Tên khác: bướu cổ bài tiết bình thường, bướu cổ không độc
Mục lục
Định nghĩa
Tuyến giáp sưng to, lan toả hoặc có nhiều nhân do nhu mô tuyến tăng sản lành tính và không viêm, không có những rối loạn chức năng giáp trạng rõ rệt.
Căn nguyên
- VÔ CĂN: là trường hợp bướu cổ xuất hiện ở tuổi dậy thì, hoặc trong thời kỳ có thai, hoặc thời kỳ mãn kinh. Hay gặp các thể gia đình.
- DO THIẾU 10D TUYỆT ĐỐI (gọi là bướu cố dịch địa phương): ở một số vùng trong nước uống rất nghèo iod (vùng núi Alpes, Andes, Himalaya).
- THIẾU 10D TƯƠNG ĐỐI: do tăng nhu cầu của cơ thể, xảy ra trong tuổi dậy thì, trong thời kỳ có thai, thời kỳ cho con bú. Người ta gọi những thể này là bệnh tuyến giáp bù, và những biến đổi của mô tuyến giáp sẽ đi từ tăng sản lan toả tối bướu cô dạng keo.
- DO TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG CHẤT SINH BƯỚU CỔ: một số thực phẩm ví dụ rau cải bắp có chứa những chất sinh bướu cổ, do đó dân ở những vùng hay ăn bắp cải có thể mắc bướu cô dịch địa phương. Ngoài ra, chất thiocyanat, acid para- aminosalicylic (PAS), muối lithi và những thuôc kháng giáp tổng hợp cũng có tác động sinh bướu cổ.
- LOẠN TIẾT HORMON: rối loạn bẩm sinh về tổng hợp hormon tuyến giáp, biểu hiện ở trẻ em và trẻ vị thành niên.
- HỘI CHỨNG PENDRED: bệnh di truyền nhiễm sắc thể thân kiểu lặn, thường biểu hiện là bướu cổ bài tiết bình thường và chứng điếc.
Trong tất cả những trường hợp này, giảm bài tiết hormon giáp trạng dẫn tới tăng bài tiết thyreostimulin (TSH) bù, hormon này lại gây ra tăng sản tuyến giáp. Tuy nhiên, tăng TSH trong huyết thanh chỉ được chứng minh một cách hiếm hoi trong những trường hợp bướu cổ dịch địa phương.
Đối với bướu cổ nhược năng tuyến giáp, xem: nhược năng tuyến giáp.
Giải phẫu bệnh
BƯỚU CỔ LAN TOẢ: tăng kích thước chung của toàn bộ tuyến giáp, mật độ tuyến đàn hồi và bề mặt tuyến nhẵn bóng. Xét nghiệm mô học thấy những nang tuyến có kích thước rất thay đổi, trong đó một số nang to ra và chứa đầy dịch keo (bướu cô dạng keo), với lớp biểu mô lát thành nang trở nên dẹt, trong khi những nang khác thì nhỏ, chứa ít hoặc không chứa dịch keo. Có những ổ xuất huyết, xơ hoá và calci hoá (vôi hoá).
BƯỔU CỔ NHÂN: còn gọi là u tuyến giáp, có hình ảnh mô học giống với trường hợp bướu cổ lan toả, nhưng hình thành những nhân có ranh giới rõ rệt với những nang tuyến nhỏ hoặc lớn (chứa đầy dịch keo).
Triệu chứng
- Tuyến giáp sưng to: di động theo khí quản ở động tác nuốt, lan toả hoặc thành nhân, không đau. Trong trường hợp bướu cổ rất to, thì xuất hiện những dấu hiệu chèn ép khí quản, thực quản, với tiếng nói hai giọng, khàn, ứ máu tĩnh mạch vùng cổ, bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi nuốt và thở.
- Không có rối loạn chức năng tuyến giáp (nên gọi là bướu cổ chế tiết bình thường).
- Diễn biến: bướu cổ thường hay lan toả lúc khởi đầu và chuyển thành nhân sau nhiều năm. Bướu phát triển chậm chạp, đôi khi kích thước tăng nhanh do hình thành u nang, do xuất huyết trong u nang, hoặc do một đớt viêm (viêm tuyến giáp). Bướu cổ lâu năm có thể biến chứng ung thư hoá.
Những thể theo vị trí
- Bướu cổ trễ: khi bệnh nhân nuốt thì cổ vươn dài ra, bướu cổ khẳng hoàn toàn thoát ra khỏi lồng ngực được. Đôi khi có dấu hiệu chèn ép.
- Bướu cổ trong lồng ngực: là bướu lạc chỗ, tách rời khỏi tuyến giáp, có thể gây ra chèn ép trung thất và chỉ thấy được khi chụp X quang hoặc chụp cắt lớp vi tính. Hãn hữu, có thế thấy những bướu cổ lạc chỗ ở vị trí khác như ở nền lưỡi, (gây ra nuốt khó), trong khí quản (gây khó thở kịch phát), hoặc ở vùng cổ bên (thường nhầm với sưng hạch bạch huyết).
Xét nghiệm cận lâm sàng
Test chức năng tuyến giáp: bình thường (tình trạng bài tiết hormon bình thường).
- Hàm lượng thyreostimulỉn trong huyết tương (TSH): bình thường. Test với protirelin (TRH) có thể có ích trong việc phát hiện nhược năng tuyến giáp tiềm tàng với mức TSH cơ bản bình thường, nhưng tăng bùng phát khi tiêm protirelin.
Xét nghiệm bổ sung
- X quang: chụp X quang để phát hiện những điểm vôi hoá hoặc bướu cổ trong lồng ngực.
- Siêu âm: cho phép phát hiện những khối u có đường kính từ 1 đến 4 cm và phân biệt được nhân với u nang.
- Chụp nhấp nháy tuyến giáp với iod phóng xạ: cho thấy mức tuyến giáp thu nhận iod phóng xạ tăng lên và xác định mức lan toả của bướu cổ cũng như tính thuần nhất của bướu. Nếu thấy có một chỗ khuyết thì phải nghi ngờ ung thư.
Những nhân bướu giáp là những vùng lạnh (trong khi u độc tuyến giáp là những vùng nóng).
Về chi tiết, xem: u tuyến giáp.
Chẩn đoán phân biệt với những trường hợp sau
- Bướu cổ nhược năng tuyến giáp, xem: nhược năng tuyến giáp.
- Ung thư tuyến giáp: đương nhiên nghĩ tới ung thư trước những trường hợp bưổu cổ nhân, nếu chỉ có một nhân duy nhất, với mật độ rắn, tăng trưởng nhanh và nhất là biểu hiện trong chụp nhấp nháy là một vùng lạnh.
- Bệnh viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto: là bướu cổ lan toả, mật độ rắn, nhạy cảm. Tìm kháng thề kháng giáp (vì là bệnh tự miễn).
- Bệnh viêm tuyến giáp bán cấp
De Quervain: bướu cổ kích thước tăng nhanh, đau, mật độ rắn, sốt nhẹ.
Biến chứng
Trong đa số trường hợp bướu cổ tiến triển chậm chạp, trong vòng khoảng 10 năm, không gây phiền phức gì trừ mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, có thể xuất hiện những biến chứng sau đây: rối loạn do bưổu chèn ép vào các bộ phận lân cận, xuất huyết mô kẽ trong tuyến, ưu năng tuyến giáp (do bướu độc nhân, nhược năng tuyến giáp (bướu cổ phù niêm), thoái hoá ác tính (từ 5-15% số bướu cổ dạng nốt). Bướu cổ tăng trưởng về kích thước, có thể do điều trị không thích hợp bằng thuốc kháng giáp tổng hợp (khi những thuốc này có chống chỉ định), bằng iod liều cao, hoặc bằng những thuốc sinh bướu cổ khác.
Điều trị
- Bướu cổ lan toả không triệu chứng: không cần điều trị.
- Bướu cổ lan toả lớn: cho levothyroxin (để làm giảm bài tiết TSH) với liều 100-200 pg mỗi ngày, hoặc cho tinh chất tuyến giáp với liều 0,10-0,15 g/ngày. Hai biện pháp điều trị này có thể làm thuyên giảm bướu cổ mới mắc hoặc làm ổn định bướu có đã lâu.
- Bướu cổ với những dấu hiệu chèn ép hoặc kích thước lớn và mất thẩm mỹ: điều trị ngoại khoa.
- Bướu cổ do thiếu iod: cho dung dịch lugol mạnh (5 giọt mỗi ngày).
- Bướu cổ đa nhân: trong trường hợp có dấu hiệu chèn ép hoặc nghi ngờ ung thư, thì phẫu thuật cắt bỏ (xem: khối u tuyến giáp).
Phòng bệnh
Sử dụng muối ăn có iod trong những vùng có dịch địa phương. Yêu cầu mức iod hàng ngày là 100-200 pg.