Chủ chứng của bệnh “kính” là sau gáy cứng rút, nặng thì uốn ván, còn như cảm phải tà khí mà phát ra chứng kính. Thì ở biểu là do phong hàn thấp làm bế tắc ở kinh lạc, sau khi sách “Nội kình” đã nêu ra vì phong thấp thì sách “Kim quỹ yếu lược” không những cho là tà khí phong hàn tháp có thể hợp lại thành ra bệnh “kính”, mà còn nhận thức thêm được là do tân dịch bị thương tổn làm cho gân mạch không được tư nhuận, lại càng dễ phát ra bệnh “kính”, vì thế đã nêu ra câu: “Bệnh ở kinh thái dương, ra mồ hôi nhiều quá, nhân đó rồi gây bệnh kính”. Người bị bệnh lỡ tuy thân mình đau nhức, cũng không nên cho ra nhiều mồ hôi, nếu cho ra mồ hôi thì sẽ thành bệnh kính: “bệnh phong mà hạ thì sinh bệnh kính”, lại cho ra mồ hôi nữa thì tất nhiên bị co quắp. Nói chung nhiệt ở phần lý thịnh, đạí tiện bế, tà không có đường ra, chạy vào cân mạch, hoặc huyết ra quá nhiều chân âm bị khô, tân dịch bị hao, gân mất sự nuôi dưỡng đều có thể sinh ra bệnh kính.
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân bệnh kính có thể chia làm 3 loại là: Ngoại cảm, nhiệt, và âm huyết hao tổn.
- Ngoại cảm phát “kính”
Thiên “Chí chân yếu đại luận” sách “Nội kinh” có nêu ra: “Một bệnh kính cứng gáy đều thuộc về thấp, nội chứng thốt nhiên cứng thăng đều thuộc về phong”, trong sách “Kim quỹ yếu lược” về nguyên văn bệnh “kính”, đầu câu có nêu 3 chữ “thái dương bệnh”, những điểm đó đều nói rõ là từ ngoài vào, làm ủng trệ cân mạch mà phát sinh ra bệnh “kính”.
- Nhiệt quá phát “kính”
Nhiệt quá phát “kính”, nói rộng bao gồm tất cả các loại bệnh bao gồm tất cả các loại bệnh nhiệt phát kính, bệnh “kính” mà sách “Kim quỹ yếu lược” chữa bằng bài “Đại thừa khí thang” là chỉ vào chứng vì thực nhiệt ở kinh dương minh nung đốt tân dịch mà gây ra. Còn về huyết hư phát nóng, là do thế nóng bốc dữ làm thương tổn đến phần âm ở trong, thậm chí hỏa thịnh làm động đến phong thì không phải bài “Đại thừa khí thang” có thể chữa được, mà thêm theo vào âm hư hỏa thịnh mà chữa.
- Âm huyết bị hao tổn
Phàm dùng thuốc phát hãn lầm, hạ lầm đều có thể làm cho tân dịch và huyết bị hao tổn, sinh ra bệnh kính, cơ chế của nó là do tân dịch và huyết bị hao tổn, làm cho cân mạch mất sự nuôi dưỡng khác với chứng co cứng của bệnh ngoại cảm, do tà khí làm ngăn trở cân mạch.
BIỆN CHỨNG
- Ngoại cảm phát “kính”
Tà khí phong hàn thấp làm ủng trệ ở kinh thái dương, thì chứng chủ yếu là sau gáy cứng sợ lạnh, phát nóng, nhức đầu, rêu lưỡi trắng nhốt, mạch khẩn huyền, nếu mồ hôi ra mà tân dịch kém thì mạch có thể hiện ra trầm trì.
- Nhiệt quá phát “kính”
Chứng thực ở kinh dương minh’ thì hiện ra ngực đầy, cấm khẩu, nằm không yên, chân co rút, tất nhiên có nghiến răng, đại tiện bí kết, tiếu tiện ngắn mà đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, hoặc vàng ráp, mạch trầm huyền hữu lực.
- Âm huyết hao tổn
Một là sau khi mất huyết, hiện ra chứng trạng sau gáy co cứng, choáng váng, tự đổ mồ hôi, ít ngủ, tinh thần mệt mỏi, không nóng, hai là táo nhiệt hại chân âm, âm huyết bị hao thiếu, huyết táo sinh ra phong, chân tay và mình cứng rút, phiền toái không yên, lưỡi sáng đỏ sậm mà khô, mạch tế huyền sác.
CÁCH CHỮA
Vì phong hàn thấp ủng trệ ở kinh lạc, thì nên trừ phong táo thấp, dùng bài Khương hoạt thắng thấp thang (1), nếu phát nóng, sợ lạnh không có mồ hôi, sau gáy cứng thì nên phát hãn dùng bài Cát căn thang (2), nếu phát nóng ra mồ hôi, không sợ lạnh sau gáy cúng đờ thì nên hoà dinh, sinh tân, dùng bài Qua lâu quế chi thang (3), vì thực nhiệt ở kinh dương minh thì nên tiết nhiệt để giữ phần âm huyết, dùng bài Đại thừa khí thang gia giảm, vì âm huyết suy kém và không có chứng nhiệt thì nên bổ cả khí huyết, dùng bài Nhân sâm dưỡng vinh thang (4) nếu thuộc về táo nhiệt hại chân âm, huyết táo sinh ra phong, thì nên dưỡng âm tức phong, dùng bài Đại định phong châu (5).
TÓM TẮT
Bệnh “kính” thảo luận ở thiên này, ngoài chứng phong hàn thấp ủng trệ ở cân mạch ra, còn phải nhận thức ý nghĩa trọng yếu về phép chữa bệnh kính của sách “Kim quỹ yếu lược” là trong bài thuốc khu tà cần lấy tư dưỡng tân dịch làm chủ yếu.
PHỤ: PHÁ THƯƠNG PHONG.
Chứng “phá thương phong” là do chỗ bị phá thương trúng phải phong tà mà phát sinh ra chứng “kính”, cho nên trong sách “Chủ bệnh nguyên hậu luận” của Tào Thị gọi là: “Kim sang kính” (bệnh kính do bị thương). Khi phát bệnh, chứng trạng giống như bệnh “kính”, nhưng nhân tố phát sinh bệnh thì đều khác nhau. Như chứng “phá thương phong” là do chỗ bị thương trúng phải phong tà mà phát bệnh, bệnh “kính” là bệnh xuất hiện trong quá trình các loại bệnh tật khác.
Chứng trạng chủ yếu của phá thương phong là cổ gáy cứng đờ, chân tay co giật, uốn ván, phát cơn luôn luôn, mặt hiện ra dáng khó khăn, nếu độc tà chạy vào tim thì thấy lợm giọng, nôn mửa, chỗ bị thương không sưng đỏ lắm, miệng vết thương hơi vẩy trắng, chảy ra nước bẩn mà đen.
Về cách chữa thì khi mới phát nên dùng phép giải tà thanh độc, dùng bài Ngọc chân tán (6) hoặc bài Mộc phù thang (7) gia giảm, nếu hiện ra uốn ván, thường thường co giật thì dùng phép giải độc trừ kính, bài Ngũ hổ truy phong tán (8), làm chủ yếu dùng bài Đương quy địa hoàng thang (10).
PHỤ PHƯƠNG
- Khương hoạt thắng thấp thang: Xem số 6 phụ phương mục cảm mạo.
- Cát căn thang: Cát căn, ma hoàng, quế chi, thược dược, cam thảo, sinh khương, đại táo.
- Qua lâu quế chi thang: Qua lâu căn, quế chi, thược dược, cam thảo, sinh khương, đại táo.
- Nhân sâm dưỡng vinh thang: Xem số 5 phụ phương mục Hư lao.
- Đại định phong châu: Xem số 14 phụ phương mục Trúng phong.
- Ngọc châu tán: Phòng phong, nam tinh, bạch chỉ, thiên ma, khương hoạt, bạch phụ tử thuyền y.
- Mộc phù thang: Xuyên mộc qua, ngô thù, phòng phong, toàn yết, thuyên y, thiên ma, cương trùng, đởm tinh, cao ban, quế chi, bạch tật lê, châu sa, hùng hoàng, tru đởm thấp.
Cách gia giảm: Chứng phá thương phong mà biết được triệu chứng sắp phát thì bỏ hùng hoàng, châu sa, bạch tật lê, gia thêm kinh giới, bạch chỉ, tế tân, khương hoạt; độc tà đã vào lý phát ra bệnh kính nặng thì bỏ thuyền y, quế chi, gia ngô công, ba đậu sương; đờm rãi ủng tắc thì gia xạ hương, thiên trúc hoàng; thể chất hư yếu thì gia đương quy, xuyên khung, hoàng kỹ, bạch thược; thể can thì gia thêm trân chấu phấn, câu đằng.
- Ngũ hổ truy phong tán: Thuyền y, nam tinh, thiên ma, toàn yết, cương trùng.
- Đương quy địa hoàng thang: Đương quy, địa hoàng, bạch thược, xuyên khung, phòng phong, bạch chỉ, cảo bản, tế tân.