Trong một thời gian dài, biểu hiện của bệnh không rõ rệt, không điển hình, dễ bị những triệu chứng của các bệnh khác che lấp hoặc làm biến dạng, nên việc chẩn đoán chính xác thường chậm trễ.
Trầm cảm:
Trầm cảm là một loại rối loạn cảm xúc, tác động mạnh mẽ đến khí sắc, cuối cùng ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống tâm thần. Bệnh nhân có khí sắc buồn rầu, ủ rủ, giảm mọi hứng thú, mất sự quan tâm đến mọi việc xảy ra xung quanh, cảm thấy một tương lai ảm đạm. Trong phần lớn các trường hợp, tư duy trở nên chậm chạp, người bệnh tự cho mình là hèn kém, bất lực, giảm sút trầm trọng sự tự tin, thậm chí còn rơi vào trạng thái hoang tưởng u ám không lối thoát, và ở mức độ trầm trọng, có thể trong một cơn tuyệt vọng, mất phương hướng, tìm cách đổ tự vẫn. Quan sát bệnh nhân, gia đình và người xung quanh dễ nhận thấy ở họ giảm đi mọi sự vận động, tiếp xúc, rất ít nói năng, luôn nằm hoặc ngồi lâu ở một tư thế, mất hết mọi sự linh lợi. Bên cạnh các biểu hiện tâm thần đó, thường có các rối loạn giấc ngủ. ban đêm luôn thao thức, cũng như hay gặp tình trạng chán ăn, từ chối mọi sự chăm sóc, nên nhanh chóng lâm vào tình trạng suy nhược, có khi suy kiệt nếu không kịp thời dùng những thuốc đặc trị. Nhưng thỉnh thoảng cũng có những trường hợp trên cơ sở một sự lo âu, buồn phiền, chán nản Lại xuất hiện trạng thái kích động (hưng trầm cảm.)
Trầm cảm chiếm vị trí quan trọng trong bệnh học tám thần và cũng có một trong những bệnh hay gặp nhất trên thực tế của bác sĩ lão khoa. Mắc chứng bệnh này là những người từ 65 tuổi trở lên vào khoảng 10 – 15% tùy theo từng nước.
Có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân trầm cảm; thiếu hụt về mặt chuyển hóa các amin của sự sống làm trở ngại cho sự dẫn truyền trong thần kinh.
Thiếu sự kiểm soát của gan.
Hay do sự phản ứng tâm lý đối với các yếu tố ngoại lai hay nội tại. Trong việc phòng ngừa bệnh trầm cảm có ba cấp của tổ chức y tế thế giới.
Cấp 1: Có mục đích cải thiện chất lượng sống, cải tổ các cơ sở công tác xã hội và sự hỗ trợ cộng đồng, tìm những hình thức thích hợp, đa dạng phục vụ cuộc sống hàng ngày.
Cấp 2: Có mục đích phát triển một cách chủ động, tích cực những trường hợp trầm cảm để giúp người bệnh hạn chế các stress, phát hiện những người đang có nguy cơ mắc bệnh.
Cấp 3: Mục đích tìm các biện pháp để hạn chế sự tái phát và hạn chế trầm cảm trở thành mãn tính, khó chữa.
Các triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh tâm thần: Người bệnh thường xuất hiện tâm trạng buồn bã với vẻ bi quan về cuộc sống và bản thân bệnh nhân.
Bệnh nhân cảm thấy bị ức chế về mặt tâm thần, vận động và trí tuệ đồng thời có lo âu, rối loạn tính tình và rối loạn chức năng các bộ phận cơ thể.
Người mắc bệnh trầm cảm thể hiện dưới 3 dạng:
Dạng sững sờ: Bệnh nhân không muốn vận động, không nói, không có phản ứng với bên ngoài và từ chối ăn uống, đồng thời ít hoạt động thể lực và tâm lý, kèm theo trạng thái u sầu, lo âu.
Dạng thực thể: Bệnh nhân cảm thấy đau, khó chịu, rối loạn tiêu hóa, có lúc lại từ chối ăn uống, người gầy, mất ngủ và mệt mỏi.
Dạng thần kinh: Mộng tưởng, lú lẫn, mất định hướng đồng thời rối loạn trí nhớ.
Nguyên nhân:
Hạ đường huyết, hạ natri huyết, chấn thương, viêm màng mỡ.
Điều trị:
Cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh để dùng thuốc có sự chọn lọc cho thích hợp. Nên tránh các loại thuốc có chống chỉ định, có tác dụng phụ gây glocom, rối loạn về tiết niệu, hạ huyết áp, nhồi máu cơ tim.
Viloxazine 100 mg 2 đến 3 viên/ngày chia làm 3 lần hay medifo-xamine 50 mg uống 2 viên/ngày.
Miansérine 10 mg uống 2 viên vào buổi tối. Dự phòng các nguy cơ khô mồm, táo bón, buồn ngủ, không nên uống rượu khi dùng thuốc.
Có the kết hợp với Benzo diazepine chống lo âu: Bromazepam 1,5 mg/ngày.
Cũng có thể dùng Librium, Teralithe
Nhiều thuốc chống động kinh đã được sử dụng để phòng loạn thần hưng trầm cảm: Carbamatepin.
Cần chú ý bảo vệ thần kinh: đảm bảo giấc ngủ, hạn chế tiếng động, rèn luyện để có trạng thái lạc quan, yêu đời. Cần nuôi dưỡng phát triển các cảm xúc dương tính, sống gần thiên nhiên, sống trong niềm vui. Chú ý nâng cao thể chất, tránh rượu, bia, thuốc lá, chú ý ăn uống điều độ. năng luyện tập thể dục, thực hiện nghĩ ngơi tích cực.
Khi dùng thuốc trầm cảm phải chú ý, nếu dùng thuốc một thời gian mà không có kết quả thì nên ngưng loại thuốc đó, nếu dùng loại nào có hiệu quả thì nên dùng tiếp không được thay loại khác.
Nếu trầm cảm thuộc loại ức chế hoặc kèm theo trì trệ tâm thần vận động thì nên dùng thuốc trầm cảm tác dụng hưng thần nhẹ.
Nếu trầm cảm thuộc loại lo âu hoặc kích động tâm thần vận động, nên dùng thuốc chống trầm cảm có tác dụng làm dịu là chủ yếu.
Cách dùng thuốc:
Nén bắt đầu từ liều thấp, sau đó tăng đến khi đủ liều trong thời gian ít nhất 4 tuần. Nếu thấy tiến triển tốt dùng liên tục từ 1 – 6 tháng đối với lần đầu bị bệnh, từ 6 tháng đến 1 năm đối với những đợt tái phát.
Ngoài việc dùng thuốc nên giúp người bị bệnh tránh khỏi bi quan, bất lực để đưa bản thân họ vào con đường bế tắc đối với cuộc sống.