Tên khác: bệnh nhức nửa bên đầu

Định nghĩa

Bệnh đặc hiệu bởi những cơn nhức (đau) đầu dữ dội, bị đi bị lại, ở một nửa bên đầu, thường có tăng tính dễ bị kích thích giác quan xảy ra trước (nhất là thị giác), và kèm theo tình trạng buồn nôn tới nôn. Khi hết cơn thì mọi rối loạn đều không còn nữa.

Căn nguyên

Ở pha (giai đoạn) tiền triệu, cơn đau nửa đầu có lẽ là do co mạch ở các mạch máu não, và ở pha nhức đầu thì có lẽ lại do giãn mạch gây đau của các mạch máu này. Bệnh mang tính chất gia đình rõ rệt trong 80% số trường hợp. Ở phụ nữ có thể làm rõ được căn nguyên nội tiết, vì những cơn đau nửa đầu thường xảy ra trước khi hành kinh. Cơn đau nửa đầu có thể được khởi động bởi những yếu tố tâm thần (stress, xúc cảm, trái ý). Một số thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân khởi động cơn nhức nửa đầu, do đó trong một số trường hợp căn nguyên của bệnh có thể là dị ứng (“đau nửa đầu dị ứng”)

Triệu chứng

Phụ nữ mắc chứng đau nửa đầu nhiều gấp đôi nam giới. Bệnh thường khởi phát ở lứa tuổi vị thành niên.

ĐAU NỬA ĐẦU THÔNG THUỜNG (KHÔNG CÓ TIỀN CHỨNG)

  • Tiền triệu: rối loạn tâm tính, buồn nôn, nôn, tính chất lặp lại của những tiền triệu này cho phép dự đoán cơn sắp xảy ra.
  • Cơn đau nửa đầu:thường bắt đầu vào gần sáng hoặc không có giờ nhất định. Đau đầu có những đặc tính:

+ Đau một nửa bên đầu, nhưng đau có thể thay đổi ở bên này hoặc bên kia tuỳ từng cơn.

+ Đau thành nhịp;

+ Đau tăng khi cử động;

+ Đau kèm theo buồn nôn và/hoặc nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động;

Đau lên tới đỉnh điểm sau 2-4 giờ và có thể kéo dài từ 4 đến 72 giờ (tối 2-3 ngày)

Tần suất của các cơn thường là 1-4 cơn trong mỗi tháng.

ĐAU NỬA ĐẦU CÓ TIỀN CHỨNG (“KÈM THEO”)

  • Tiền chứng cảm giác:cảm giác kiến bò ở một bên mặt, một bàn tay, một nửa bên của lưỡi.
  • Tiền triệu vận động:mất lời, liệt nhẹ nửa người hoặc liệt nửa người thoáng qua.

Cơn đau đầu sẽ tiếp theo các tiền chứng sau một khoảng chống khoảng dưới 60 phút.

CƠN ĐAU NỬA ĐẦU NHÃN KHOA (bệnh Moebius): đau nửa đầu kèm theo liệt các cơ vận nhãn một bên, thường là liệt các cơ do dây thần kinh số III chi phôi, liệt mắt xuất hiện vào cuối cơn và hết đi sau một vài tuần.

CƠN ĐAU NỬA ĐẦU MẠCH NỀN: đau một nửa bên đầu và rối loạn thị giác có thể dẫn tối mù trung ương (mù vỏ não), chóng mặt, ù tai và thất điều tiểu não.

NHỮNG THỂ ĐAU NỬA ĐẦU KHÁC: trạng thái động kinh đau nửa đầu (nhức đầu liên tục hoặc liên tiếp), đau nửa đầu khi sinh hoạt tình dục, “đau nửa đầu không phải migraine” (rối loạn thị giác, cảm giác, hoặc vận động kịch phát nhưng không nhức đầu).

Xét nghiệm cận lâm sàng

Chụp X quang hộp sọ, điện não đồ, chụp cắt lớp vi tính, soi đáy mắt và xét nghiệm dịch não tuỷ, tất cả đều bình thường.

Chẩn đoán phân biệt: chẩn đoán bệnh đau nửa đầu phải dựa vào tiền sử bệnh. Trong những thể không điển hình hoặc có kèm theo liệt nhẹ, tất cả những nguyên nhân khác gây ra nhức đầu (xem từ này) đều phải xem xét đến, đặc biệt là đau mạch máu ở mặt.

Điều trị (xem: thuốc chống đau nửa đầu)

ĐIỀU TRỊ CƠN ĐAU NỬA ĐẦU

  • Cơn nhẹ: nằm nghỉ trong phòng yên lặng và tôi; cho paracetamol, aspirrin hoặc một thuốc chống viêm không
  • Cơn nặng:

+ Tartrat ergotamin (thường hay phối hợp với cafein): 1 đến 2 mg ngay từ khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Nếu cơn vẫn tiếp diễn, có thể cho tiếp liều như trên sau nửa giờ. Liều tối đa trong 24 giờ là 6 mg và trong một tuần là 12 mg. Cho thuốc theo đường trực tràng tốt hơn so với đường uổng. Trong trường hợp bị nôn thì cho thêm thuốc chống nôn (ví dụ metoclopramid 10 mg)

+ Dihydroergotamin cũng có tác dụng như ergotamin khi cho bằng đường khí dung qua mũi.

+ Sumatriptan tiêm dưới da dành cho những thể nặng và kháng thuốc.

+ Đối với những cơn kéo dài trong thời kỳ có thai, chỉ điều trị trong giới hạn là dùng paracetamol.

ĐIỀU TRỊ LÂU DÀI BỆNH ĐAU NỬA ĐẦU GÂY TÀN PHẾ: khi những cơn đau hay xảy ra (trên 2 cơn với cường độ mạnh hoặc 5 cơn với cường độ trung bình mỗi tháng), thì người ta đề nghị dùng thuốc chẹn beta (propranolol) để ngừa cơn. Những thuốc khác cho kết quả thay đổi: thuốc chẹn kênh calci (flunarizin), methysergid (không dùng kéo dài tới 6 tháng vì nguy cơ gây xơ hoá sau phúc mạc) dihydroergotamin uống, pizotifen, thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin, clomipramin).

0/50 ratings
Bình luận đóng