Xem thêm: Bệnh Ung thư dạ dày
Mục lục
A. Điều trị K biểu tuyến mô dạ dày:
1. Điều trị dự phòng:
- Phát hiện sớm Ung thư dạ dày ở người trên 40 tuổi có những rối loạn tiêu hoá cần được soi, X-quang, sinh thiết nếu có K cắt bỏ dạ dày sớm.
- Quản lý và điều trị kịp thời những người có bệnh lý tiền K hoặc có nhiều khả năng K (cắt polyp dạ dày, điều trị các bệnh nhân viêm niêm mạc dạ dày).
2. Điều trị triệt để:
Điều trị triệt để chủ yếu phẫu thuật cắt dạ dày:
- Cắt bán phần dạ dày rộng: phần dạ dày bị K, các mạc nối lớn, tất cả các hạch di căn và nghi ngờ di căn, có khi cắt cả lách, một phần tuỵ (cắt 2/3, 1/4, 4/5 dạ dày + hạch).
- Trước đây do tỷ lệ tử vong trong 30 ngày đầu khá cao 21% (Leowy) do choáng hoặc bục miệng nối. Hiện nay từ 1959 chỉ còn 5,8% (Mouchet). Kết quả lâu dài có sự khác nhau tuỳ tác giả: sống sau 5 năm 8% (Leron), 18% (Mouchet), 14% (N.V.Vân).
- Cắt toàn bộ dạ dày: khối u quá lớn hoặc lan rộng có nhiều di căn hạch, tỷ lệ tử vong Sau mổ 15 ngày có thể tiêm 5 FU với liều 10mg/1kg/24h pha 500ml HTN 5% truyền tĩnh mạch trong 4 ngày. Nếu bệnh nhân dung nạp thuốc có thể tiêm tiếp 4 liều như trên nhưng cách nhật.
- Tử vong mổ khá cao: 23% (Mouchet), 25% (Sortal), 9,4% (Lahey), 17% (N.V.Vân, Đ.Hối).
- Sống còn trên 5 năm: 17% (Mouchet), 12% (Lahey), 8% (N.V.Vân)
3. Điều trị tạm thời:
Trong điều kiện không được điều trị triệt để: mở thông dạ dày nối thông dạ dày- ruột chay, nối thông hỗng tràng. Hoặc dùng hoá chất 5FU liều 15mg/kg/24h trong 2-3 ngày rồi hạ xuống 7,5mg/kg/24h cách nhật cho u nhỏ lại trong 5-6 tháng. Rất tiếc có bệnh nhân lại bị chết sớm hơn vì bị suy tuỷ xương.
HVQY có thuốc Phylamine có tác dụng hỗ trợ chống K: viên 0,10 x 6v/24h x 20 ngày, nghỉ 10 ngày, dùng trong 3 năm.
B. Lympho dạ dày không phải Hodgkin:
Điều trị có kết quả phẫu thuật kết hợp với tia xạ và hoá chất. Phẫu thuật cắt rộng dạ dày nhưng không nạo hạch
Tiên lượng chung của Ung thư dạ dày:
Tiên lượng chung phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Thể bệnh: K thể loét tiên lượng nhẹ hơn loại xâm nhiễm, sùi
- Vị trí K ở trên 1/3 dạ dày nặng hơn K ở đoạn giữa và dưới dạ dày.
- Xâm nhập theo chiều sâu: càng ăn sâu càng nặng. Nếu hạch không bị xâm nhiễm tỷ lệ sống còn 80%. Nếu thanh mạc bị thì tỷ lệ hạ xuống còn 40%, khi tổn thương qua lớp thanh mạc thì chỉ còn 18%.
- Về mô bệnh học: tiên lượng càng kém nếu u kém biệt hoá. Nếu nhiều lympho xâm nhiễm mạnh tiên lượng tốt hơn.
- Sự xâm nhập vào hạch là một yếu tố tiên lượng chủ yếu sau mổ.
+ Nếu mọi cái đều giống nhau mà không có tổn thương hạch thì tỷ lệ sống 45%. Nếu hạch bị xâm chiếm tỷ lệ sống 12%.
+ Nếu hạch xa bị tổn thương tiên lượng càng xấu. Hạch càng dễ bị tổn thương khi tế bào K ít biệt hoá.
+ Khi đại thể là ít thâm nhiễm, khi tổn thương K càng ăn sâu vào thành dạ dày (<10%
đối với K thuần tuý ở niêm mạc, >80% nếu thanh mạc đã bị K xâm nhiễm) hoặc khi K ở vị trí trên cao của dạ dày. K ở phần trên dạ dày hay có tổn thương vào hạch rất cao, đặc biệt 2/3 số ca đã có tổn thương ở các hạch tuỵ, lách và thường là tiềm tàng.
Phân loại ung thư dạ dày theo OMS 1977
1. Ung thư biểu mô (Carcinome):
- Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinome):
+ Ung thư tuyến nhú: tế bào biểu mô của tuyến phát triển tạo thành nhú như hình ngón tay có trục liên kết.
+ Ung thư tuyến ống: tế bào u sắp xếp theo hình ống phân nhánh nằm trong mô liên kết.
+ Ung thư tuyến chế nhày: tế bào sắp xếp gợi hình tuyến nằm trong “bể” chất nhầy.
+ Ung thư tế bào nhẫn: tế bào chế nhày đẩy nhân lệch về một phía giống như nhẫn.
- Ung thư biểu mô không biệt hoá (Un differenttated carcinome) tế bào phân tán không tạo thành tuyến (cấu trúc tuyến).
- Một số loại ít gặp: ung thư tuyến biểu bì và ung thư dạng biểu bì.
2. Ung thư không biểu mô:
Gồm các lipomas, các sarcome của cơ mạch và đặc biệt là u lympho ác tính.
Phân loại của Lauren 1965:
Ung thư loại ruột và ung thư lan toả:
- Typ ruột: khối u phân biệt rõ, cấu trúc đặc, giới hạn ngoại biên rõ. Tổ chức học: cấu trúc ung thư tuyến hình ống hay nhú, chất đệm phản ứng rõ.
- Typ lan toả: khối u ranh giới không rõ. Tổ chức học: u cấu tạo từ các tế bào độc lập bài tiết chất nhày, không có phản ứng chất đệm.
- Typ hỗn hợp: bao gồm cả typ ruột và typ lan toả.
Trong phân loại này: typ ruột tương ứng với ung thư biểu mô tuyến. Typ lan toả tương ứng với loại không biệt hoá.
Các yếu tố gây ung thư dạ dày
1. Yếu tố ăn uống và môi trường:
- Muối ở trạng thái thô chứa một tỷ lệ cao nitrate và do đó có sự tiêu thụ nhiều sẽ phù hợp cao với viêm teo dạ dày. Nitrate có trong các thức ăn có muối, thức ăn hun khói, thức ăn rán, rau quả được bảo quản, ngũ cốc.
- Nitrosamine có trong thức ăn và hình thành tại chỗ bởi sự Nitro hoá của các Nitride dưới tác dụng của vi khuẩn ưa khí được coi là có tác dụng sinh Ung thư dạ dày.
2. Yếu tố di truyền:
Người ta chú ý nhiều đến nhóm máu A và có tính chất gia đình.
3. Các bệnh thuận lợi dẫn tới Ung thư dạ dày:
- Polyp dạ dày: các tổn thương sẽ xuất hiện tuỳ theo vào khoảng 5-25% các polyp dạ dày (Day.D.W 1987). Trong polyp dạng tuyến >2cm và trong polyp có lông có tỷ lệ ung thư hoá cao hơn trong polyp tăng sản.
- Bệnh Menetrier: bệnh này được đặc trưng bởi sự dày một cách đáng kể lớp niêm mạc dạ dày. Nguy cơ Ung thư dạ dày của bệnh này khoảng 14,3% (Marchand P et al 1987).
- Dạ dày đã mổ: ung thư khu trú gần miệng với mỏm cắt và thường phối hợp các tổn thương teo niêm mạc vùng đáy với dị sản vùng hang vị và các tổn thương polype chủ yếu là tăng
- Loét dạ dày mạn: sự xuất hiện chủ yếu của Ung thư dạ dày trên tiến triển ở loét dạ dày mạn hiện đang còn tranh cãi. Có 2 khuynh hướng: một là các tác giả cho rằng loét dạ dày mạn tính là một thể riêng khác với Ung thư dạ dày, một số tác giả cho rằng có thể sự thoái hoá ác tính trên viêm dạ dày mạn. Tỷ lệ loét ung thư hoá ở người loét dạ dày thay đổi từ 1- 8% các trường hợp tuỳ theo báo cáo (Marchand P., Verwaer de J.C et al 1987).
- Viêm dạ dày mạn xuất hiện như là một mẫu số chung của tất cả các tổn thương tiền ung thư, nó làm teo các tuyến và thường phối hợp với loạn sản và dị sản ruột. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa viêm dạ dày mạn và ung thư dạ dày, người ta nhận thấy nguy cơ ung thư cao hơn ở các bệnh nhân mắc bệnh viêm dạ dày mạn so với nhóm chứng. Tất nhiên tất cả chỉ là sự suy đoán, mức độ của nguy cơ Ung thư dạ dày với dị sản ruột và loạn sản còn chưa được xác định hoàn toàn.
4. Các quan điểm khác nhau về liên quan giữa HP và Ung thư dạ dày:
- HP có vai trò trong sự tăng ác tính của niêm mạc dạ dày và MALT (Muco sa Associated Lymphoid Tissue). Những điều kiện của cuộc sống bình thường có thể dẫn đến nhiễm HP sớm trong cuộc sống – viêm dạ dày mạn – Ung thư dạ dày.
- Một nghiên cứu sau 12 năm về HP trong bệnh dạ dày cho thấy: ở những bệnh nhân có HP (+) gặp Ung thư dạ dày gấp 3 lần so với những người có HP (-). Talley Etal nghiên cứu sự phối hợp giữa HP và Ung thư dạ dày cũng nhận thấy nguy cơ ung thư hoá của những người nhiễm HP là 3,2 lần (ENC, Gastro 9021 E 1992).
- Một nghiên cứu tại Anh cho thấy kháng huyết thể huyết thanh chống HP ở nhóm có dị sản ruột cao hơn nhóm niêm mạc dạ dày bình thường.
Có sự tương quan giữa tỷ lệ huyết thanh (+) với HP và Ung thư dạ dày ở dân chúng Heringa C.B.Acta Endoscop 1992, 21, 67, 72. Nghiên cứu của Italia và Colombia cũng đã chứng minh sự tương quan huyết thanh (+) và HP là Ung thư dạ dày.
Có 2 loại Ung thư dạ dày phối hợp với HP: Carcinome và Lymphoma của NALT.
Sơ đồ của Blasser (1990): Liên quan HP với Ung thư dạ dày
Xem thêm: