Khái niệm chung:
Viêm thực quản thường bệnh xảy ra song song với một bệnh khác, nên thường chú ý bệnh chính mà bỏ qua bệnh viêm thực quản.
+ Nguyên nhân:
- Sau dị tật thực quản (túi thừa, thực quản ngắn, thoát vị hoành)
- Trào ngược thức ăn sau viêm dạ dày cấp.
- Viêm họng cấp có viêm thực quản cấp.
- Viêm thực quản cấp sau gây mê bằng hít.
- Tác động cơ học, hoá chất, độc hại nghề nghiệp.
- Dị vật thực quản.
- Thiếu Vitamin (A, B1, B6, B12, C) sau khi dùng nhiều kháng sinh (Srteptomyxin, Biomixin, Tetraxilin, Teramixin…)
- Viêm thực quản do: lao, giang mai, nấm Actinomyces, bệnh xơ cứng bì.
+ Tổn thương giải phẫu bệnh lý:
- Xung huyết, phù nề niêm mạc.
- Hoại tử và phù lớp sâu.
- Có ổ loét.
- Phát triển tổ chức hạt.
Triệu chứng:
- Khó nuốt.
- Đau ngay khi nuốt, nóng rát, đau lan ra sau lư
- Co thắt cổ họng làm cho khó thở vào.
- Chảy nước bọt.
- Nôn ra máu.
- Có khi viêm nặng gây rối loạn tim mạch, loạn nhịp tim, loạn nhịp thở, suy kiệt cơ thể.
- X-quang chụp thực quản thấy hình ảnh:
+ Viêm: bờ thực không nhẵn có những hình răng cưa nhỏ. Các nếp niêm mạc thô, to, thưa, không có phương hướng rõ ràng, có khi bị gián đoạn, mờ.
+ Loét thực quản: thành thực quản có hình đọng thuốc tròn, có quầng phù nề ở phía nền và hình quy tụ niêm mạc. Về phía thành đối diện ổ đọng thuốc có hình co thắt.
- Soi thực quản: thấy niêm mạc đỏ, mạch máu cương tụ, có những mảng biểu mô bong ra, thấy những ổ loét, ổ hoại tử.
Chẩn đoán dựa vào:
- Sau các nguyên nhân nêu trên bệnh nhân thấy khó nuốt.
- Hội chứng Plummer-Vinson: khó nuốt kèm theo cảm giác đè nén ở cổ họng.
- Đau, nóng rát vùng giữa ức.
- X-quang, nội soi thấy thực quản tổn thương.
Biến chứng:
- Thủng: đau dữ dội khu trú ở cổ (thủng đoạn thực quản cổ), đau khu vùng lưng, sau xương ức, thượng vị (thủng đoạn thực quản ngực). Mạch nhanh, khó thở, nhiệt độ cao 38-39o
- Viêm màng phổi
- Viêm màng
- Viêm thanh thực quản
- Hẹp thực quản.
Điều trị:
Điều trị viêm thực quản khác nhau tuỳ theo nguyên nhân. Riêng đối với loại viêm do nguyên nhân uống phải axit, kiềm mạnh tiến triển thường nặng nên cần phải:
- Rửa miệng, thực quản, dạ dày để loại trừ tác nhân (axit, kiềm) gây bỏng (dùng sond dạ dày bôi trơn bằng dầu thực vật hay Vaselin).
+ Nếu bỏng kiềm mạnh thì dùng dung dịch axit lactic loãng hoặc với nước limonat.
+ Nếu bỏng do axit thì dùng dung dịch Bicarbonat 2%, cho bệnh nhân uống sữa. Cần phóng bế quanh thận khi ngộ độc axit axetic vì axit gây tan máu.
- Viêm dạ dày do bỏng nặng cần mở thông dạ dày để nuôi dưỡng.
- Thuốc chống co thắt:
+ Atropin 1/2mg x 1 ống cho 3 lần trong ngày, tiêm dưới da
+ Papaverin 0,01 x 3 lần/24 giờ, mỗi lần 1 ống tiêm bắp.
- Truyền huyết thanh:
+ HTN 5% 300-600ml nhỏ giọt tĩnh mạch 40 giọt/1 phút/24 giờ.
+ HTM 0,9% 300ml nhỏ giọt tĩnh mạch 40 giọt/1 phút/24 giờ.
+ HTN 30% 300ml nhỏ giọt tĩnh mạch 40 giọt/1 phút/24 giờ.
- Dùng kháng sinh khi có viêm thực quản cấp:
+ Gentamyxin 80mg x 2 ống/24 giờ, tiêm bắp.
- 15 ngày sau phải nong thực quản.
- Thuốc mới:
+ Losec: 20mg x 1 viên uống vào sáng sớm
+ Topaal: 2 viên x 3 lần/ngày, uống sau bữa ăn và 1 viên vào tối.
+ Lanzor: 30mg (H.m. Roussel) 1 viên x 4 tuần.
+ Quamatel (Famotidin) 20, 40mg : 20mg x 2 viên, 1 viên sáng 1 viên tối.
+ Cimetidin