Bệnh thủy đậu, dân gian thường gọi là bệnh phỏng rạ. Trẻ em và thiếu niên thường mắc phải bệnh này. Trẻ em mắc bệnh thủy đậu do chưa tiêm phòng hay tiêm phòng thủy đậu chưa đủ liều miễn dịch.
Virut Varicella zoter (VZV) có trong nước bọt trẻ đang bị bệnh thủy đậu lây truyền theo đường hô hấp. Những trẻ chưa tiêm miễn dịch bệnh này rất dễ mắc phải. Virut vzv nhân lên trong tế bào hệ hô hấp, vào máu gây nhiễm trùng máu. Trẻ em và thiếu niên mắc bệnh bạch cầu, ung thư, không có gama globulin hay đang dùng thuốc corticold, các em bị bệnh bạch nhiễm khuẩn mạn tính, cơ thể suy kiệt, trẻ dùng thuốc ức chế miễn dịch, trẻ bị chấn thương các dây thần kinh… càng dễ bị lây nhiễm bệnh thủy đậu.
* Biểu hiện lâm sàng:
Thời kì ủ bệnh: Từ 7-20 ngày. Thời kì này trẻ hoàn toàn bình thường, không có các triệu chứng đặc biệt.
Thời kì khởi phát: Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, biêng chơi, ngủ kém. Trên da trẻ xuất hiện các nốt phát ban, màu đỏ, to bằng đầu đanh ghim.
Thời kì toàn phát: Trên da mặt, trán, cổ, thân, lưng và tứ chi của trẻ nổi các mụn nước, bọng nước tròn hay hình bầu dục, to bằng hạt đậu xanh. Bên trong mụn nước là chất dịch màu trắng trong. Nước đục là do bội nhiễm khuẩn. Trẻ sốt tới 39UC, mụn nước, bọng nước mọc không theo thứ tự và còn mọc trong niêm mạc hậu môn, cơ quan sinh dục ngoài.
Mụn nước, bọng nước tự vỡ, dịch chảy ra trong trắng, dẻo và đóng vảy khô. vảy bong ra, không để lại sẹo trên da.
Thời kì lui bệnh: Các mụn nước, bọng nước không mọc thêm, mà tự vỡ, chảy nước, đóng vảy khô. Trẻ đỡ mệt mỏi, thèm ăn và muốn ăn nhiều. Trẻ hết sốt, nếu sốt cao do bội nhiễm, cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám, điều trị kịp thời, tránh nhiễm trùng huyết.
* Phòng tránh: Đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu và các loại vacxin khác, tiêm đủ liều, đúng định kỳ.
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh thủy đậu cần điều trị và cách li 21 ngày không đến trường học.
* Điều trị bệnh thủy đậu, trước tiên cần giữ sạch da trên toàn thân thể, đặc biệt là vùng da có các nốt thủy đậu bằng cách rửa nước nóng 37°C có pha ít muối tinh khiết, dùng bông y tế thấm nước này lau trên vùng da có các nốt thủy đậu, mỗi ngày một lần, lau sạch các cáu bẩn, các chất dịch từ nốt thủy đậu chảy ra.
Trên các nốt thủy đậu chưa vỡ bôi thuốc xanh methylen 3%. Các nốt thủy đậu đã vỡ bôi hồ tetracylin.
Dùng kháng histamin tổng hợp như vitamin c 0,500g, canxi 0,500g, tiêm chậm vào tĩnh mạch nếu cần, có thể cho uống vitamin C 0,10g, 10 viên chia hai lần trong ngày, uống lúc no. Không dùng cho người đau dạ dày.
Sirô phenergan 3% mỗi lần uống 3ml vào ban ngày và buổi tối.
Dùng thêm vitamin B1; các thuốc an thần như sirô bromur canxi.
Nâng cao thể trạng cho trẻ bằng cách cho uống sữa và ăn nhiều thức ăn nhiều chất đạm, các loại quả như cam, xoài, nhãn, vải, na, dưa hấu…
Trẻ chỉ bị thủy đậu một lần, được miễn dịch vĩnh viễn, không bị tái phát.