uống.
- Người ở miền biển truyền bài thuốc thần hiệu chữa tê dại nửa người
- Hột Mã tiền dùng dầu vừng nấu lên cho đến lúc vàng, lấy dùi sắt đập nát nghiền thành bột mỗi lần uống 3 phân[2] hễ ra mồ hôi thì thôi.
- Hai chân tê thấp đau nhức như lửa đốt
- Thương truật, Hoàng bá, Ngưu tất, Phòng kỷ, Đương quy, Tỳ giải, Thục địa nghiền bột viên với hồ, thang bằng nước muối.
- Chữa những chứng tê thấp
- Rễ Rung rúc 10 phân, rễ Bạc thau 7 phân, rễ Bưởi bung 7 phân, rễ cỏ chỉ 7 phân, Xích đồng nam, Bạch đồng nữ đều 3 phân, Đương quy (bỏ đầu núm) 3 phân, Nụ áo 3 phân, rễ Mã tiền 3 phân, Trạch lan diệp 7 phân, Ngưu tất 7 phân.
Các vị rửa sạch, cạo vỏ, thái, sao, nghiền bột, ngâm với rượu một ngày, nấu cách thủy, lấy mứt hạt thóc trộn chung, đem chôn xuống đất một đêm, mỗi sáng hòa với tí rượu trắng, uống khi đói vài chén, nếu chứng thấp trên thực dưới, tay chân không cử động thì thêm Tục đoạn, Ký sinh, Ý dĩ, chữa ngoài thì lấy lá lốt, lá cà độc dược, lá trường sinh giã nhỏ xoa bóp chỗ đau.
- Tay chân tê dại, lạnh đau, bại liệt, lưng đầu gôi nhức đau, hoặc bị đòn, té ngã, tổn thương sai khớp, bong gân, đau không chịu được
- Sinh Xuyên ô, Ngũ linh chi, mỗi vị 4 lạng, Uy linh tiên 5 lạng, rửa sạch sấy khô, tán bột, lấy rượu nấu hồ làm viên bằng hạt đậu đen, thang bằng nước muối, mỗi lần uống từ 7 – 10 viên, kiêng nước chè.
- Lưng và chân lạnh tê đau nhức có phong
- Xuyên ô 3 củ, bỏ vỏ, bỏ núm, tán bột trộn giấm mà đắp vào.
- Chữa chứng tê ngoài da, huyết mạch, thổ thịt và gân cốt
Nội kinh nói rằng: “Hàn khí thắng thì sinh tê, ngấm vào trong tạng thì chết”
- Nhân sâm, Bạch truật, Xuyên khung, Đỗ trọng, Tục đoạn, Ngưu tất, Tần giao, Quế chi sắc uống.
- Chữa các chứng tê dại, tổn thương gân
- Ô dược, Địa cốt bì, Tơ hồng, Tang ký sinh, Uy linh tiên, Hoàng lực, Đỗ trọng bằng nhau sắc với nước, uống lúc đói khôi ngay.
- Tê dại đã lâu năm, hoặc đau chạy tê dại từ khớp này sang khớp khác
- Thảo ô đầu 1/2 cân, bỏ vỏ tán bột lấy 1 cái túi đựng đậu phụ nửa túi, bỏ hột 0 dầu vào giữa túi, lại đem đậu phụ nhồi đầy, ép khô, bỏ vào nồi nấu 1 đêm, thuốc sẽ rắn lại, mỗi lần uống 7 phân, bị phong lạnh khí thấp thì thang với nước gừng, tê dại thì thang bằng nước hành.
- Mình mẩy tê dại
- Hột cải tán bột trộn giấm, Ô dược, Mộc qua, Ngưu tất, Tục đoạn, Đỗ trọng, Xuyên khung, Xuyên quy, Bạc hà, Kinh giới, Tầm gởi cây dâu, sắc uống.
- Lạnh thì gia Đinh, Hồi, Quế.
- Tay chân bị tê dại vì phong lạnh, khí huyết bế tắc, tay chân mình mẩy đau nhức tê dại
- Ngũ linh chi 2 lạng, Mộc dược 1 lạng, Nhũ hương 1/2 lạng, Xuyên ô 1,5 lạng sao cháy sém, bỏ vỏ, tán, viên với nước sôi, mài ra uống mỗi lần 1 viên, thang bằng nước gừng.
- Phong thấp tê dại
- Thảo ô đầu nghiền sống, Ngũ linh chi dều nhau, tán bột, mồng 6 tháng 6 viên với nước sôi, to bằng hòn đạn, 40 tuổi trở xuống chia làm 6 lần uống, bệnh nặng 1 viên chia làm 2 lần uống với nước Bạc hà.
* Hoặc dùng:
- Phòng kỷ, Hà thủ ô, Xích hoa và Ngưu tất, nấu rượu, trong uống ngoài thoa.
- Phong hàn thấp tê dại hoặc chân tay tê dại
- Sinh Phụ tử tán bột, Ý dĩ tán bột, mỗi lần lấy 1 bát cháo gạo tám thơm hòa vào 4 đồng cân thuốc bột, nấu nhỏ lửa, pha 1 muỗng nước gừng, 3 muỗng mật ong, ăn lúc đói.
- Mười ngón tay đau nhức, tê dại, câu không biết đau
- Sinh Phụ tử, Mộc hương 2 vị đều nhau, gừng sống 5 miếng, sắc uống ấm.
- Tê thấp, chân tay bại liệt
- Bồ đề (sao vàng) nhiều nhất
- Đương quy dùng vừa
- Địa liền (sao vàng) dùng ít hơn
Hòa các vị vào rượu nấu uống khỏi ngay.