CÂU HỎI
Một bệnh nhân 48 tuổi được chẩn đoán ESRD (bệnh thận giai đoạn cuối) thứ phát sau đái tháo đường, đang được điều trị bằng lọc màng bụng. Bệnh nhân được thay đổi dịch lọc 4 lần mỗi ngày và đã được làm như vậy trong khoảng 4 năm. Biến chứng của lọc màng bụng bao gồm?
A. Hạ huyết áp sau dẫn lưu dịch lọc.
B. Hạ albumin máu.
C. Tăng cholesteron máu.
D. Hạ đường huyết.
E. Tràn dịch màng phổi trái.
TRẢ LỜI
Viêm phúc mạc là tai biến nguy hiểm nhất của lọc màng bụng. Những bệnh nhân này có đau bụng, sốt và dịch lọc đục. Viêm phúc mạc tái phát hoặc dai dẳng có thể đòi hỏi phải thay đổi vị trí đặt catheter. Những biến chứng khác bao gồm mất các acid amin như albumin, có thể từ 5đến 15g mỗi ngày. Thêm vào đó bệnh nhân có thể hấp thu glucose thông qua thẩm phân phúc mạc dẫn đến tăng đường huyết.
Việc tăng đường huyết có thể gây ra tăng Triglycerid máu đặc biệt là ở những bệnh nhân đái tháo đường. Rò rỉ dung dịch thẩm phân vào khoang màng phổi cũng có thể xuất hiện, thường ở bên phải hơn bên trái. Nó có thể được chẩn đoán bởi phân tích dịch màng phổi, mà thường có nồng độ Glucose cao. Lọc màng bụng thường không áp dụng trao đổi dịch nhanh, và phương thức này có thể được áp dụng cho những bệnh nhân suy tim sung huyết và đau thắt ngực không ổn định. Báo cáo gần đây đề nghị cho bệnh nhân thoải mái hơn với lọc màng bụng thay vì thẩm tách máu.
Đáp án: B.